Kế thừa về tài sản: 1 Năm 1945:

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ THỪA QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ (Trang 42 - 45)

3.1. Năm 1945:

Kế thừa toàn bộ tài sản trong phạm vi lãnh thổ khi giành độc lập, và tài sản ở nước ngoài có nguồn gốc từ Việt Nam.

Khi đánh đuổi được thực dân đô hộ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kế thừa toàn bộ tài sản còn lại trong phạm vi lãnh thổ là thuộc địa mà không được đòi Pháp phải trả lại những gì mà Pháp đã khai thác, lấy đi của Việt Nam trong thời gian đô hộ. Đồng thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kế thừa toàn bộ tài sản trong phạm vi lãnh thổ thuộc chủ quyền của triều đình phong kiến và tài sản ở nước ngoài có nguồn gốc từ lãnh thổ này.

Vấn đề tài sản được nói đến trong Sắc lệnh của chủ tịch nước số ngày 3 tháng 10 năm 1945- Chủ tịch lâm thời chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam: “Nay bãi bỏ tất cả các công sở và các cơ quan trước thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương (các Sở lớn chung cho toàn hạt Đông Dương và các Sở phụ thuộc Phủ Toàn quyền) đã thiết lập hoặc ở Hà Nội, hoặc ở Sài Gòn, hoặc ở Đà Lạt, hoặc ở các nơi khác thuộc địa hạt Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ nước Việt Nam.

Những bất động sản và động sản (dinh thự, nhà cửa, của cải, đồ đạc, hàng hoá, khí cụ, tài liệu, đồ dùng phòng giấy, v.v...) của tất cả những công sở kể trên đều phải giữ nguyên vẹn và chuyển giao, cùng với những nhân viên hiện tòng sự tại đấy, sang các Bộ của Chính phủ lâm thời Việt Nam…”

Trên thực tế, khi rút quân khỏi Việt Nam quân Pháp đã phá hoại nhiều công trình, tài sản quan trọng. Chẳng hạn, khi lực lượng cách mạng vào tiếp quản Ngân hàng thì chỉ còn 1 triệu đồng tiền Đông Dương rách nát.

3.2. Năm 1975:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được kế thừa toàn bộ lãnh thổ từ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Trước hết chúng ta hãy xem xét việc giải quyết quyền kế thừa sau khi giải phóng miền Nam Việt Nam, vấn đề này được ghi nhận trong một số văn bản pháp lý của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.Ví dụ:

Tuyên bố ngày 30-4-1975 của Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về quyền thu hồi tất cả tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam ở nước ngoài có ghi: “Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố tất cả tài sản ở miền Nam Việt Nam cũng như ở nước ngoài, những bất động sản, tiền tệ, vàng bạc, các phương tiện giao thông v.v… trước thuộc chính quyền Sài Gòn từ nay thuộc về nhân dân miền Nam Việt Nam và do Chính phủ lâm cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý. Đây là

quyền kế thừa về tài sản bất khả xâm phạm của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được pháp luật quốc tế công nhận”.

Hoặc trong tuyên bố ngày 1-5-1975 về vấn đề các cơ quan đại diện của chính quyền Sài Gòn cũ ở nước ngoài có ghi: “Toàn bộ tài sản của các cơ quan đó, kể cả hồ sơ, tài khoản ngân hàng, nhà cửa, phương tiện vận chuyển v.v… là tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý tất cả hồ sơ, tư liệu và tài sản đó”.

4.Kế thừa quy chế thành viên:

Khi các nước Đồng minh thành lập LHQ với khoá họp đầu tiên ngày 10 tháng 1 năm 1946 tại London, ngày 14 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhân danh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nộp đơn xin gia nhập LHQ. Do tương quan lực lượng tại LHQ và trên thực tế khi đó Việt Nam chưa được nước nào trên thế giới công nhận nên việc gia nhập LHQ chưa thể thực hiện được.

Việt Nam tiếp tục đấu tranh tự giải phóng. Với “thắng lợi Điện Biên chấn động địa cầu”, Việt Nam đã giành được độc lập, giải phóng một nửa đất nước, đồng thời góp phần làm tan rã chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho hàng loạt các nước khác được “trao trả độc lập” theo Nghị quyết 1514 của Đại Hội đồng LHQ. Năm 1960 được gọi là “Năm Châu Phi” với 16 nước châu Phi được trao trả độc lập và tham gia LHQ . Trong khi đó Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranh kiên cường với sách lược sáng suốt “đánh cho Mỹ cút, Nguỵ nhào”, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và chính thức gia nhập LHQ, điều mà Bác Hồ từ rất sớm đã mong muốn “đưa Việt Nam sánh vai cùng cường quốc 5 châu”.

9 giờ sáng ngày 20 tháng 9 năm 1977, lễ thượng cờ Việt Nam được chính thức tổ chức tại cửa chính trụ sở LHQ. Chủ tịch Đại Hội đồng, Tổng Thư ký LHQ, đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dẫn đầu cùng đại diện Việt kiều và bạn bè Mỹ đã dự buổi lễ. Đúng như dư luận quốc tế đã thừa nhận, Việt Nam đã vào LHQ “bằng cổng trước” ,trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc và cho đến ngày nay Việt Nam vẫn là thành viên.

Ngày 8 – 9 – 1954, 8 nước Australia, Pháp, Anh, New Zealand, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Mĩ đã kí kết tại Manila (thủ đô Philippin) cái gọi là “Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á” và thành lập “Tổ chức hiệp ước phòng thủ tập

thể Đông Nam Á” (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO). SEATO là một liên minh chính

trị - quân sự do đế quốc Mĩ cầm đầu, được lập ra sau thất bại của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương năm 1954, nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng dâng cao ở Đông Nam Á, đặc biệt là chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đang ngày càng lan rộng ở khu vực này. Trong cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương (1954 – 1975) SEATO đã trở thành chỗ dựa cho việc thực hiện những ý đồ chiến lược chính trị, quân sự của đế quốc Mĩ. Mĩ đã đưa Việt Nam Cộng Hòa vào làm thành viên của khối SEATO. Năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam lên tiếp quản miền Nam, từ bỏ tư cách thành viên và rút khỏi tổ chức này.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ THỪA QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w