Quá trình phát triển các quy định của pháp luật về quyền hạn,

Một phần của tài liệu Quyền hạn, trách nhiệm của chủ tọa phiên tòa trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 27)

8. Bố cục của đề tài

1.5. Quá trình phát triển các quy định của pháp luật về quyền hạn,

nhiệm của CTPT trong tố tụng hình sự Việt Nam

1.5.1. Giai đoạn sau khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến khi Hiến pháp năm 1959 được ban hành

Trong bối cảnh Nhà nƣớc công nông vừa mới ra đời và cuộc kháng chiến lâu dài của đất nƣớc, việc truy tố và xét xử các vụ án hình sự trong giai đoạn này chủ yếu do các Tòa án tiến hành. Các Tòa án quân sự, các Tịa án binh khơng phải là các cơ quan thƣờng trực, mà là Tòa án sự việc, đƣợc hình thành để xét xử từng vụ án cụ thể. Hơn nữa, pháp luật tố tụng hình sự giai đoạn này cịn rất sơ sài… Cho nên, có rất ít văn bản pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của ngƣời tiến hành tố tụng nói chung và của CTPT nói riêng. Các quy định pháp luật nói Chánh án là nói đến CTPT. Vì vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của ngƣời tiến hành tố tụng đƣợc đề cập hoàn toàn là nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng.

Trong giai đoạn này, các quy định pháp luật có liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm của CTPT về cơ bản có các văn bản sau:

- Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945 (do Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam ký) thành lập các Tòa án quân sự, đánh dấu sự ra đời của hệ thống tòa án ở nƣớc ta. “Tòa án xét xử một cấp, bản án, quyết định đƣợc thi hành ngay sau khi tuyên án, trừ ngƣời bị kết án tử hình có quyền làm đơn xin chủ tịch nƣớc ân giảm”.(10).

- Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức Tòa án (các Tòa án thƣợng thẩm ở cấp kì, ở mỗi kì có một tịa thƣợng thẩm; các tịa án đệ nhị cấp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; các tòa án sơ cấp ở các quận, huyện, châu, phủ) và các ngạch Thẩm phán (có hai ngạch Thẩm phán, đó là, ngạch sơ cấp và đệ nhị cấp. Thẩm phán sơ cấp làm việc ở Tòa sơ cấp, Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở Tòa đệ nhị cấp và Tòa thƣợng thẩm. Các Thẩm phán chia làm hai loại là Thẩm phán buộc tội và Thẩm phán xử án. Thẩm phán ở Tòa đệ nhị cấp và Tòa thƣợng thẩm do chủ tịch nƣớc bổ nhiệm, Thẩm phán ở Tòa sơ cấp do Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp bổ nhiệm).

- Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 về ấn định thẩm quyền của Tòa án và sự phân công giữa các thành viên trong Tịa án. Từ đây, vị trí, vai trị của Thẩm phán dần đƣợc khẳng định và giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động xét xử của Tòa án.

- Ngày 22/5/1950 Chủ tịch nƣớc ký Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tƣ pháp và luật tố tụng, trong đó quy định Tịa án sơ cấp gọi là TAND huyện, Tòa án đệ nhị cấp gọi là TAND tỉnh, Hội đồng phúc án gọi là Tòa phúc thẩm.

(10) Điều 3 Sắc lệnh số 33 ngày 13/9/1945 của Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa về việc

Về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của CTPT cũng đƣợc quy định sơ sài và trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhƣng về cơ bản có các quy định sau:

Đối với Tòa án sơ cấp, Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về tổ chức của Tòa án và ngạch Thẩm phán quy định: “Mỗi tuần lễ, ít ra phải có hai phiên tịa cơng khai: một phiên hộ và một phiên hình. Tại phiên tịa, Thẩm phán xét xử một mình, lục sự giữ bút ký, lập biên bản án từ”(11).

Đối với Tòa án đệ nhị cấp, Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 của Chủ tịch Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc ấn định thẩm quyền các Tịa án và sự phân cơng giữa các nhân viên trong Tịa án, có quy định:

Ông chánh án chủ tọa những phiên tịa cơng khai và xử những vụ kiện mà ông đã thụ lý theo luật hiện hành. Ơng có nhiệm vụ điều khiển cuộc thẩm vấn và bảo vệ trật tự phiên tịa. Ơng chánh án điều khiển và kiểm sốt công việc các thẩm phán xử án và dự thẩm trong tịa án. Ơng có thể uỷ thác các ông thẩm phán xử án một phần những vụ kiện mà ông đã thụ lý. Tuy thế, các thẩm phán và dự thẩm đƣợc tự do định đoạt trong các việc xét xử thuộc phạm vi của mình.(12)

Về nguyên tắc xử án, Sắc lệnh 13 quy định: “Mỗi Thẩm phán xử án, quyết định theo pháp luật và lƣơng tâm của mình, khơng quyền lực nào đƣợc can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xử án”(13).

Về quyết định tội danh và hình phạt, Sắc lệnh số 13 quy định: “Ông Chánh án phải hỏi ý kiến các Phụ thẩm về tội trạng các phạm nhân và về hình phạt, rồi tự mình quyết định”(14).

Nhƣ vậy, trong giai đoạn này, tuy những quy định về quyền hạn, trách nhiệm của CTPT còn rất sơ khai nhƣng cũng đã cho thấy vị trí, vai trị quan trọng của Thẩm phán, Chánh án với tƣ cách là CTPT trong việc xét xử các vụ án hình sự. Thẩm phán, Chánh án đƣợc tiếp cận trƣớc với hồ sơ vụ án, là ngƣời điều khiển phiên tòa, chủ động thực hiện các hoạt động tố tụng tại phiên tòa và là ngƣời quyết định tội danh và hình phạt.

1.5.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến trước khi ban hành BLTTHS năm 1988

(11) Điều 10 Sắc lệnh số 13 ngày 23/01/1946 của Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hịa về

việc tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán (sau đây gọi tắt là Sắc lệnh số 13).

(12) Điều 17 Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 của Chủ tịch Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân cơng giữa các nhân viên trong Tịa án.

(13) Điều 50, Sắc lệnh số 13.

Đây là thời kỳ ghi nhận sự phát triển mạnh của hoạt động lập pháp và hành pháp, với sự ra đời của nhiều đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng hình sự, trong đó quan trọng nhất là các văn bản nhƣ: Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức TAND năm 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 1960, Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND năm 1981, Sắc lệnh số 01/SL/76 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, các bản đề án về trình tự xét xử sơ thẩm, phúc thẩm năm 1964 và đƣợc thay thế bằng Bản hƣớng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm, phúc thẩm về hình sự ban hành kèm theo Thơng tƣ số 16/TATC ngày 27/9/1974, ...

Trong giai đoạn này do Nhà nƣớc ta chƣa ban hành BLTTHS nên nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của CTPT chƣa đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng và CTPT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên cơ sở kế thừa những quy định của pháp luật tố tụng hình sự trƣớc đó và chủ yếu căn cứ vào các bản đề án về trình tự xét xử sơ thẩm, phúc thẩm để giải quyết, xét xử vụ án hình sự.

1.5.3. Quy định của BLTTHS năm 1988

BLTTHS năm 1988 là Bộ luật đầu tiên pháp điển hố các quy định của pháp luật trƣớc đó về trình tự, thủ tục tố tụng đối với việc giải quyết vụ án hình sự; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của các cơ quan tiến hành tố tụng; về quyền, nghĩa vụ tố tụng của những ngƣời tham gia tố tụng.

BLTTHS năm 1988 kế thừa pháp luật TTHS trƣớc đó về thẩm quyền của những ngƣời tiến hành tố tụng. Trong BLTTHS chƣa có điều luật quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời tiến hành tố tụng nói chung và của CTPT nói riêng. CTPT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quá trình giải quyết vụ án chủ yếu căn cứ vào trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự đã đƣợc BLTTHS năm 1988 quy định cụ thể. Đồng thời, BLTTHS năm 1988 cũng khơng có điều luật quy định về trách nhiệm của CTPT và cũng khơng có những quy định về khiếu nại, tố cáo đối với những hành vi, quyết định của những ngƣời tiến hành tố tụng nói chung và của CTPT nói riêng.

1.5.4. Quy định của BLTTHS năm 2003

Kế thừa những quy định của pháp luật TTHS trƣớc đó và tiếp nhận những tƣ tƣởng, quan điểm mới về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta, BLTTHS năm 2003 đã hoàn thiện một bƣớc đáng kể các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của ngƣời tiến hành tố tụng nói chung và của CTPT nói riêng.

Lần đầu tiên trong BLTTHS nƣớc ta có những điều luật quy định tập trung, cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những ngƣời tiến hành tố tụng nói

chung và của Thẩm phán CTPT nói riêng. BLTTHS năm 2003, tại Điều 39, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán và Thẩm phán đƣợc phân công CTPT nhƣ sau:

“1. Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trƣớc khi mở phiên tòa; b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự;

c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐXX;

d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án.

2. Thẩm phán đƣợc phân cơng CTPT, ngồi những nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc quy định tại khoản 1 Điều này cịn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này;

b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Quyết định đƣa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; d) Quyết định triệu tập những ngƣời cần xét hỏi đến phiên tòa;

đ) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án.

3. Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tịa, Phó Chánh tịa Tịa phúc thẩm TAND tối cao có quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận ngƣời bào chữa.

4. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những hành vi và quyết định của mình”.

Đồng thời với các quy định nêu trên, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của CTPT còn đƣợc quy định ở các điều luật thuộc các giai đoạn tố tụng cụ thể trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. BLTTHS trên cơ sở quy định trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng trong các giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, thì có quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm tƣơng ứng của CTPT và đƣợc lồng ghép vào các quy định đó. Do đó, CTPT ngồi việc phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 39 BLTTSH còn phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đƣợc quy định cụ thể tại các điều luật quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự trong các giai đoạn khác nhau.

Ngồi ra, BLTTHS 2003 cịn có sự phân biệt ở một mức độ nhất định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm chung với nhiệm vụ, quyền hạn trong tiến hành tố tụng đối với từng vụ án hình sự cụ thể của Chánh án, Phó Chánh án Tịa án. Đây là cơ sở pháp

lý quan trọng cho hoạt động tố tụng và xác định trách nhiệm của những ngƣời tiến hành tố tụng đối với hoạt động xét xử.

Lần đầu tiên, BLTTHS có chƣơng quy định về khiếu nại, tố cáo, tạo cơ sở pháp lý cho ngƣời tham gia tố tụng cũng nhƣ cơng dân có cơng cụ pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; cơ sở pháp lý để giải quyết nhanh chóng, kịp thời các khiếu nại, tố cáo, giải quyết kịp thời vụ án hình sự, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; là điều kiện để nâng cao trách nhiệm của ngƣời tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự.

1.6. Một số nội dung của pháp luật một số nƣớc trên thế giới về quyền hạn, trách nhiệm của CTPT trong tố tụng hình sự

1.6.1. Một số nội dung của pháp luật Liên bang Nga về quyền hạn, trách nhiệm của CTPT và hướng áp dụng cho pháp luật Việt Nam

Liên bang Nga là một quốc gia có mơ hình tố tụng hình sự đƣợc cải biến từ nền tố tụng hình sự thẩm vấn kết hợp, tiếp thu những nội dung cơ bản, tiến bộ nhất của tố tụng hình sự tranh tụng phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nƣớc Nga thời kỳ đổi mới. Theo quy định của BLTTHS Liên bang Nga “Việc xét xử vụ án hình sự do Hội đồng hoặc do một Thẩm phán tiến hành xét xử” và “Trong trƣờng hợp việc xét xử do Hội đồng gồm 3 thẩm phán Tòa án liên bang thẩm quyền chung tiến hành, thì một Thẩm phán làm CTPT”(15)

.

Trong giai đoạn trƣớc khi mở phiên tịa, “Thẩm phán có quyền ra quyết định chuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền”(16)

và “ra quyết định tạm giam đối với ngƣời bị tình nghi hoặc bị can”(17); đồng thời “Thẩm phán cũng có thẩm quyền thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn”(18)

.

Tham chiếu với pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cho thấy, mặc dù pháp luật tố tụng hình sự Việt nam cũng quy định cho Thẩm phán đƣợc phân cơng CTPT có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, nhƣng ngoại trừ biện pháp tạm giam. Đồng thời có nhiều quyền hạn về mặt tố tụng liên quan đến việc giải quyết vụ án cụ thể nhƣ: chuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền; quyết định xử lý vật chứng; cấp, thu hồi giấy chứng nhận ngƣời bào chữa, .... không đƣợc quy định cho CTPT.

Trong nội quy phiên tòa đƣợc quy định trong BLTTHS Liên bang Nga có quy định cụ thể “Những ngƣời tham gia xét xử cũng nhƣ những ngƣời khác có mặt tại

(15) Điều 30 BLTTHS Liên bang Nga.

(16)

Điều 34 BLTTHS Liên bang Nga.

(17) Điều 108 BLTTHS Liên bang Nga.

phòng xử án khi phát biểu tại Tòa án phải dùng từ "Kính thƣa Q tịa", cịn khi nói với Thẩm phán thì dùng từ "Thƣa Q ngài tơn kính"”(19).

Tham chiếu với nội quy phiên tịa đƣợc quy định trong BLTTHS Việt Nam cho thấy, nội quy phiên tòa ở nƣớc ta chƣa quy định cụ thể về cách xƣng hơ tại phiên tịa. Nghiên cứu vấn đề này tác giả thấy rằng, nội quy phiên tòa là cơ sở pháp lý để duy trì kỷ luật tại phiên tịa, do đó, các vấn đề về văn hố ứng xử tại phiên tịa cần thiết phải đƣợc quy định trong nội quy phiên tịa. Vì vậy, tác giả đề nghị tiếp thu quy định này của pháp luật Liên bang Nga để bổ sung thêm các vấn đề về văn hố ứng xử tại phiên tịa trong nội quy phiên tịa của pháp luật tố tụng hình sự nƣớc ta.

BLTTHS Liên bang Nga quy định: “Việc điều tra tại tòa án đƣợc bắt đầu bằng việc công tố viên công bố lời buộc tội đối với bị cáo, đối với những vụ án tƣ tố thì đƣợc bắt đầu bằng việc tƣ tố viên công bố lời buộc tội”(20)

. Khoản 2 Điều 207 BLTTHS 2003 quy định: “Khi xét hỏi từng ngƣời, CTPT hỏi trƣớc rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự...”.

Nghiên cứu vấn đề này tác giả thấy rằng, xuất phát từ việc chức năng buộc tội là chức năng phát sinh đầu tiên, trên cơ sở đó mới phát sinh chức năng bào chữa và chức năng xét xử, do đó, việc xét hỏi tại phiên tịa cũng phải bắt đầu từ cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Quyền hạn, trách nhiệm của chủ tọa phiên tòa trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)