Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền quyết định áp dụng, thay đổi,

Một phần của tài liệu Quyền hạn của thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 56)

đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cƣỡng chế của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa

 Vướng mắc về thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn

chặn không phải biện pháp tạm giam

Theo quy định tại Điều 44, Điều 45 BLTTHS về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Điều 278 BLTTHS, sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tịa án quyết định.

Như vậy, BLTTHS đã có sự phân định rõ về thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:

 Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ

biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam.

 Chánh án, Phó Chánh án Tịa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ

biện pháp tạm giam, mà không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khác không phải tạm giam.

Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, vẫn cịn tồn tại trường hợp Chánh án/Phó Chánh án ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khác không phải tạm giam. Thể hiện sự “lấn sân” của Chánh án/Phó Chánh án đối với thẩm quyền của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và vi phạm các quy định của BLTTHS về thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Chẳng hạn theo Lệnh cấm đi khỏi nơi cƣ trú Số 29/2020/HSST-LCCT ngày 07/8/2020

của TAND TX La Gi tỉnh Bình Thuận đã áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi

cư trú đối với bị can Bùi Mai Thi do Chánh án Tòa án nhân dân TX La Gi tỉnh Bình Thuận Từ Quốc Thái Bình kí, theo quan điểm của tác giả việc ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú Chánh án Tòa án nhân dân TX La Gi tỉnh Bình Thuận chưa đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 44, Điều 278 BLTTHS, và theo Điều 45 BLTTHS, khoản 1 Điều 278 BLTTHS thì thẩm quyền áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Bùi Mai Thi phải thuộc về thẩm quyền của Thẩm phán chủ tọa phiên tịa.

Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn rút kinh nghiệm để thực hiện đúng thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, đảm bảo quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa theo đúng các quy định của BLTTHS.

 Vướng mắc về thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp

tạm giam

Trong số các biện pháp ngăn chặn, biện pháp được các Tòa án áp dụng nhiều nhất đó là biện pháp tạm giam để đảm bảo cơng tác xét xử và thi hành án.

Khi thụ lý vụ án, sau khi xem xét nội dung tính chất vụ án, thơng thường, Tịa án thường giữ nguyên biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo đã được áp dụng trong giai đoạn trước đó; nếu bị cáo đang bị tạm giam thì Tồ án để đảm bảo việc xét xử và thi hành án tiếp tục ra lệnh tạm giam theo thời hạn mà pháp luật cho phép, nếu là loại tội đặc biệt nghiêm trọng thì Tịa án ra lệnh tạm giam bị

cáo 3 tháng 15 ngày, nếu loại tội rất nghiêm trọng thì Tịa án ra lệnh tạm giam bị cáo 2 tháng 15 ngày; nếu loại tội nghiêm trọng thì Tịa án ra lệnh tạm giam bị cáo 2 tháng; nếu tội phạm ít nghiêm trọng thì Tòa án ra lệnh tạm giam bị cáo 1 tháng 15 ngày; nếu bị cáo đang được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thì Tịa án xem xét nếu bị cáo khơng gây cản trở, khó khăn cho cơng tác xét xử, thi hành án thì Tịa án khơng thay đổi biện pháp ngăn chặn mà giữ nguyên biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đã áp dụng đối với bị cáo; tương tự như vậy, biện pháp Bảo lĩnh hay Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo cũng thường được Tòa án giữ nguyên nếu các biện pháp này đã được áp dụng đối với bị cáo ở giai đoạn trước đó.

Thơng thường, sau khi thụ lý vụ án, Chánh án hoặc Phó Chánh án được ủy quyền sẽ giao hồ sơ đó cho một Thẩm phán. Sau khi được phân cơng, Thẩm phán đó có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ hồ sơ và xem xét biện pháp ngăn chặn nào là phù hợp với bị cáo, nếu bị cáo đang bị tạm giam thì xem xét việc tiếp tục tạm giam có cần thiết đối với bị cáo hay không, hay với hành vi, mức độ phạm tội của bị cáo cũng như nhân thân của bị cáo có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn đó, cho bị cáo đó tại ngoại hay không. Trong trường hợp, nếu Tòa án nhận được đơn đề nghị của gia đình bị cáo xin bảo lãnh cho bị cáo được tại ngoại, Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án đó sau khi xem xét hồ sơ có thể đề nghị người có thẩm quyền ký quyết định huỷ bỏ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị cáo đó và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị cáo hoặc áp dụng biện pháp Bảo lĩnh đối với bị cáo. Tuy nhiên việc thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại chủ yếu được áp dụng tại các Toà án cấp huyện (điều này phụ thuộc vào thẩm quyền xét xử, Tòa án cấp huyện thường xét xử đối với các loại án ít nghiêm trọng), tại Tồ án tỉnh Bình Thuận việc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn là tạm giam là rất hạn chế, một mặt do tính chất vụ án được giải quyết tại cấp tỉnh thường phức tạp, mang tính chất nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số tội các bị cáo dù có hành vi đơn giản, nhân thân tốt (như: tội trộm cắp tài sản do người bị hại là người nước ngoài nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án tỉnh) nhưng khơng được tại ngoại dù gia đình bị cáo có đơn bảo lãnh cho bị cáo, có thể nói đây là một quy định khá tuỳ nghi nên các Toà án áp dụng cũng được, không áp dụng cũng được, dẫn

đến gây thiệt thòi cho các bị cáo; đối với biện pháp đặt tiền, tài sản thì gần như khơng có Tồ án nào áp dụng.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy có những vụ án Thẩm pháp chủ tọa phiên tọa chưa nghiên cứu hồ sơ, thậm chí chưa có quyết định phân cơng Thẩm phán thì Chánh án, hoặc Phó Chánh án đã ra quyết định tạm giam bị can.

Chẳng hạn trong vụ án Lê Hoàng Huynh, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Công Tiến, Nguyễn Hữu Tặng phạm tội “sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan tổ chức”: Ngày 25/1/2010 TAQS Khu vực 1 Quân

khu 7 mới nhận hồ sơ vụ án và Cáo trạng. Tuy nhiên, cũng ngay trong ngày 25/01/2010 Chánh án TAQS Khu vực 1 Quân khu 7 đã ra Lệnh tạm giam Lê Hoàng Huynh, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Công Tiến, Nguyễn Hữu Tặng với thời hạn 45 ngày. Đến ngày 26/01/2010 Chánh án TAQS Khu vực 1 Quân khu 7 mới có quyết định phân cơng Thẩm phán Nguyễn Hồng Phong giải quyết, xét xử vụ án hình sự.

Như vậy, với thời gian và các quyết định tố tụng như trên, rõ ràng Thẩm phán chủ tọa phiên tịa khơng có sự nghiên cứu hồ sơ vụ án, khơng có đề xuất áp dụng biện pháp tạm giam với những căn cứ tạm giam theo quy định của pháp luật (phân công Thẩm phán sau khi có Lệnh tạm giam), Chánh án TAQS Khu vực 1 Quân khu 7 đã ra Lệnh tạm giam “để đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án” cùng thời điểm nhận hồ sơ vụ án và Cáo trạng thì khả năng rất lớn là chưa nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án, chưa xác định chính xác bị can có cần áp dụng biện pháp tạm giam hay khơng (có đủ căn cứ để tạm giam không).

Tương tự trong vụ án trên, trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy hàng loạt Quyết định tạm giam có ngày kí cùng một ngày thụ lý hồ sơ vụ án, chẳng hạn như:

 Quyết định tạm giam bị can Lê Văn Mẫn, Số 97/2019/HSST-QĐTG

ngày 27/11/2019 của TAND huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, có ngày thụ lý vụ án là ngày 27/11/2019.

 Quyết định tạm giam bị can Huỳnh Ngọc Hòa, Số 18/2020/HSST-

QĐTG ngày 13/3/2020 của TAND huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, có ngày thụ lý vụ án là ngày 13/3/2020.

 Quyết định tạm giam bị can Huỳnh Văn Hùng, Số 27/2020/HSST-

QĐTG ngày 13/3/2020 của TAND TX La Gi, tỉnh Bình Thuận, có ngày thụ lý vụ án là ngày 13/3/2020.

 Quyết định tạm giam bị can Nguyễn Văn Tôi, Số 35/2020/HSST-QĐTG

ngày 13/7/2020 của TAND huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, có ngày thụ lý vụ án là ngày 13/7/2020.

Do đó, tác giả cho rằng trong trường hợp này cần quy định thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam thuộc về Thẩm phán chủ tọa phiên tịa – người được phân cơng nghiên cứu hồ sơ vụ án, thực hiện việc xét xử.

2.3. Kiến nghị hoàn thiện

Thứ nhất, để khắc phục trường hợp Chánh án/Phó Chánh án ra quyết định

áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khác không phải tạm giam, thể hiện sự “lấn sân” của Chánh án/Phó Chánh án đối với thẩm quyền của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và vi phạm các quy định của BLTTHS về thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Tác giả cho rằng các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn rút kinh nghiệm để thực hiện đúng thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, đảm bảo quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa theo đúng các quy định của BLTTHS.

Thứ hai, về thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam:

Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã hướng dẫn về trường hợp này, cụ thể là:

Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa cần kiểm tra ngay các tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp ngăn chặn, để quyết định như sau:

- Đối với bị can đang bị tạm giam mà khi thời hạn tạm giam gần hết (thời hạn tạm giam cịn lại khơng q 5 ngày) và xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can thì đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Tịa án ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này được tính kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và

không được quá 45 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 03 tháng 15 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Đối với bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đang cịn, thì khi thời hạn tạm giam gần hết (thời hạn tạm giam còn lại không quá 5 ngày) cần phải xem xét có cần thiết tiếp tục tạm giam nữa hay không. Nếu xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can (hoặc bị cáo, nếu đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử) thì đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Tịa án ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này được tính kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó và khơng được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 277 của BLTTHS và được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2.1 mục 1 Phần I của Nghị quyết này trừ đi thời hạn bị can (hoặc bị cáo) bị tạm giam, kể từ ngày Tòa án nhân hồ sơ vụ án.

- Đối với bị can đang được tại ngoại, nếu sau khi nhận hồ sơ vụ án hoặc trong thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án xét thấy cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ, thì đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Tịa án ra lệnh bắt và tạm giam ngay. Trong trường hợp này, “Lệnh bắt và tạm giam” phải ghi rõ: “Thời hạn tạm giam tính từ ngày bắt để tạm giam cho đến ngày… tháng… năm…” (ghi ngày, tháng, năm kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm).

- Trong trường hợp phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu khi gần hết thời hạn tạm giam (cịn lại khơng quá 5 ngày) và xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam, thì Chánh án Tịa án có quyền ra lệnh tạm giam tiếp. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này không quá thời hạn được gia hạn để chuẩn bị xét xử quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 277 của BLTTHS.

- Trường hợp Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định của BLTTHS hoặc khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa nếu bị can đang bị tạm giam, thì đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam và trả tự do ngay cho bị can, nếu họ không bị giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Đối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu đến ngày mở phiên tịa hoặc trong q trình xét xử thời hạn tạm giam đã hết, thì trước khi thời hạn tạm giam gần

hết (còn lại không quá 5 ngày), Thẩm phán được phân công chủ tòa phiên tòa phải đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm gia trước đó và cho đến khi kết thúc phiên tịa.

Như vậy, theo hướng dẫn Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP thì việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử dựa trên đề nghị của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tịa để Chánh án hoặc Phó Chánh án được ủy quyền quyết định. Tuy nhiên, tác giả cho rằng quy định trên chưa hợp lý vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, Thẩm phán khi được phân cơng xét xử vụ án hình sự làm việc

độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 23 BLTTHS). Do đó, khi được phân cơng xét xử vụ án hình sự, Thẩm phán chủ tọa phiên tịa cần có tồn quyền quyết định các vấn đề của vụ án và tự mình chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ không phải báo cáo, đề nghị và chịu sự can thiệp từ Chánh án/Phó Chánh án. Quy định này sẽ ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán.

Thứ hai, thực tiễn qua các vụ án đã phân tích cho thấy khi căn cứ vào thời

điểm tiếp nhận hồ sơ vụ án và thời điểm Chánh án/Phó Chánh án ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giam có thể trong cùng một ngày, kể cả trong trường hợp chưa phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Điều này thể hiện một khả năng là người ra quyết định (Chánh án/Phó Chánh án) chưa nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án để xác định có đủ căn cứ để tạm giam bị can hay khơng, do đó trong các Quyết định tạm giam đều ghi lý do là “Xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can để đảm

bảo cho việc giải quyết vụ án”. Mặc dù nội dung này thực hiện theo Mẫu số 04-

HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), nhưng lý do tạm giam

Một phần của tài liệu Quyền hạn của thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)