Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CÂU HỎI PHÁT VẤN KHI DẠY BÀI 17: “CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ” SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 (Trang 53 - 71)

17 “CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ”

3.3. Nội dung thực nghiệm

Tôi tiến hành soạn giáo án có đưa phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát vấn vào bài 17 “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” nhằm nâng cao hiệu quả học tập bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” nói riêng và hiệu quả học tập môn Lịch sử nói chung và tiến hành dạy thử nghiệm ở lớp 5A6(30HS) và lớp 5A2 (30HS) trường Tiểu học Quyết Tâm, lớp 5A1(32HS) và lớp 5A3 (32HS) trường tiểu học Quyết Thắng.

3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm đối chứng

3.5. Tổ chức thực nghiệm

Chọn lớp thực nghiệm theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng đều về độ tuổi, phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức thông qua kết quả học tập trước đó của HS.

Tôi chọn lớp 5A6 và lớp 5A3 làm lớp thực nghiệm, lớp 5A2 và lớp 5A1 làm lớp đối chứng.

Tôi sử dụng giáo án có sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn nhằm giúp HS khai thác đầy đủ nội dung bài học và ghi nhớ sâu sắc nội dung của bài học ở 2 lớp thực nghiệm là 5A6 và 5A3, còn lớp đối chứng là lớp 5A2 và lớp 5A1 sử dụng giáo án dạy bình thường.

3.6. Kết quả thực nghiệm

Tôi đã tiến hành thực nghiệm bằng cách cho HS làm bài kiểm tra * Bài kiểm tra số 1

+ Thời gian: 20 phút

+ Tôi đã cho HS làm 1 bài kiểm tra sau khi dạy xong bài 17: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” nhằm kiểm tra mức độ ghi nhớ kiến thức của HS ở trường tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.

+ Kết quả như sau:

Xếp loại (Điểm) Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số HS Phần trăm (%) Số HS Phần trăm (%) Yếu (0-4) 1 3,33 4 13,33 Trung bình (4-5) 3 10 8 26,67 Khá (7-8) 17 56,67 12 40 Giỏi (9-10) 9 30 6 20

* Bài kiểm tra số 2 + Thời gian: 20 phút

+ Cho HS làm 1 bài kiểm tra sau khi dạy xong bài 17: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” nhằm kiểm tra mức độ ghi nhớ kiến thức của HS ở trường Tiểu học Quyết Thắng – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.

Xếp loại (Điểm) Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số HS Phần trăm (%) Số HS Phần trăm (%) Yếu (0-4) 1 3,125 4 12,5 Trung bình (4-5) 5 15,625 9 28,125 Khá (7-8) 16 50 13 40,625 Giỏi (9-10) 10 31,25 6 18,75

Nhìn vào 2 bảng trên, ta thấy sau khi thực nghiệm kết quả học tập của lớp thực nghiệm ở cả trường trường Tiểu học Quyết Tâm và Tiểu học Quyết Thắng cao hơn hẳn so với lớp đối chứng thể hiện ở chỗ: mức độ đạt điểm khá, giỏi ở cả 2 lớp đều tăng lên, trong khi đó mức điểm trung bình và yếu giảm đáng kể. Cụ thể như sau: mức độ điểm khá tăng từ 40% đến 56,67% (trường Tiểu học Quyết Tâm), từ 40,625% đến 50% (trường Tiểu học Quyết Thắng); mức độ điểm giỏi tăng từ 20% đến 30% (trường Tiểu học Quyết Tâm) và từ 18,75% đến 31,25% (ở trường Tiểu học Quyết Thắng). Trong khi đó mức độ yếu giảm từ 13,33% xuống 3,33% (trường Tiểu học Quyết Tâm), từ 12,5% xuống 3,125% (trường Tiểu học Quyết Thắng); mức độ trung bình giảm từ 26,67% xuống 10% (trường Tiểu học Quyết Tâm), và từ 28,125% xuống 15,625% (ở trường Tiểu học Quyết Thắng).

Trong chương này, tôi tiến hành thực nghiệm thông quá giáo án bài 17: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” có sử dụng câu hỏi phát vấn. Sau khi giảng dạy, tôi cho HS làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ nắm vững bài học của HS. Sau đó, tôi tiến hành phân tích kết quả thực nghiệm và đưa ra kết luận sau:

- Kết quả thực nghiệm của HS ở 2 lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với 2 lớp đối chứng. Tỷ lệ HS đạt điểm khá và điểm giỏi tăng lên rõ rệt.

- Kết quả thực nghiệm đã cho thấy trong giờ học ở lớp thực nghiệm, HS học tập với một tinh thần hào hứng và sôi nổi, HS hăng hái giơ tay phát biểu trả lời các câu hỏi phát vấn của GV đưa ra, mức độ hiểu bài và ghi nhớ bài tăng lên rõ rệt. Thực sự giờ học có sử dụng câu hỏi phát vấn đã đem lại cho HS rất nhiều điều bổ ích, những cảc xúc tích cực.

- Kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ việc sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn trong bài 17: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” đã thực sự đem lại hiệu quả tích cực, lôi cuốn HS tích cực tham gia tìm tòi kiến thức của bài học một cách hăng hái, chủ động, sáng tạo.

TIỂU KẾT

Trong chương 3 này, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên cơ sở sử dụng câu hỏi phát vấn trong quá trình giảng dạy. Tôi đã đưa ra được mục đích thực nghiệm, đối tượng thực nghiệm, phạm vi thực nghiệm, thời gian thực nghiệm, nội dung thực nghiệm một cách chu đáo, cẩn thận. Đây là cơ sở, là tiền đề cho tôi tiến hành phân tích, xử lý số liệu và thu được kết quả thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của vấn đề nghiên cứu mà tôi đã đề ra trong khoá luận này.

Việc xây dựng câu hỏi phát vấn khi dạy bài 17: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” đã thực sự đem lại hiệu quả đối với HS. Các em rất tích cực tham gia xây dựng bài, hiệu quả học tập của giờ học lịch sử được tăng lên rõ rệt. Kết quả thực nghiệm này cũng khẳng định việc sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn trong khi dạy bài 17: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” nói riêng và trong giờ học lịch sử ở Tiểu học nói riêng là vô cùng hữu ích. Chính vì vậy, GV cần ý thức được và có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung bài học, đặc biệt là xây dựng được hệ thống câu hỏi phát vấn phù hợp đối với mỗi bài học lịch sử nhằm phát huy tính tích cực của HS và giúp cho HS thêm yêu thích bộ môn Lịch sử.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Môn Lịch sử đã và đang khẳng định vị trí và tầm quan trọng của nói đối với xã hội. Vì vậy cần chú trọng quan tâm đến việc dạy và học môn Lịch sử, đặc biệt là đổi mới PPDH môn Lịch sử, giúp HS hứng thú và yêu thích bộ môn Lịch sử.

Câu hỏi phát vấn sẽ nâng cao hiệu quả dạy và học trong mỗi tiết lịch sử. Học sinh tính cực học tập một cách say mê, hứng thú, giờ học lịch sử trở nên sinh động, lôi cuốn.

Việc sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn trong dạy học các bài lịch sử sẽ giúp HS đạt được kết quả học tập cao nhất. Đây là hoạt động tương hỗ giữa thầy vò trò nhằm giúp HS độc lập lĩnh hội kiến thức một cách thông minh, vận dụng một cách sáng tạo vào trong học tập cũng như trong cuộc sống. Điều này vô cùng quan trọng và đòi hỏi nhiều công sức của ngành giáo dục, của GV nói riêng và của cả xã hội nói chung.

Thông qua khoá luận này, tôi đã đưa ra được hệ thống câu hỏi phát vấn khi dạy bài 17: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” nói riêng và cách xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn trong dạy học môn Lịch sử nói chung để kiểm nghiệm tính khả thi của khoá luận này, tôi đã tiến hành áp dụng vào giảng dạy thực tế ở một số trường ở thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La.

Kết quả của quá trình thực nghiệm đã khẳng định được hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi phát vấn khi dạy bài 17: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” nói riêng và trong giờ dạy lịch sử nói chung.

Tuy nhiên do thời gian có hạn và do khuôn khổ của khoá luận, cùng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên tôi chỉ mạnh dạn trình bày quan điểm của mình trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi phát vấn trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực của HS và góp phần vào việc đổi mới PPDH hiện nay. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để khoá luận được hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị

Để dạy học môn Lịch sử đạt kết quả cao thì điều đầu tiên phải kể đến là GV cần đánh giá đúng vị trí, vai trò của môn Lịch sử, có sự quan tâm, đầu tư đúng mức đến môn học. Bởi lẽ môn học Lịch sử vẫn bị coi là môn học phụ nên ít được các bậc phụ huynh và xã hội quan tâm.

Để có một tiết dạy lịch sử thật sự hiệu quả, người giáo viên phải nghiên cứu thật kĩ nội dung bài học, có sự đầu tư về thời gian để có thể xây dựng được một hệ thống câu hỏi phát vấn phù hợp với từng bài học, giúp học sinh khai thác triệt để nội dung của từng bài học và ghi nhớ một cách sâu sắc.

Cần có sự đầu tư về trang thiết bị dạy học, tranh ảnh về các di tích lịch sử, di sản văn hoá, tranh ảnh về các nhân vật lịch sử...liên quan đến nội dung dạy học lịch sử. Nhà trường cầu đầu tư mua thêm tài liệu lịch sử phục vụ cho công tác giảng dạy, mua thêm các sách tham khảo về lịch sử để HS tìm đọc.

Cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Cần cử GV đi học các lớp tập huấn về đổi mới PPDH, cập nhật công nghệ thông tin vào dạy học trong giờ lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo - Chủ biên, (2004); “Giáo dục Việt Nam hương tới tương lai vấn đề và giải pháp”, NXB chính trị quốc gia.

2. Nguyễn Anh Dũng - Chủ biên, (2010); “SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5”, NXB Giáo dục.

3. Đỗ Đình Hoan, (1996); “Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở

Tiểu học”, NXB Giáo dục.

4. Phó Đức Hoà - Chủ biên, (2011);“ Dạy học tích cực và cách tiếp cận

trong dạy học tiểu học”, NXB Đại học Sư phạm.

5. Đặng Vũ Hoạt - Chủ biên, (2004); Giáo dục học tiểu học 1, 2, NXB Đại học Sư phạm.

6. Lê Văn Trưởng - Chủ biên, (2006), Tự nhiên – xã hội và Phương pháp dạy học tự nhiên – xã hội tập 1, tập 2, NXB Giáo dục.

7. Phạm Văn Lực (1996); “Cải tiến phương pháp dạy học lịch sử phù hợp các trường phổ thông ở Tây Bắc”. Hội Giáo dục Lịch sử (thuộc hội khoa học Lịch sử Việt Nam), khoa Sử trường Đại học Sư phạm (ĐHQG HN), trung tâm nội dung phương pháp (Viện Khoa học Giáo dục), (1996), “Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (từ

trang 266 đến 272).

8. Giáo sư Phan Ngọc Liên - Chủ biên, Phó giáo sư. Tiến sĩ Trịnh Đình Tùng, Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Thị Côi (2010), “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1,2, NXB Đại học Sư phạm.

9. Bộ Giáo dục và l cào tạo (2002), Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục. 10. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2006); “Đổi mới chương trình giáo dục Tiểu

học”, NXB Giáo dục.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006); “Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu

học”, NXB Giáo dục.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2007), “Dự án phát triển giáo viên tiểu học”, NXB giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.

PHỤ LỤC 1: BÀI KIỂM TRA SỐ 1

BÀI 17: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ Lịch sử 5

Thời gian: 20 phút Trƣờng: Tiểu học Quyết Tâm

Họ và tên:……….

Lớp:………..

Câu 1: Kể tên một số gƣơng chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ. 1……… 2……… 3……… 4……… 5………

Câu 2: Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng A. 13-3-1945 đến 7-5-1954 B. 1-5-1954 đến 7-5-1954 C. 30-3-1954 đến 25-5-1954 Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ? ………

………

………

……… ––––––––––––Hết–––––––––––––

PHỤ LỤC 2: BÀI KIỂM TRA SỐ 2

BÀI 17: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ Lịch sử 5

Thời gian: 20 phút

Trƣờng: Tiểu học Quyết Thắng

Họ và tên:……….

Lớp:………..

Câu 1: Theo em vì sao thực dân Pháp lại cho xây dựng pháo đài vững chắc nhất ở Đông Dƣơng? ………

………

………

Câu 2: Vì sao ta giành đƣợc thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng A. Vì dân tộc ta đoàn kết một lòng và có tinh thần chiến đấu anh dũng. B. Vì chúng ta có sự chuẩn bị tốt về sức người cho kháng chiến. C. Vì chúng ta có sự chuẩn bị chu đáo về sức của cho kháng chiến. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 3: Ta mở đợt chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tiến công? Thuật lại những đợt tiến công đó? ……… ……… ……… ……… ……… ………. ––––––––––––Hết–––––––––––––

PHỤ LỤC 3: GIÁO ÁN MẪU (Lịch sử 5)

BÀI 17: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ

I. MỤC TIÊU

Giúp HS hiểu:

- Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ. - Sơ lược diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ. - Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Các hình minh hoạ trong SGK phóng to. - Phiếu học tập.

- Tranh ảnh, tư liệu mà HS sưu tầm được về chiến dịch Điện Biên Phủ.

III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ

Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:

Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?

Câu 2: Kể tên 1 trong 7 anh hùng được bầu chọn trong đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?

- GV nhận xét, cho điểm.

2. Dạy học bài mới

2.1. Giới thiệu bài

- GV: nhà thơ Tố hữu đã viết:

- 2 HS lên bảng trả lời

“Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử

vàng”

Đó là niềm tự hào về chiến thắng Điện Biên Phủ. Tại sao chiến thắng Điện Biên Phủ lại được coi là một mốc son chói lọi của dân tộc ta? Cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.

2.2. Các hoạt động dạy-học bài mới.

Hoạt động 1: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mƣu của giặc Pháp.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK và hỏi:

(?)Em hiểu thế nào là tập đoàn cứ điểm, pháo đài?

- GV trao bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS chỉ vị trí của Điện Biên Phủ.

- GV cung cấp cho HS một số thông tin về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: Vị trí của Điện Biên Phủ là một vị trí trọng yếu, án ngữ cả vùng Tây Bắc Việt Nam và thượng Lào. Thực

học tập.

- HS trả lời

+ Tập đoàn cứ điểm là nhiều cứ điểm (vị trí phòng ngự có công sự vững chắc) hợp thành một hệ thống phòng thủ kiên cố (tại Điện Biên Phủ, địch xây dựng 49 cứ điểm).

+ Pháo đài là công trình quân sự kiên cố, vững chắc để phòng thủ.

- 3-4 HS lên chỉ trên bản đồ

dân Pháp được Mĩ viện trợ về đô la, vũ khí, chuyên gia quân sự đã xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kiên cố nhất ở Đông Dương. Tổng số binh lính lúc đông nhất là 16.200 người gồm có 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng M24, 1 đại đội vận tải, 1 phi đội 12 máy bay thường trực. Pháp huyênh hoang Điện Biên Phủ là “pháo đài khổng lồ không thể công phá”.

- GV hỏi: Theo em vì sao thực dân Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?

Hoạt động 2: Chiến dịch Điện Biên Phủ

- GV cho HS thảo luận nhóm 4. - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm. + Nhóm 1+ 2: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CÂU HỎI PHÁT VẤN KHI DẠY BÀI 17: “CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ” SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 (Trang 53 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)