Xây dựng cấu trúc vốn theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (Trang 42 - 45)

IV. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.1 ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

3.1.1 Xây dựng cấu trúc vốn theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp để lựa chọn hình thức tài trợ vốn phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Cần phải cĩ sự ưu tiên trong việc phân tích các yếu tố đĩ, yếu tố nào là yếu tố tác động chính, quan trọng và phải kết hợp các yếu tố lại với nhau, từ đĩ lựa chọn ra cho Cơng ty một cấu trúc vốn tối ưu trong từng giai đoạn phát triển của sản phẩm hay của doanh nghiệp.

Giai đoạn triển khai: Giai đoạn mới thành lập doanh nghiệp

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp mới thành lập nên uy tín của doanh nghiệp chưa được chứng minh bởi khách hàng qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hay bởi các đối tác qua việc thực hiện các cam kết thương mại, hay bởi các tổ chức tín dụng qua các số liệu tài chính và thực hiện cam kết tín dụng. Việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng hay thương lượng điều khoản thương mại về nợ phải trả của doanh nghiệp trong giai đoạn này rất khĩ khăn. Chính vì vậy, trong những năm đầu mới thành lập doanh

nghiệp, vốn chủ sở hữu là nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần cĩ chính sách cổ tức hợp lý trong giai đoạn này, cĩ thể khơng chi trả cổ tức hoặc duy trình một mức cổ tức thấp. Phần lợi nhuận chưa phân phối sẽ được giữ lại để tái đầu tư cho các năm tiếp theo.

Việc tái đầu tư tuy khơng đem lại cho cổ đơng thu nhập từ cổ tức cao, nhưng ngược lại giá trị tài sản của doanh nghiệp được tăng lên, đồng nghĩa với giá trị của doanh nghiệp cũng tăng theo.

Giai đoạn phát triển: Giai đoạn doanh nghiệp tăng trưởng

Trong giai đoạn này, nhu cầu vốn của doanh nghiệp là rất lớn để phục vụ cho việc phát triển quy mơ, thị phần, sản phẩm, dịch vụ...Với sự tăng trưởng cao qua các năm, các tổ chức tín dụng, các đối tác sẽ sẵn sàng cho doanh nghiệp vay vốn hoặc cho nợ. Tận dụng tín hiệu khả quan của các chỉ số tài chính như lợi nhuận (ROA), giá trị tài sản cố định hữu hình (tang), quy mơ cơng ty (size), cơ hội tăng trưởng (Growth), tính thanh khoản (Liq), ...doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn, tận dụng lợi thế của địn bẩy tài chính và tấm chắn thuế.

Mặc dù vậy, doanh nghiệp cũng khơng quá chủ quan khi nguồn cung vốn dựa phần lớn vào vốn vay. Khi nên kinh tế bất ổn, lạm phát gia tăng, lãi suất vay cao thì lợi thế của địn bẩy tài chính sẽ mất đi. Lúc này cĩ thể chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) sẽ rất cao, khơng kể đến chính sách thắt chặt tín dụng của Nhà nước cũng sẽ ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng do các ngân hàng cấp cho doanh nghiệp sẽ bị hạn chế.

Một chính sách chi trả cổ tức hợp lý đảm bảo rằng các cổ đơng cĩ thể tiếp tục tin tưởng, ủng hộ chính sách tăng trưởng của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp vẫn cĩ thể sử dụng một phần lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Giai đoạn trưởng thành: Giai đoạn doanh nghiệp phát triển ổn định

Suốt thời gian đầu của giai đoạn này, doanh số tiếp tục tăng lên, nhưng ở một tốc độ giảm dần. Trong khi doanh số đang được ổn định (leveling off), thì lợi nhuận của doanh nghiệp lại giảm xuống. Sự cạnh tranh giá cả trở nên gay gắt hơn. Doanh nghiệp gánh vác một phần lớn hơn cho những cố gắng chiêu thị chung trong việc đấu tranh để duy trì những người bán và những sản phẩm ở trong cửa hàng của họ. Những sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh mới được giới thiệu.

Để tài trợ vốn cho việc nghiên cứu và triển khai việc đầu tư cho các sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh mới này thì việc phát hành thêm cổ phần cho cổ đơng hiện hữu và cổ đơng mới nên được cân nhắc. Việc phát hành thêm cổ phần mới dễ dàng được các cổ đơng cũ đồng ý vì mặc dù giá cổ phiếu của doanh nghiệp bị pha lỗng, cổ đơng cũ phải chia sẻ quyền lợi, cổ tức cho các cổ đơng mới, nhưng đồng thời họ cũng được chia sẻ bớt rủi ro khi các sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh mới này thất bại. Đặc biệt, với doanh nghiệp đang ở giai đoạn này thì việc phát hành cổ phiếu cĩ thể sẽ thu được một giá trị thăng dư lớn do các nhà đầu tư cũng tin tưởng rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển như trước.

Áp lực chi trả cổ tức trong giai đoạn này sẽ đè nặng lên doanh nghiệp do số lượng cổ phiếu tăng thêm. Vì vậy, doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì tăng trưởng các sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh cũ, đồng thời cố gắng đẩy mạnh sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh mới để thu lợi nhuận đảm bảo cổ tức mỗi cổ phần khơng giảm xuống.

Giai đoạn suy thối: Giai đoạn doanh nghiệp giảm dần tốc độ tăng trường

Thật sự đối với tất cả những sản phẩm thì sự cũ đi là khơng thể tránh khỏi khi những sản phẩm mới bắt đầu chu kỳ sống của chúng, và sẽ thay thế cho những sản phẩm cũ. Sự kiểm sốt chi phí trở nên càng quan trọng khi nhu cầu giảm xuống. Quảng cáo giảm xuống, và một số đối thủ cạnh tranh rút ra khỏi thị trường. Doanh nghiệp cĩ bị diệt vong hay khơng, hoặc cĩ thể được cứu sống hay khơng, tuỳ thuộc vào khả năng quản lý của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn này, lợi thế thương lượng khơng cịn thuộc về doanh nghiệp. Việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng hay thị trường chứng khốn sẽ gặp nhiều khĩ khăn hơn.

Dựa vào nội lực là chủ yếu sẽ giúp doanh nghiệp chủ động nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Giữ lại tồn bộ cổ tức hay một phần lớn cổ tức trong giai đoạn này sẽ được các cổ đơng đồng tình.

Đẩy mạnh các biện pháp kiểm sốt, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí hay gia tăng năng suất lao động...sẽ giúp doanh nghiệp duy trì lợi nhuận. Duy trì và khơng ngừng củng cố uy tín của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn vay từ bên ngồi dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)