Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em

Một phần của tài liệu Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 27 - 79)

1.3. Cơ sở pháp lý về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em

1.3.2. Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em

1.3.2.1. Khái niệm cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện quyền của phụ nữ

Theo từ điển Việt Nam thì cơ chế được hiểu là “cách thức sắp xếp tổ chức để

làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện”13, cịn theo cách hiểu phổ biến thì cơ chế là sự vận động nhịp nhàng và ăn khớp của một hệ thống nào đó và của các bộ phận cấu thành của hệ thống đó14. Như vậy, có thể hiểu cơ chế là hệ thống các biện pháp, cách thức sắp xếp, tổ chức để làm cơ sở cho việc thực hiện một cơng việc nào đó có tính phức tạp. Nó địi hỏi phải có một cơ cấu, tổ chức để thực hiện và hoạt động của nó phải có sự phối hợp một cách nhịp nhàng, đồng bộ, khơng có mâu thuẫn với nhau nhằm đạt mục tiêu chung.

Ở góc độ pháp lý, các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy định pháp luật, tức là bảo đảm thực hiện bằng hệ thống các cách thức, các biện pháp tổ chức của các cơ quan nhà nước và các biện pháp ngăn ngừa những hành vi vi phạm. Để thực hiện được thì cần có một hệ thống các cơ quan chức năng hoạt động theo một quy trình nhất định mang tính đồng bộ. Như vậy, cơ chế pháp lý bao hàm những quy định để các cơ quan chức năng thực hiện từ việc đề ra chính sách pháp luật đến việc đề ra các biện pháp nhằm đảm bảo việc thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật trong thực tế cũng như kiểm tra, giám sát, xử lý việc thực hiện các quy định trong pháp luật một cách nhất quán.

Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em là một quyền cơ bản của trẻ em nên ln cần có một cơ chế pháp lý để đảm bảo. Pháp luật khơng chỉ là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mà nó cịn được xem là một công cụ rất hiệu quả của Nhà nước trong việc ghi nhận và bảo đảm cho quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Khi quyền này được pháp luật ghi nhận nó sẽ trở thành

13 Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, (2008), Đại tự điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội, tr. 252

14 Nguyễn Cửu Việt, (2003), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 161

24

các quyền mang tính pháp định, được xã hội thừa nhận, mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước thông qua bộ máy nhà nước. Nếu có sự vi phạm thì hành vi đó sẽ sớm được phát hiện để có cách thức can thiệp kịp thời, thậm chí bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Khi đó, quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em khơng cịn đơn thuần là một giá trị mang tính xã hội thơng thường mà trở thành quyền thực sự.

Như vậy, cơ chế đảm bảo thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em được xem là hệ thống các quy định pháp luật nhằm ghi nhận, bảo đảm cho quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em và cách thức để các quy đinh đó được thực hiện trong thực tế. Cơ chế này được triển khai theo những trình tự, thủ tục khác nhau. Về mặt pháp lý, cơ chế này được ghi nhận trong hệ thống pháp luật ở nước ta từ Hiến pháp cho đến các văn bản pháp luật cụ thể.

1.3.2.2. Nội dung cơ chế pháp lý bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em

Thứ nhất, pháp luật quy định các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo đảm cho quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em được thực hiện; quy định thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của mọi cá nhân, gia đình trong việc bảo đảm quyền này cho trẻ em. Nói cách khác, cơ chế pháp lý bảo đảm cho quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em trước hết được thể hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, từ quá trình xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.

Hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội, Hội đồng nhân dân

ban hành ra chính sách pháp luật ghi nhận về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em để từ đó các cơ quan quản lý nhà nước thực thi. Lập hiến và lập pháp là cơ sở ban đầu, tiền đề cho các hoạt động bảo đảm cho quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em.  Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Đây là cơ quan đóng vai trị trực

tiếp trong việc thực hiện các nội dung quyền trẻ em nói chung và quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em nói riêng. Các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: Chính phủ, Bộ,

25

cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, các cơ quan tổ chức, đơn vị sự nghiệp của nhà nước trực thuộc trung ương đóng tại địa phương…Ở đây chủ yếu đề cập đến hoạt động của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân.

Chính phủ là cơ quan đóng vai trị chủ đạo trong việc nghiên cứu chính sách, trình Quốc hội ban hành văn bản pháp luật về quyền trẻ em nói chung, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện văn bản pháp luật đó. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm cho quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Bộ đã thành lập ra Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em- cơ quan có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong quá trình triển khai bảo đảm quyền cho trẻ em trong phạm vi cả nước.

Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về đảm bảo cho quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em trong phạm vi địa phương của mình. Sở Lao động Thương binh và Xã hội giữ vai trị là cơ quan chun mơn chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo cho quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em trong phạm vi địa phương. Đồng thời Sở phân cấp cho các cơ quan chun mơn cấp dưới của mình thực hiện cơng tác vì nhiệm vụ chung.

Như vậy, thơng qua hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan quản lý nhà nước nói riêng, chúng ta có thể khái quát về cơ chế pháp lý bảo đảm quyền quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em như sau:

- Chính phủ là cơ quan trình Quốc hội ban hành văn bản pháp luật liên quan đến quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em và tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các Bộ sẽ chịu trách nhiệm quản lý và bảo đảm cho trẻ em được thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe của mình trong lĩnh vực cụ thể thơng qua việc ban hành các văn bản pháp luật, đánh giá, kiểm tra, xử lý các vi phạm. Giữ vai trò trọng tâm là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và cơ quan giúp việc của mình là Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

26

- Ủy ban nhân dân là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em trong phạm vi địa phương. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình với tư cách là cơ quan chun mơn của Ủy ban nhân dân.

Thứ hai, pháp luật quy định trình tự, thủ tục khi thực hiện các nội dung cụ thể của quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em thơng qua hoạt động của các chủ thể có liên quan.

Thứ ba, pháp luật đặt ra hình thức xử lý các hành vi vi phạm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Việc xử lý có thể bằng các biện pháp cưỡng chế khác nhau tùy thuộc vào tính chất và mức độ. Hình thức xử lý phổ biến là áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, thơng qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự nhất định. Ngồi ra việc vi phạm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác.

Tóm lại, quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em là một nội dung rất quan

trọng trong quyền trẻ em nói chung, được ghi nhận trong các điều ước quốc tế như là một cam kết của cộng đồng thế giới về sự cần thiết phải bảo đảm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trẻ em có một vị thế, vai trị rất quan trọng cho tương lai của mỗi quốc gia và chưa có sự phát triển hồn thiện về thế chất tinh thần nên rất cần nhận được sự quan tâm chăm sóc bảo vệ của gia đình, Nhà nước và xã hội. Nhận thức sâu sắc điều này, cả pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đã xây dựng nhiều văn kiện pháp lý, làm cơ sở cho việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em một cách hiệu quả và thiết thực nhất. Đồng thời các quy định pháp luật còn xây dựng cơ chế pháp lý cụ thể đảm bảo cho quyền của trẻ em thông qua quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

27

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƢỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM

TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.1. Thực trạng quy định pháp luật về quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe của trẻ em

Đảng và Nhà nước ta ln quan niệm trẻ em chính là tương lai của đất nước. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ln là mối quan tâm hàng đầu, là chính sách xuyên suốt và thống nhất trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật. Với quan điểm đó, Việt Nam đã sớm gia nhập các điều ước quốc tế về quyền trẻ em, đặc biệt là đã trở thành thành viên thứ hai gia nhập vào CRC15. Điều này cho thấy, nước ta đã đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trở thành hành động trên thực tế, thông qua hoạt động cụ thể, đánh dấu một bước phát triển và khẳng định với các nước trên thế giới về sự quan tâm của Nhà nước đối với việc đảm bảo các quyền và lợi ích cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này.

Sau khi gia nhập CRC, Việt Nam đã có hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành đảm bảo cho quyền của trẻ em nhằm thể chế hóa các cam kết ghi nhận trong CRC, đồng thời là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề này trong bối cảnh xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN. Các quy định pháp luật về quyền của trẻ em nói chung và quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em nói riêng đã được chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Bởi lẽ, trong số các quyền của trẻ em,

15

Việt Nam là quốc gia thứ hai phê chuẩn CRC trên thế giới. Việt Nam cũng đồng thời phê chuẩn Nghị định thư (không bắt buộc) về việc sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang và Nghị định thư (không bắt buộc) về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em vào ngày 20/12/2001.

28

quyền được chăm sóc sức khỏe là một nội dung quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mỗi trẻ em và để có thể đảm bảo được thì địi hỏi phải được sự tham gia, chăm sóc, qua vai trị, trách nhiệm của gia đình, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cả xã hội.

Quyền trẻ em, với tư cách là một bộ phận quan trọng của quyền con người, quyền công dân nên được ghi nhận trong văn bản pháp lý có giá trị cao nhất mang tính ngun tắc, đó là Hiến pháp. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) quy định tại Điều 61 “Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe”. Đây là một sự khẳng định quan trọng khi việc hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe được ghi nhận là một “quyền” và việc ghi nhận này khơng có sự phân biệt đối xử giữa người thành niên hay trẻ em. Trẻ em trước hết là “công dân Việt Nam”16 nên nguyên tắc Hiến định này đã bao hàm chủ thể được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe là trẻ em- một chủ thể đặc biệt được hưởng quyền. Điều này lại càng khẳng định quyền được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe là một quyền cơ bản của cơng dân nói chung và của trẻ em nói riêng.

Việc ghi nhận trong Hiến pháp là minh chứng rõ nét nhất cho đường lối chính sách của Nhà nước, đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của cơng dân cũng chính là đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước qua việc đảm bảo sự phát triển của nguồn nhân lực. Không chỉ dừng lại ở nguyên tắc hiến định trên mà Hiến pháp còn ghi nhận quyền được chăm sóc sức khỏe trong quy định “Nhà nước, xã hội, gia đình và cơng dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em”17 và “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”18. Các quy định này lại càng khẳng định quyền được chăm sóc của trẻ em trong đó có chăm sóc sức khỏe là một nội dung quan trọng. Hiến pháp không chỉ ghi nhận bằng quy định về quyền mà còn ghi

16

Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.

17

Điều 40 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)

18

29

nhận thông qua quy định về qua vai trị, trách nhiệm hay có thể gọi là “nghĩa vụ” của các chủ thể: Nhà nước, xã hội, gia đình và mỗi cơng dân trong việc đảm bảo quyển của trẻ em. Nói cách khác, vì đặc trưng về thể chất và tinh thần của mình mà trẻ em phải được nhận sự quan tâm và chăm sóc từ các thành viên còn lại của xã hội. Các quyền của trẻ em đặt ra nghĩa vụ từ phía các chủ thể khác, địi hỏi phải có các biện pháp thích hợp để bảo đảm một cách hữu hiệu nhất.

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 có hiệu lực từ ngày 01/01/2005. Văn bản này tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Điều 15 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 ghi nhận: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.” Quy định này thể hiện rõ nội dung của nguyên tắc Hiến định về quyền “hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe” của trẻ em, đồng thời chú trọng đến quyền của trẻ em dưới 6 tuổi qua việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh không phải trả tiền tại cơ sở y tế cơng lập.

Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em cịn được ghi nhận trong Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 “Trẻ em được y tế cơ sở quản lý sức khỏe, được tiêm chủng phòng bệnh, phòng dịch, được khám chữa bệnh”19. Cụ thể hóa quyền khám chữa bệnh miễn phí của trẻ em, cũng như được quy định trong Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 đã có các quy định cụ thể về việc cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ em dưới 6 tuối. Quyền này còn được ghi nhận trong Luật phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải 2008, Luật người khuyết tật 2010…. là các văn bản ghi nhận quyền được chăm sóc sức khỏe cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.

Một phần của tài liệu Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 27 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)