Nhận xét chung

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với nông hộ tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 57 - 60)

* Công tác huy động vốn

Công tác huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng còn nhiều yếu kém, trong khi tiềm năng về vốn trong dân cư rất lớn. Trong thực tế rất nhiều người dân đầu tư vào bất động sản, mua vàng dự trữ, không gửi tiền vào ngân hàng. Trong khi đó nhu cầu về vốn của bà con nông dân rất lớn. Với nguồn vốn huy động và sử dụng trên dưới 400 tỷ đồng (thời điểm cuối năm 2011) là quá thấp. Cần phải huy động nguồn lực về vốn mạnh hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu. Sự cần thiết phải đổi mới công tác huy động vốn bằng các biện pháp thiết thực hiệu quả.

* Hoạt động đầu tư tín dụng

Với một huyện trọng điểm về nơng nghiệp (diện tích là 58.671 ha) đặc biệt là cây lúa thì việc đầu tư tập trung cho sản xuất lúa là đúng hướng và nên giữ vững định hướng này: doanh số cho vay (Bảng 4) năm 2009 là 107.005 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 46,79%, năm 2010 là 124.088 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 42,08%, năm 2011 là 151.520 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 38,35% trong tổng số cho vay. Doanh số cho vay thì tăng nhưng tỷ trọng lại giảm dần qua các năm. Vấn đề này cần được xem xét lại một cách nghiêm túc, vì Ban lãnh đạo chi nhánh vẫn khẳng định thị trường nông nghiệp đặc biệt là cây lúa là thị trường chiến lược lâu dài của chi nhánh.

Phân tích hoạt động tín dụng đối với nơng hộ tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

Lực lượng cán bộ tín dụng quá mỏng, số hộ vay vốn lớn, địa bàn rộng, hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn, ngân hàng cần thay đổi các biện pháp quản lý cho phù hợp. Đặc biệt ngay từ khâu đầu tiên là công tác kiểm tra sử dụng vốn vay.

* Công tác quản lý nợ xấu

Theo kết quả phân tích thì tình hình nợ xấu từ năm 2009 đến năm 2011 có chiều hướng tích cực là giảm dần qua các năm (Bảng 9), năm 2010 so với năm 2009 giảm 73 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 19,78%, năm 2011 giảm 101 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 34,12%.. Tuy nhiên vấn đề chỉ tiêu nợ xấu cũng cần trao đổi thêm. Theo qui định hiện hành của Ngân hàng nhà nước thì tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ nhỏ hơn 5% và có xu hướng giảm là tốt. Tuy nhiên theo cách phân loại nợ hiện hành, tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh chính xác chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng. Bởi vì có những khỏan nợ xấu đã phát sinh ngay trong nợ trong hạn chưa tính được.

Cụ thể, các khoản nợ đã quá hạn trả nợ, nhưng khách hàng chưa trả được nợ (trừ trường hợp được gia hạn nợ) thì mới được xếp vào nợ xấu. Đối với những khoản nợ chưa đến hạn và các khoản nợ đã được gia hạn nợ theo qui định hiện hành, khơng phải trích dự phịng rủi ro (tỷ lệ trích bằng %). Vì vậy, nếu nhìn vào số liệu đã phân tích ở trên thì thấy nợ xấu thấp, chất lượng tín dụng đã đựơc cải thiện đáng kể. Song nếu đánh giá đầy đủ nợ xấu (bao gồm cả nợ được gia hạn, nợ khoanh, nợ chờ xử lý), thì nợ xấu từ năm 2009 đến năm 2011 sẽ tăng gấp nhiều lần. Do vậy, ngồi việc phải trích dự phịng rủi ro đối với các khoản nợ được gia hạn, phải tăng cường các biện pháp hạn chế tối đa nợ xấu.

* Công tác cán bộ

Nghiệp vụ tín dụng ngày càng đa dạng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực với qui mô ngày càng lớn hơn, mức độ cạnh tranh ngày càng trở lên quyết liệt hơn, thì việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ tín dụng, văn hóa ứng xử trong giao tiếp với khách hàng, đổi mới công tác điều hành quản lý cho thích ứng với một nền kinh tế đang chuyển đổi là một điều cấp thiết hơn bao giờ hết.

* Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đầu tư cho phát triển nơng nghiệp – nơng thơn.

Phân tích hoạt động tín dụng đối với nông hộ tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

Tín dụng nơng nghiệp – nông thôn cho vay tập trung vào sản xuất nơng nghiệp. Trên thực tế thì rủi ro tín dụng trong lĩnh vực nơng nghiệp và nông thôn rất đa dạng, phức tạp, xảy ra trong phạm vi và trong không gian rộng lớn, tác động trực tiếp tới số đơng bà con nơng dân. Ngun nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng như:

- Nguyên nhân khách quan :

+ Thiên tai hạn hán xảy ra bất ngờ làm mất mùa màng.

+ Người vay hoặc các thành viên trong gia đình bị bệnh tật, chết, mất tích, người vay gặp các biến cố bất ngờ trong kinh doanh dẫn đến thua lỗ triền miên…

+ Tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi như cơ chế, chính sách, thị trường…dẫn đến giá cả sản phẩm nông dân làm ra bị giảm hoặc không tiêu thụ được, nhất là vào những thời điểm chính vụ thu hoạch…Cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi như nhà nước qui hoạch nông dân nuôi trồng một loại sản phẩm nào đó để thu mua hay chế biến nhưng đến khi ngân hàng cho vay vốn và nông dân sản xuất ra thì dự án bị đình hỗn…dẫn đến người sản xuất bị thua lỗ không có khả năng trả nợ.

- Nguyên nhân chủ quan :

+ Từ phía khách hàng của ngân hàng:  Người vay sử dụng vốn sai mục đích.  Người vay cố tình lừa đảo khơng trả nợ.

 Người vay không tuân thủ các nguyên tắc điều kiện và các qui trình khác trong thể lệ tín dụng hiện hành.

 Người đại diện của tổ liên doanh vay vốn khơng thực hiện hết trách nhiệm của mình đối với các món vay và lạm dụng quyền hạn, chức vụ.

+ Từ phía cán bộ trực tiếp cho vay :

 Cán bộ tín dụng khơng kiểm tra kỹ trước và sau khi cho vay, từ đó chưa nắm chính xác các thơng tin về người vay vốn như thực trạng tình hình tài chính, năng lực sản xuất, việc sử dụng vốn vay đối với khách hàng.

 Đánh giá tài sản thế chấp của hộ vay khơng chính xác cho nên khi khách hàng khơng đủ hoặc khơng cịn khả năng trả nợ, khi ngân hàng tiến hành phát mãi thì giá trị tài sản thế chấp đó khơng đảm bảo được số tiền gốc và lãi mà ngân hàng cho vay.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với nông hộ tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)