Khái quát quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của phụ nữ tham gia

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 32 - 37)

tham gia vào các cơ quan dân cử và những vấn đề đặt ra

1.5.1. Quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử theo quy định của các bản Hiến pháp các bản Hiến pháp

Quyền bình đẳng nam nữ, quyền tham gia chính trị của phụ nữ được khẳng định rất sớm trong pháp luật Việt Nam và trong thực tiễn của đời sống xã hội. Ngay sau khi thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm xây dựng Hiến pháp và pháp luật, trong đó đề cao quyền chính trị của phụ nữ. Ngay điều 1, Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể

31 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Nxb. Chính trị quốc -

Hà Nội, tr.120

32 Đảng cộng sản Việt Nam (2016), “Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII”, Văn phịng Trung

nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”; “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và cơng cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình” (điều 7). Đặc biệt, điều 9 nhấn mạnh: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”.

Kế thừa tinh thần tiến bộ của Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 quy định trực tiếp và cụ thể hơn về quyền phụ nữ trong chính trị. Điều 23 quy định: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, khơng phân biệt dân tộc, nịi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tơn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử”. Tiếp đó, điều 24 quy định cụ thể hơn về quyền của phụ nữ: “Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Cùng làm việc như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới…”.

Quy định của Hiến pháp năm 1959 về quyền bình đẳng của cơng dân, khơng phân biệt nam nữ là bước phát triển mới trong nhận thức và hoạt động lập hiến, thể hiện sự quan tâm đến quyền con người của các nhà lãnh đạo nước ta, bắt kịp với nhịp thở của đương đại. Những bảo đảm về mặt pháp lý là một trong những cơ sở giúp phụ nữ có niềm tin để thực hiện tốt vai trị, khẳng định vị thế. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị tiếp tục phát triển và được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980. Các quyền chính trị của cơng dân được quy định rõ hơn Hiến pháp năm 1959: “Mọi cơng dân đều có quyền tham gia quản lý công việc nhà nước và xã hội”. Quyền bình đẳng về chính trị của phụ nữ cịn được quy định ở điều 57: “Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ…từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử…”.

Trước yêu cầu khách quan về đổi mới đất nước, Hiến pháp năm 1992 ra đời trên cơ sở sửa đổi một số quy định từ Hiến pháp năm 1980, sau này tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào năm 2001 cho phù hợp nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần quy định về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Cụ thể điều 50: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị… được tơn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp’”. Điều 52 quy định: “Mọi cơng dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật”; “Cơng dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.”

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có những điểm mới thể hiện tầm quan trọng của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân,

trong đó có quyền của phụ nữ về chính trị. Theo đó, mọi người cùng bình đẳng với nhau về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khơng có sự phân biệt đối xử, quyền con người được nhà nước nước bảo hộ thực hiện. Liên tiếp, tại các điều 26 đến 29 của Hiến pháp quy định phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi mặt, nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển tồn diện, qua đó phát huy vai trị của mình trong xã hội. Phụ nữ được tham gia bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi đến tuổi theo luật. Phụ nữ được quyền tham gia quản lý nhà nước, tham gia vào các chức danh chủ chốt trong các cơ quan dân cử.

Như vậy, tất cả các bản Hiến pháp đều tôn trọng và ghi nhận quyền của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó quyền chính trị được khẳng định và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Những quy định trên của Hiến pháp đã tạo điều kiện cho mọi cá nhân trong xã hội được tự do, bình đẳng trong việc thực hiện quyền chính trị của mình, được tham gia quản lý nhà nước, có cơ hội phấn đấu, cống hiến tài năng, sức lực cho công cuộc xây dựng Nhà nước, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp, văn minh33

.

1.5.2. Quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử theo quy định của các luật chuyên ngành các luật chuyên ngành

Nhằm nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về quyền chính trị của phụ nữ, năm 2006, Luật Bình đẳng giới ra đời, trong đó quy định mục tiêu chung ở điều 4: “Xóa bỏ phân biệt, đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gia đình”. Quyền bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước của phụ nữ được quy định tại điều 11: Phụ nữ được quyền tham gia xây dựng, quyết định những vấn đề liên quan đến quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; phụ nữ bình đẳng với nam giới trong xem xét các tiêu chuẩn để đề bạt, bổ nhiệm cùng một vị trí quản lý lãnh đạo ở một cơ quan, tổ chức cũng như các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị như: bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Đi kèm với việc bảo đảm thúc đẩy bình đẳng giới cịn có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong thực hiện quyền của phụ nữ về ứng cử, giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại

33 Trần Thị Rồi (2010), Quyền bình đẳng nam nữ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà nước ở Việt Nam

biểu Hội đồng nhân dân, bổ nhiệm vào các vị trí, chức danh lãnh đạo, quản lý bằng hình thức xử lý vi phạm hành chính với mức phạt từ cảnh cáo, phạt tiền, buộc xin lỗi, khôi phục lại quyền lợi, thanh tốn các chi phí khám, chữa bệnh…34

Bên cạnh các quy định chung mang tính bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực chính trị, Luật Bình đẳng giới cịn có những quy định riêng mang tính ưu tiên cho phụ nữ trong tham gia lãnh đạo quản lý như “ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện như nam”; “nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam” (khoản 1, điều 19); hay chế độ chính sách đối với phụ nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng có mang theo con dưới 36 tháng tuổi. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định nguyên tắc không phân biệt đối xử trong tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch cán bộ, công chức nữ và nam trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 quy định phụ nữ có quyền bình đẳng trong tham gia bầu, ứng cử, đảm bảo độ tuổi, tiêu chuẩn, cơ hội như nhau để tham gia cuộc bầu cử. Luật sửa đổi, bổ sung Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001 thể hiện rõ hơn sự quan tâm đến phụ nữ: “Số đại biểu Quốc hội là phụ nữ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm để phụ nữ có số đại biểu thích đáng” (điều 10a).

Trong Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân năm 2003 quy định thể hiện sự quan tâm đến quyền bình đẳng của phụ nữ “Cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ…, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật” (điều 2). Phụ nữ và nam giới phải đáp ứng những tiêu chuẩn như nhau khi được đề cử, ứng cử vào Hội đồng nhân dân, trong đó quan tâm đến số lượng nữ tham gia Hội đồng nhân dân “bảo đảm số lượng thích đáng đại biểu Hội đồng nhân dân là nữ” (điều 14). Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định quyền của đại biểu về trình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; quyền chất vấn; quyền tham gia các ủy ban, hội đồng của Quốc hội; quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân, quyền yêu cầu cung cấp thông tin; quyền kiến nghị, quyền miễn trừ. Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng quy định “đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân” (khoản 2, điều 6).

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 xây dựng trên nguyên tắc kế thừa những quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm

34 Điều 6, Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính

1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001 và 2010) và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) quy định phụ nữ bình đẳng với nam giới trong nguyên tắc bầu cử (đủ mười tám tuổi trở lên), ứng cử (đủ hai mươi mốt tuổi trở lên). Đặc biệt, tại các điều 8, 9 của Luật này có những quy định mang tính bắt buộc nhằm để tăng tỷ lệ nữ ứng cử viên tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Khoản 3, điều 8 quy định: “Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ”. Tiếp đó, tại khoản 1, điều 9 quy định: “…trong đó bảo đảm ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ.”

Hiến pháp và những văn bản luật liên quan đã thể hiện sự tiếp thu những giá trị pháp lý tiến bộ, tinh hoa của nhân loại về quyền chính trị của phụ nữ. Luật pháp của Việt Nam đã dần tiệm cận với những quy định của luật pháp quốc tế về quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử. So sánh với những quy định về quyền của phụ nữ trong các văn bản Luật quốc tế như Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc, Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự, chính trị năm 1966 và Nghị định thư không bắt buộc và Cơng ước CEDAW năm 1979 thì pháp luật Việt Nam đã rất phù hợp.

Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá cao trong xây dựng pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ. Tuy vậy, trong q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật, chúng ta cũng chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định một cách bài bản, hệ thống, chưa có tầm dự báo cho tương lai xa, dẫn đến việc chúng ta vừa làm vừa sửa, vừa rút kinh nghiệm. Khi đưa ra dự thảo các văn bản Luật, các nhà làm luật có khi chưa đánh giá hết tầm ảnh hưởng cũng như “tuổi thọ” của văn bản. Có thể có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân theo tác giả là chưa chuyên nghiệp khi làm luật. Hơn 90% dự thảo luật được trình từ cơ quản lý hành chính nhà nước, có thể khơng tránh khỏi tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm. Trong khi đó, đại biểu Quốc hội đa số là làm việc kiêm nhiệm, một kỳ họp Quốc hội lại phải giải quyết cùng lúc nhiều nhiệm vụ quan trọng, dẫn đến chưa nghiên cứu vấn đề một cách thấu đáo, bấm nút thơng qua dự thảo luật nhưng có khi lại chưa hiểu hết những vấn đề mình tán thành, dẫn đến nhiều ý kiến của dư luận gần đây xoay quanh những quy định của một số luật sửa đổi, bổ sung chưa phù hợp với thực tế, điều này đã ảnh hưởng đến uy tín trong hoạt động lập pháp của Quốc hội.

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)