CHƯƠNG 1 HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI ĐÁNH BẠC
2.3. Kiến nghị hoàn thiện
Từ những bất cập như đã phân tích ở các tình huống trên, tác giả kiến nghị một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt cách thức tính tiền đánh bạc theo hướng dẫn tại
Cơng văn Số: 01/2017/GĐ-TANDTC trả lời của TANDTC, việc xác định số tiền dùng để đánh bạc (đánh đề hoặc cá độ) vẫn được thực hiện theo hướng dẫn tại các điểm a, b mục 5.1 khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22-10- 2010 của Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao. Theo đó, số tiền của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ (trong trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ) hoặc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ (trong trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ). Như vậy, số tiền mà họ đã bỏ ra để đánh bạc không phải là số tiền thực tế họ đưa cho người ghi đề, ghi cá độ mà phải là số tiền ghi trên tờ phơi hoặc giấy tờ khác chứng minh việc đánh bạc trái phép.
Thứ hai, về việc xác định số tiền dùng để đánh bạc trong mua bán lô đề, cá độ bóng đá.
Trong thực tế, nhiều tình huống đánh đề thực tế làm cơ quan tố tụng lúng túng khi xác định số tiền đánh bạc vẫn chưa được Nghị quyết 01/2010 hướng dẫn.
Tình huống thứ nhất: Cơng an bắt chủ đề lúc 15 giờ 30 (chưa có kết quả xổ số). Khi bị bắt, tổng cộng các phơi đề của chủ đề là 1,9 triệu đồng, chưa đủ định lượng để khởi tố (2 triệu đồng). Đến 17 giờ, A. thấy mình trúng đề, khơng biết chủ đề đã bị bắt nên vẫn tìm đến lãnh tiền trúng đề như quy ước là bỏ ra 100.000 đồng “ăn” 70 lần, tức 7 triệu đồng.
Ở đây, số tiền đánh bạc của chủ đề chưa đến 2 triệu đồng, nếu cộng thêm phần trúng đề của A. (7 triệu đồng) thì đủ định lượng để khởi tố. Cịn A. bị bắt sau khi có kết quả xổ số, A. đã trúng đề và số tiền đánh bạc cũng đủ để khởi tố (100.000 đồng tiền ghi đề + 7 triệu đồng tiền trúng đề). Nhưng vấn đề là chủ đề đã bị bắt trước khi có kết quả xổ số thì xử lý sao?
Tình huống thứ hai: Cùng một ngày, T. ghi đề của hai “huyện đề” khác nhau là L. và P. Rồi L. bị bắt, công an xác định số tiền T. đánh bạc với L. là 1,8 triệu đồng. Tiếp đó, bắt được P., cơng an xác định số tiền T. đánh bạc với P. là 900.000 đồng.
Ở đây, nếu tính từng vụ, số tiền đánh bạc của T. chưa đủ định lượng để khởi tố về tội đánh bạc. Nhưng nếu cộng dồn hai vụ, T. sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người chơi đề ghi đề với nhiều “huyện đề” khác nhau như T. có bị xem là đánh bạc một lần hay không để cộng dồn số tiền đánh bạc?
Một tình huống phụ: Sau khi hỏi ý kiến, công an xác định có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với T. thì lại nảy sinh rắc rối: “Huyện đề” P. có dấu hiệu tâm thần, cần phải đưa đi giám định. Đặt ra trường hợp nếu P. bị bệnh thật thì T. đã chơi đề với người tâm thần. Vậy tiền chơi đề giữa hai bên có được xem là tiền đánh bạc hay không?
Như vậy, việc xác định số tiền đánh bạc thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị quyết số: 01/2010/NQ-HĐTP là tính dựa vào việc ghi số đề có được trúng thưởng hay khơng. Cách tính số tiền đánh bạc theo quy định tại Nghị quyết 01/2010 như vậy là không hợp lý, không đánh giá đúng tính chất, mức độ hành vi mà người đánh bạc đã thực hiện khi cùng là một hành vi như nhau nhưng việc xác định người thực hiện hành vi có phạm tội đánh bạc hay khơng lại phải dựa vào thời điểm phát hiện hành vi. Việc truy cứu TNHS người đánh bạc lại dựa vào thời điểm phát hiện tội phạm trong khi hành vi phạm tội đã hoàn thành từ thời điểm hai bên thỏa thuận xong số tiền đánh bạc và tỷ lệ thắng thua. Khơng thể nói rằng đến thời điểm có kết quả thắng thua thì hành vi của người đánh bạc sẽ nguy hiểm hơn trường hợp chưa có kết quả thắng thua.
Vì vậy, theo quan điểm của tác giả thì cần phải sửa đổi quy định mục 5.1 và mục 5.2 khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010 theo hướng bỏ quy định việc tính tiền đánh bạc dựa vào thời điểm phát hiện hành vi phạm tội mà chỉ cần dựa vào thời điểm hành vi phạm tội đã hoàn thành.
Cụ thể, bổ sung quy định mục 5.1 và mục 5.2 khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP theo hướng quy định tính tiền dùng đánh bạc dựa vào thời điểm hành vi phạm tội đã hồn thành. Mà theo đó, mục 5.1 và mục 5.2 khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010 được viết lại như sau:
“5.1. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng
đánh bạc
Số tiền mà người chơi số đề, cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải chi trả nếu
người chơi trúng thưởng, khơng phụ thuộc người chơi có trúng thưởng hay không, phát hiện trước hay sau khi mở thưởng.
5.2. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc Số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền người chơi số đề, cá độ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải chi trả nếu người chơi trúng thưởng, không phụ thuộc người chơi có trúng thưởng hay khơng, phát hiện trước hay sau khi mở thưởng.”
Ví dụ: A đến gặp B (chủ đề) để ghi số đề là số 39 với số tiền 300.000 đồng, tỷ lệ 1 ăn 70. Tiền A dùng để đánh bạc được xác định bao gồm tiền A bỏ ra để đánh bạc với B là 300.000 đồng, cộng với số tiền B (nhà cái) bỏ ra để đánh bạc với A là 300.000x70=21.000.000 đồng. Tức là tiền A dùng để đánh bạc là 21.300.000 đồng và số tiền dùng để đánh bạc của B cũng là 21.300.000 đồng. (không phụ thuộc
người chơi có trúng thưởng hay khơng, phát hiện trước hay sau khi mở thưởng).
Lý giải: Khi A ghi số đề thì dùng 300.000 đồng để đánh bạc, đồng thời B dùng số tiền 21.000.000 đồng (300.000x70=21.000.000 đồng) để đánh bạc với A. Hay nói cách khác, hai bên đưa ra (bỏ ra) những số tiền nhất định để cá cược với nhau: nếu A thắng thì B phải thua A số tiền 21.000.000 đồng, cịn nếu A thua thì A bị thua số tiền 300.000 đồng; mà trong trường hợp này họ là đồng phạm với nhau nên số tiền đánh bạc phải được cộng lại với nhau là 21.300.000 đồng. Cách tính này sẽ tương tự một số hình thức đánh bạc khác được xác định có đồng phạm, chẳng hạn như: khi phát hiện các con bạc đánh bạc với nhau dưới hình thức đánh bài 13 lá thì số tiền đánh bạc hiện nay được tính là tồn bộ tiền mà các đối tượng dùng để đánh bạc cộng lại với nhau (cộng toàn bộ số tiền từng con bạc bỏ ra trên chiếu bạc và các khoản tiền khác được xác định là tiền dùng để đánh bạc).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong các dấu hiệu định tội danh tội đánh bạc, dấu hiệu giá trị tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc là một trong những dấu hiệu quan trọng để định tội danh. Theo quy định của BLHS năm 2015, tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 321 BLHS thì cấu thành tội phạm đánh bạc.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP và Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP; vướng mắc trong việc xác định số tiền đánh bạc dưới hình thức số đề mà chủ đề có trừ tiền hoa hồng cho những người chơi đề khi họ ghi đề; việc xác định số tiền dùng để đánh bạc trong mua bán lơ đề,cá độ bóng đá vẫn cịn nhiều bất cập…Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong việc xác định tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc như: tiếp tục quán triệt cách thức tính tiền đánh bạc theo hướng dẫn tại Công văn Số: 01/2017/GĐ-TANDTC; thay đối cách thức tính tiền dùng để đánh bạc theo Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP cho phù hợp với thực tiễn và cơng bằng với các hình thức đánh bạc khác.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta trong thời đại phát triển ngày càng thay đổi theo chiều hướng đi lên, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhưng đằng sau nó lại là vơ số những tệ nạn ngày càng tăng, hành vi phạm tội diễn ra khắp mọi nơi, phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, trong đó tội phạm về đánh bạc cũng là một trong những tội phạm đã gây ra khơng ít những hậu quả xấu cho xã hội.
Trong lịch sử lập pháp của nước ta, tội đánh bạc luôn luôn được xác định là những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, trong mọi thời kỳ, Nhà nước đều sử dụng Luật Hình sự như một cơng cụ đắc lực để xử lý, ngăn chặn những hành vi này. Quy định về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong BLHS năm 2015 là quy định tiến bộ nhất trong giai đoạn hiện nay, đã kế thừa và phát huy được những điểm tiến bộ đồng thời khắc phục những khiếm khuyết của các quy định tương ứng trong các giai đoạn trước; bên cạnh đó là khn mẫu pháp lý để xác định những hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc và trên thực tế là tội phạm và là cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm này. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ thì vẫn cịn tồn tại một số vướng mắc cần hoàn thiện. Qua các phân tích về mặt lý luận cũng như thực tiễn xử lý các vụ án đánh bạc đã chỉ ra một số ưu điểm, tiến bộ cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết; những điểm hạn chế, chưa hoàn thiện trong các quy định của pháp luật về tội đánh bạc tác giả có đưa ra những giải pháp, kiến nghị hướng hoàn thiện. Tuy nhiên, về lâu dài cần có quan điểm giải quyết thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan tư pháp trung ương cần chủ trì tổ chức họp liên ngành tư pháp để thống nhất hướng dẫn việc định tội danh đối với các hình thức đánh bạc có tính phổ biến, nhất là hành vi đánh bạc dưới hình thức số đề, cá độ bóng đá để giúp cho việc áp dụng pháp luật được thuận lợi và thống nhất trong toàn quốc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn kiện của đảng
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
B. Văn bản quy phạm pháp luật
2. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
3. Chính Phủ (2010), Nghị định số 73/NĐ-CP ngày 12/07/2010 quy định xử phạt
hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Hà Nội.
4. Chính phủ (2013), Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, chống bạo lực gia đình, Hà Nội.
5. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2/6/2005, Về chiến lược cải
cách tư pháp, Nxb Chính trị, Hà Nội.
6. Bộ tư pháp (1957), Thông tư 301/VHH – HS ngày 2/6/2005 về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 và thông tư số 2098/VHH –HS ngày 31/5/1957 bổ sung thông tư 301/VHH - HS, Hà Nội.
7. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1948), Sắc luật 168/SL ngày
14/4/1948, Về ấn định cách trừng trị tội đánh bạc.
C. Tài liệu tham khảo
8. Lê Cảm (2003), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh (Tài liệu
giảng dạy sau đại học), Đại học Quốc Gia HN.
9. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa
học luật hình sự (phần chung), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
10. Lê Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội
phạm), Nxb ĐH Quốc Gia.
11. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và
12. Lê Văn Đệ (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt
Nam (sách chuyên khảo), NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
13. Nguyễn Ngọc Điệp (chủ biên) (2009), Bình luận khoa học BLHS sửa đổi bổ
sung năm 2009, NXB Thanh niên, Hà Nội.
14. Trần Văn Độ (1994) “Chương 6 - Tội phạm và cấu thành tội phạm” trong sách:
Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng luật hình sự Việt Nam, do GS.TSKH Đào
Trí Úc chủ biên, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
15. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa,
NXB Tư pháp, Hà Nội.
16. Trần Thị Hiển (2011), BLHS Nhật Bản, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
17. Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành Tội phạm – Lý luận và thực tiễn, NXB Tƣ
pháp, Hà Nội.
18. Hội đồng TP TAND Tối Cao (2003), Nghị quyết số 02/2003/NQ – HĐTP ngày
17/4/2003, Hà Nội.
19. Hội đồng TP TAND Tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ – HĐTP ngày
12/5/2006, Về hướng dẫn áp dụng một số quy định của năm 1999, Hà Nội.
20. Hội đồng TP TAND Tối cao (2010), Nghị quyết số 01/2010/NQ – HĐTP ngày
22/10/2010, Về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 BLHS, Hà Nội.
21. Phan Đình Khánh (2001), Tăng cường đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội
bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ Luật, Hà Nội.
22. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình Luật hình sự Việt nam
(Phần các tội phạm), NXB ĐH Quốc gia.
23. Nguyễn Đức Mai (2006), “Tội đánh bạc và các tội phạm khác liên quan tới
hành vi đánh bạc, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Kiểm sát (20).
24. Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt (Sách chuyên
khảo), NXB Lao động xã hội.
25. Đoàn Tấn Minh (2010), Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội
26. Cao Thị Oanh (2002), Đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc trên địa bàn Tp Hà Nội năm 2002, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội.
27. Cao Thị Oanh (2003), “Vấn đề hoàn thiện những quy dịnh về các tội cờ bạc
trong Bộ luật hình sự năm 1999”, Tạp chí Tịa án nhân dân (2).
28. Mai Phong (2006), Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Một số khía cạnh pháp lý
hình sự và tội phạm học, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội.
29. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học BLHS phần các tội phạm, tập IX:
Các tội phạm xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự công cộng, Nxb Tổng hợp
TPHCM.
30. Phan Thị Ngọc Quý (2010), Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam”, Luận
văn thạc sỹ luật học, Hà Nội.