3.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long
Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL là ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập theo quyết định số 769/TTG ngày 18 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng chính phủ với tên giao dịch là Housing Bank Of Mekong Delta, viết tắt là MHB. Ngân hàng MHB chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 08 tháng 04 năm 1998 theo quyết định số 408/QĐ – NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng MHB là một ngân hàng đa năng với vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng với chức năng chính là huy động vốn và cho vay nhằm mục tiêu hỗ trợ nhân dân vùng ĐBSCL xây dựng và phát triển nhà ở, góp phần thúc đẩy cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn vùng ĐBSCL.
Ra đời muộn hơn với điểm xuất phát thấp nhưng MHB có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trong những năm trở lại đây nhanh hơn các ngân hàng khác.
- Năm 2005, tổng tài sản có của MHB đạt 12.700 tỷ đồng, tăng trung bình 50%/năm, đứng thứ 6 trong các ngân hàng Việt Nam. MHB được nhận định là một trong những NHTM có tốc độ phát triển cao và hoạt động an toàn nhất tại Việt Nam. Đến tháng 10/2006 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 17.700 tỷ đồng.
- Ngày 20/7/2011, Ngân hàng MHB đã tiến hành đáu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thành công với 17,74 triệu cổ phần được đấu giá với 3.744 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia.
- Ngân hàng MHB được NHNN xếp vào nhớm những tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, ổn định, an toàn và được cấp mức tăng trưởng tín dụng cao nhất năm 2012. Năm 2011, cũng là năm thứ 5 liên tiếp MHB vinh dự nhận giải Thương hiệu mạnh tại Việt Nam. Tính đến năm 2011, tổng tài sản của MHB đạt
gần 50.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD), tăng gấp 160 lần so với ngày đầu thành lập.
- MHB hiện có trụ sở tại số 09 Võ Văn Tần, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, số điện thoại (08)9302501; một sở giao dịch tại TP Hồ Chí Minh, một văn phịng đại diện tại Hà Nội với tổng cộng gần 230 chi nhánh và các phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành trọng điểm trên cả nước.Hiện nay MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng hơn 300 ngân hàng nước ngoài hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Trong giai đoạn đầu phát triển, danh mục tín dụng của MHB chủ yếu là cho vay khách hàng có mục đích sữa chửa nhà, xây dựng nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh thương mại dịch vụ và cho vay sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, hoạt động kinh doanh của MHB đã hướng đến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng, tập trung chủ yếu cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh doanh xuất nhập khẩu (lương thực, chế biến thủy hải sản, phân bón cao su,… ) và lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng vùng nông thôn, trọng điểm, đặc biệt là các tỉnh ĐBSCL và tài trợ vốn cho các ngành nghề phục vụ an sinh xã hội trong năm 2011 được đặt lên hàng đầu. Tổng dư nợ tín dụng MHB tăng từ 1.206 tỷ đồng (2001) lên hơn 22.925 tỷ đồng trong năm 2011, tăng lên 19 lần trong 10 năm gần đây.
Trong năm 2011 vốn và các quỹ của MHB đạt gần 3.400 tỷ VNĐ, tỷ suất an toàn vốn trên 14,8%. Nguồn vốn luôn được đảm bảo với những khoản vốn ủy thác dài hạn (khoảng 1.308 tỷ VNĐ) từ cơ quan phát triển Pháp (dự án AFD), Ngân hàng thế giới (dự án RDF2), từ ngân hàng NNVN (dự án ADB, dự án SMEFP II).
3.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL – chi nhánh Cần Thơ – phịng giao dịch Ơ Mơn
3.1.2.1. Giới thiệu chung
Trong quá trình phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động, ngày 10/10/2001, được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN Việt Nam, MHB thành
tổng diện tích 600 m2, được thiết kế hiện đại gồm 04 tầng (1 trệt 3 lầu), là nơi có thể cung ứng những sản phẩm dịch vụ hiện đại nhất, phục vụ mọi nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Với mục tiêu hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng, tinh gọn bộ máy làm việc, thể hiện phong cách văn minh lịch sự, an toàn, hiệu quả,… thích ứng kịp thời với xu hướng của thời đại mới. MHB Ơ Mơn khơng chỉ phục vụ sự phát triển tồn diện kinh tế của địa phương mà còn khẳng định sự phát triển bền vững và lớn mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường của Ngân hàng MHB nói chung và phịng giao dịch Ơ Mơn nói riêng.
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
Ban giám đốc
- Giám đốc phòng giao dịch:
+ Là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL, trước Giám đốc chi nhánh cấp 1 và trước pháp luật về mọi hoạt động của phòng giao dịch:
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ cấp dưới.
+ Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh tốn trong phạm vi hoạt động của chi nhánh.
- Phó giám đốc phịng giao dịch:
+ Là người hỗ trợ cho giám đốc quản lí một số mặt hoạt động của chi nhánh do Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình,
+ Tham gia với giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình cơng tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.
Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC MHB – PGD Ô MÔN
Nguồn: Bộ phận kinh doanh MHB – PGD Ơ Mơn
Bộ phận kế tốn, bộ phận hành chính nhân sự
- Bộ phận kế tốn có các chức năng sau:
+ Thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lí các loại vốn tài sản của cơ quan.
+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, lập thủ tục nhận và chi trả tiền. Thực hiện cơng tác điện tốn và xử lý thơng tin.
+ Thực hiện kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi PGD. + Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước và quy định về nghĩa vụ tài chính hệ thống.
+ Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng Nghiệp vụ
BỘ PHẬN KINH DOANH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN HCNS BỘ PHẬN KẾ TOÁN KẾ TOÁN NGÂN QUỸ TỔ KINH DOANH TỔ HTKD TỔ QLRR
- Bộ phận hành chánh nhân sự có các chức năng sau: + Thực hiện quản lí hành chính, văn thư.
+ Tham mưu cho ban lãnh đạo về việc tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng cán bộ giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến cán bộ cơng nhân viên.
+ Tổ chức điều chỉnh tiền lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí.
Bộ phận kinh doanh
- Tổ kinh doanh: [8, tr.16]
+ Trực tiếp hoặc cùng Lãnh đạo phỏng vấn, tư vấn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận, đánh giá tình hình pháp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tình hình tài chính, tính khả thi của các dự án/ phương án vay vốn, khả năng trả nợ, đánh giá tính khả mại và xác định giá trị tài sản đảm bảo;
+ Tư vấn, hướng dẫn và giải đáp cho khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tín dụng, tiền gửi,… tại MHB;
+ Lập báo cáo tờ trình thẩm định tín dụng, chịu trách nhiệm về các nội dung đánh giá, nhận xét và đề xuất về khoản tín dụng trong báo cáo thẩm định;
+ Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, bảo đảm tiền vay (theo định kì hoặc đột xuất), đề xuất cơ cấu nợ, chuyển nợ quá hạn, lập hồ sơ cho khách hàng phát sinh nợ có vấn đề chuyển cho Bộ phận có liên quan.
+ Phân loại nợ khách hàng đang quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng, kết quả cơng việc được phân cơng của mình.
- Tổ quản lí rủi ro:[8, tr.17]
+ Kiểm tra, tái thẩm định các vấn đề liên quan của khoản cấp tín dụng mà bộ phận kinh doanh đề xuất, đồng thời lập báo cáo đánh giá rủi ro và chịu trách nhiệm về các nọi dung đánh giá, nhận xét và đề xuất đó;
+ Tham gia kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, đảm bảo tiền vay và xử lí nợ khi được phân cơng;
+ Thực hiện kiểm sóat tín dụng, rà sốt kiểm tra, tổng hợp báo cáo phân loại nợ cho cấp thẩm quyền;
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng, kết quả công việc được phân công. - Tổ hỗ trợ kinh doanh: [8, tr.17]
+ Thực hiện đăng nhập tài sản, đăng kí tài khoản vay vào Intellect, giải ngân cho khách hàng hoặc đề nghị giải ngân;
+ Thực hiện thu nợ (gốc, lãi) của khách hàng trên hệ thống Intellect;
+ Lập danh sách, sao kê các Hợp đồng tín dụng nợ đến hạn, nợ quá hạn báo cáo Lãnh đạo và khách hàng;
+ Đánh giá, phân tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp xử lí nợ, đối với các khoản nợ có vấn đề;
+ Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo và các công việc khác theo phân công của Lãnh đạo.
3.2. CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL - CHI NHÁNH CẦN THƠ – PGD Ô MÔN
Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL là NHTM được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo Điều 98 Mục 2 Luật các tổ chức tín dụng 2010 như: huy động vốn; cấp tín dụng; cung cấp dịch vụ thanh tốn cho khách hàng,… Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng của quận Ơ Mơn và các vùng lân cận thuộc qui mô hoạt động của MHB Ơ Mơn chủ yếu là vùng nông nghiệp, kinh tế cá thể - hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng một số ít các cơng ty TNHH nên các hoạt động kinh doanh của MHB Ơ Mơn cũng hạn chế về loại hình sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể, trong những năm gần đây ngân hàng chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng với một số lĩnh vực sau: