Những quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Sự độc lập của tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành (Trang 25)

2.1.1 Những quy định của Hiến pháp năm 2013 về sự độc lập của Tòa án nhân dân dân

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội gắn kết và không thể tách rời nhau. Pháp luật ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước vào khoảng 4000 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên mãi đến thế kỉ XVIII bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại mới được ra đời. Có thể nói rằng Hiến pháp là một sản phẩm chỉ có trong nhà nước dân chủ với mục đích ghi nhận quyền cơ bản của cơng dân và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước nhằm giới hạn và tránh sự lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước. Như đã phân tích ở chương 1, tịa án được độc lập là điều kiện quan trọng để cơ quan này có thể bảo vệ quyền lợi của cơng dân một cách hiệu quả. Vì vậy sự độc lập của tòa án ln được Hiến pháp - đạo luật có hiệu lực cao nhất của mỗi quốc gia ghi nhận. Trong suốt mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam, chế định về tòa án lần đầu tiên được quy định chính thức trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được kế thừa trong các bản Hiến pháp sau này. Tất cả các bản Hiến pháp đều ghi nhận nguyên tắc độc lập của tòa án.

Những quy định của Hiến pháp năm 2013 về sự độc lập của Tòa án nhân dân được thể hiện như sau:

Sự tác động của Đảng cầm quyền đối với sự độc lập của Tòa án nhân dân

Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Đây là quy định thể hiện rõ nét nhất về sự độc lập của Tòa án nhân dân cũng như thẩm phán và hội thẩm. Theo đó, khơng một chủ thể nào được phép can thiệp hay tác động trái pháp luật vào hoạt động xét xử của tòa án mà cụ thể là của thẩm phán, hội thẩm nhân dân. Tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. “Đảng lãnh đạo Tòa án một cách tồn diện về chính trị, tư tưởng; về tổ chức, cán bộ; về định hướng công tác thông qua việc định ra các nguyên tắc, quan điểm, đường lối”32. Cụ thể Đảng đã ra nhiều nghị quyết quan trọng nhằm nâng cao chất lượng xét xử như Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày

32

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen/2007/1775/Dang-lanh-dao-cac- co-quan-tu-phap-trong-dieu-kien.aspx, truy cập ngày 18/7/2016.

02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị liên quan đến nhiệm vụ cấp bách và chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo Tòa án nhân dân trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2016, ngày 4/1/2016, đồng chí Trương Hịa Bình, Bí thư Ban cán sự Đảng Tòa án

nhân dân tối cao đã ký ban hành Nghị quyết số 01-NQ/BCS33

. Ngoài việc lãnh đạo bằng cách đề ra chủ trương, đường lối, Đảng còn “chỉ đạo hoặc cho ý kiến về nguyên tắc chung trên cơ sở quy định của pháp luật trong việc giải quyết, xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp về chính trị, kinh tế, xã hội, các vụ án tham nhũng có liên quan đến các bộ thuộc diện quản lý

của các cấp ủy Đảng, các vụ án có liên quan đến quan hệ đối ngoại...”34

. Ngày 18 tháng 4 năm 2016, trong cuộc họp với Thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phịng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm như vụ án “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam, vụ án “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm35. Qua đó thấy rằng Đảng định hướng chung, lãnh đạo bằng chủ trương chứ không can thiệp trực tiếp vào cơng việc xét xử của tịa án. Bên cạnh đó, tịa án phải báo cáo cơng tác với cấp ủy Đảng, đặc biệt đối với các vụ án nghiêm trọng, phức tạp có liên quan đến an ninh chính trị, tơn giáo, đối ngoại ở địa phương, cấp ủy Đảng chỉ đạo Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân cho chủ trương và phương hướng xử lý theo đề nghị của cơ quan tư pháp36

. Ví dụ Tịa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp sau khi xét xử vụ án Bùi Thị

33

http://congly.com.vn/hoat-dong-toa-an/tieu-diem/nghi-quyet-cua-ban-can-su-dang-tandtc-ve-lanh-dao-chi- dao-trien-khai-thuc-hien-cac-nhiem-vu-trong-tam-cong-tac-nam-2016-cua-cac-tand-134718.html

34 TS. Nguyễn Văn Hiện (2005), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác Tịa án hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, trang 17. 35 http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160418/tong-bi-thu-chi-dao-day-nhanh-an-tham-nhung-dac-biet- nghiem-trong/1086331.html 36http://truongchinhtri.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLc zdTEwN_A3cLA0_PUMMwj4BAwyB3U_2CbEdFAAkRpWk!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/ connect/truongchinhtri/truongchinhtrisite/vanbanphapquy/vanbanmoibanhanh/baocaotu/baocaocuatinhuy1

Minh Hằng vào ngày 26/8/2014 về tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 2 Điều 245 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã báo cáo Ban Nội

chính Tỉnh ủy theo đúng quy định của Chỉ thị 15-CT/TW37

về nội dung vụ án, tội danh, quan điểm giải quyết vụ án.

Có thể thấy rằng Đảng thể hiện vai trị lãnh đạo thông qua các nghị quyết về chủ trương, đường lối nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử là cần thiết nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án. Nếu thực sự cấp ủy Đảng lãnh đạo đúng với tinh thần và quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước thì Đảng vừa phát huy được vai trị lãnh đạo của mình vừa tạo điều kiện cho tòa án thực hiện tốt cơng tác xét xử...Tuy nhiên có một số trường hợp vi phạm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, pháp luật của nhà nước về sự độc lập của tòa án. Chẳng hạn như vụ án Đồ Sơn Hải Phòng ngày 28/8/2006, Tòa án nhân dân Hải Phòng xét xử sơ thẩm theo chỉ đạo của Bí thư thành ủy. Sau đó ơng Dương Văn Thành, Phó Chánh án Tịa án nhân dân Hải Phòng, Chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án trả lời báo chí: “Tất nhiên khơng ai bảo tôi phải xử thế này, thế nọ. Nhưng đã có những “gợi ý” và “định hướng” xét xử, mình phải tham khảo. Cấp trên đã có đề nghị xin, mình làm khác cũng khó”38

. Như vậy dù cho tổ chức Đảng đưa ra đường lối xét xử cho Tòa án “tham khảo” thì Tịa án cũng khó thốt ly ý kiến chỉ đạo đó bởi vì Đảng trực tiếp quản lý cơng tác tổ chức cán bộ, trong đó có việc xem xét, quyết định nhân sự cán bộ lãnh đạo và Thẩm phán Tòa án các cấp. Về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Dũng từng phát biểu ý kiến: “Một vài đồng chí lãnh đạo cấp ủy lại chỉ đạo theo ý của mình thì chắc chắn có ảnh hưởng. Bởi vì anh thẩm phán nếu khơng nghe thì rất tế nhị, về quan hệ cấp ủy có khi dùng biện pháp khác. Người thẩm phán cảm thấy hình như mình bị “trên đe, dưới búa” rất ngại, buộc phải theo ý kiến của nhà lãnh đạo”39. Theo quan điểm tác giả, quy định Điều 4 của Hiến pháp là cần thiết nhưng phải làm rõ phạm vi và quy định rõ ràng, hợp lý nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử của tịa án nhưng khơng vi phạm sự độc lập của tịa án. Điều đó giúp tránh được sự tùy tiện trong việc chỉ đạo các vụ án cụ thể, khiến quy định ở Điều 4 của Hiến pháp khơng cản trở sự độc lập của tịa án trên thực tế.

Cách thức quy định của Hiến pháp mới góp phần tăng cường sự độc lập cho Tòa án nhân dân

37 Chỉ thị 15-CT/TW của Bộ Chính trị về “sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xét xử các vụ án và cơng tác bảo vệ Đảng”

38http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cap-tren-dinh-huong-xet-xu-toi-phai-theo-2069955.html

39

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 102 Hiến pháp hiện hành quy định về nhiệm vụ của Toà án nhân dân: đặt nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân lên trước chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của nhà nước. Với quy định này, nhà nước đã bước lên một bậc cao hơn, pháp luật trở thành công cụ bảo vệ nhân dân trước bảo vệ giai cấp cầm quyền. Nhà nước đã đặt sự thật khách quan và các quyền hợp pháp của nhân dân lên hàng đầu chứ khơng vì nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa mà có thể bị tác động từ đó xem nhẹ và bỏ qua quyền con người, quyền cơng dân. Trong khi đó quy định tại Điều 126 Hiến pháp năm 1992 lại đặt nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa lên trước cơng lý, tài sản, tính mạng, danh dự của nhân dân và cũng không đề cập đến quyền con người, quyền công dân. Sự thay đổi này là nhân tố quan trọng để toà án độc lập hơn. Bởi sự độc lập của tòa án và nhiệm vụ bảo vệ cơng lý có quan hệ mật thiết với nhau. Khi và chỉ khi tòa án được độc lập, chỉ tuân theo pháp luật thì khi đó cơng lý mới được thiết lập. Và ngược lại để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, yêu cầu đặt ra là phải làm cho tòa án được độc lập. Bởi mục tiêu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa là để phục vụ con người trong chế độ đó với việc đảm bảo quyền cơ bản của họ.

Chính thức trao quyền tư pháp cho Tịa án nhân dân là xây dựng nền tảng cho một nền tư pháp độc lập

Một bản Hiến pháp bao giờ cũng quy định về cách tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương hay còn gọi là chính thể nhà nước. Chính thể nhà nước thể hiện vị trí cũng như mối quan hệ và mức độ độc lập giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp với nhau. Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng quy định tại khoản 3 Điều 2 như sau: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy quyền lực nhà nước là thống nhất và không phân chia nhưng Hiến pháp vẫn thừa nhận sự tồn tại ba quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực không phân chia nhưng vẫn có sự phân cơng, mỗi quyền lực sẽ được phân công cho một cơ quan riêng biệt thực hiện và hoạt động một cách độc lập. Theo đó Quốc hội thực hiện quyền lập pháp Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư

pháp40. Trước đây, Hiến pháp năm 1946 lần đầu tiên trao quyền tư pháp cho tòa án

theo quy định Điều 63: “Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa gồm có: a) Tịa án tối cao; b) Các Tịa án phúc thẩm; c) Các Tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp”. Tuy nhiên các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm

1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) không quy định điều này. Đến Hiến pháp năm 2013, tại khoản 1 Điều 102 đã khẳng định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Do đó đây được xem là điểm sáng của Hiến pháp mới, rất có ý nghĩa đối với sự độc lập của cơ quan tòa án. Quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần làm cho tịa án độc lập hơn bởi tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, các cơ quan nhà nước không được can thiệp vào. Tuy nhiên Hiến pháp không quy định nội dung của quyền tư pháp là gì, hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm những cơ quan nào. Bởi vì khơng có cơ sở pháp lý quy định về vấn đề này nên hiện nay hệ thống cơ quan tư pháp được hiểu là Tòa án nhân dân, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án theo tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Do đó Hiến pháp cần quy định rõ khái niệm quyền tư pháp và hệ thống cơ quan tư pháp.

Kiểm sát hoạt động xét xử đảm bảo Tịa án độc lập trong khn khổ pháp luật

Tịa án độc lập khơng có nghĩa là tùy tiện mà sự độc lập đó bị giới hạn bởi pháp luật. Vấn đề đặt ra là làm sao biết được tịa án có tn thủ pháp luật hay không. Tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Theo Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, kiểm sát hoạt động tư pháp bao gồm cả kiểm sát hoạt động xét xử của Tịa án. Thơng qua thẩm quyền kiểm sát hoạt động xét xử, Viện kiểm sát có thể phát hiện ra các sai phạm trong quá trình xét xử, nói rộng ra là q trình tố tụng như việc Tịa án xét xử sai, khơng đúng trình tự, thủ tục tố tụng hoặc vi phạm tố tụng nghiêm trọng và kháng nghị, kiến nghị để Tòa án xem xét hoặc xét xử lại bản án, quyết định đó nhằm đảm bảo hoạt động xét xử tuân thủ đúng pháp luật41

...

Quyền giải thích pháp luật tác động đến sự độc lập của Tòa án nhân dân

Tòa án là chủ thể thường xuyên áp dụng quy phạm pháp luật vào đời sống xã hội. Trong khi đó văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành đơi lúc có các quy phạm chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau. Điều này đã gây khó khăn cho tịa án khi áp dụng vào thực tiễn bởi vì các lý do sau:

Thứ nhất, tòa án phải chờ đợi văn bản giải thích của cơ quan ban hành. Quốc hội là cơ quan ban hành luật do đó hơn ai hết Quốc hội là chủ thể hiểu được tinh thần và nội dung các quy phạm pháp luật nhưng Quốc hội mỗi năm họp hai kỳ trừ

41 Viện kiểm sát nhân dân kháng nghị giải quyết theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Điều 331, Điều 354, Điều 358 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

trường hợp họp bất thường. Do đó thẩm quyền giải thích luật được trao cho Ủy ban

thường vụ Quốc hội42. Ủy ban thường Quốc hội không phải là chủ thể trực tiếp thi

Một phần của tài liệu Sự độc lập của tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)