Pháp luật hình sự về Tội khơng tố giác tội phạm giai đoạn từ khi Bộ luật

Một phần của tài liệu Tội không tố giác tội phạm theo luật hình sự việt nam (Trang 29)

1.3. Khái qt lịch sử hình thành, phát triển của Tội khơng tố giác tội phạm

1.3.3. Pháp luật hình sự về Tội khơng tố giác tội phạm giai đoạn từ khi Bộ luật

luật Hình sự 1985 có hiệu lực cho đến trước khi Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực

Trong giai đoạn 1982-1986, q trình pháp điển hóa pháp luật hình sự ở nước ta được đẩy mạnh, đỉnh cao là sự ra đời của Bộ luật Hình sự năm 1985. Đây được xem là kết quả từ sự kết tinh thành tựu 40 năm hoạt động lập pháp của chính quyền cách mạng, là sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta từ năm 1945.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật giai đoạn trước, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, không tố giác tội phạm được quy định cụ thể thành một điều luật riêng tại Điều 19 BLHS năm 1985: “Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà khơng tố giác, thì

30 Phùng Quang Huy (2006), Không tố giác tội phạm - Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 14.

phải chịu TNHS về Tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định”. Cũng trong BLHS năm 1985, Điều 247 liệt kê những trường hợp cụ

thể cấu thành tội phạm và phải chịu TNHS khi không tố giác tội phạm:

“1- Người nào biết rõ một trong những tội phạm quy định ở các Điều sau đây đang được chuẩn bị hoặc đã được thực hiện mà khơng tố giác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

- Các Điều từ 72 đến 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; Điều 87 (tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ); Điều 94, Khoản 2 (tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95, Khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 96, Khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ); Điều 98 (tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ).

- Điều 101 (tội giết người); Điều 112, Khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm);

- Điều 129 (tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 132, Khoản 2 và 3 (tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 133, Khoản 2 và 3 (tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 138, Khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa);

- Điều 151 (tội cướp tài sản công dân); Điều 152 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân);

- Điều 165, Khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 172, Khoản 2 và 3 (tội chiếm đoạt tem, phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu giấy tờ giả dùng vào việc phân phối);

- Điều 245, Khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam).

2- Người khơng tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn TNHS hoặc miễn hình phạt.”

Như vậy, so với các bộ luật trước đó, BLHS năm 1985 đã tiến bộ hơn về kỹ thuật lập pháp hình sự về cả nội dung lẫn hình thức, việc ghi nhận về mặt pháp lý Tội không tố giác tội phạm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm và có thể rút ra một số nhận xét:

- Tội không tố giác tội phạm được quy định thành một tội độc lập tại Chương X Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

- Nhà làm luật liệt kê cụ thể những trường hợp không tố giác bị coi là tội phạm. - Do đặc thù của giai đoạn, nhà làm luật quy định các tội chiếm đoạt tem phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu, giấy tờ làm giả dùng vào việc phân phối (Điều 172) là một trong các tội phạm phải tố giác.

Trước yêu cầu hoàn thiện pháp luật, song song đó là việc các văn bản đơn hành khơng cịn phù hợp để tạo cơ sở pháp lý, một bộ luật thống nhất, duy nhất về tội phạm và hình phạt ra đời, BLHS năm 1985 góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh phòng chống tội phạm suốt 15 năm.

1.3.4. Pháp luật Hình sự về Tội khơng tố giác tội phạm giai đoạn từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực đến trước khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực

Trước điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập quốc tế, đồng thời sau bốn lần sửa đổi bổ sung, BLHS năm 1985 khơng cịn là một chỉnh thể thống nhất, do đó BLHS năm 1999 được ra đời là một địi hỏi khách quan. Kế thừa, phát triển, tiếp tục ghi nhận Tội không tố giác tội phạm trong một điều luật riêng tại chương Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, BLHS năm 1999 ghi nhận không tố giác tội phạm tại Điều 22, đồng thời cụ thể hóa Tội khơng tố giác tội phạm được tại Điều 314 BLHS năm 1999.

BLHS năm 1999 đã có những điểm mới đáng ghi nhận, phù hợp với đòi hỏi của xã hội cũng như việc kiện toàn hệ thống pháp luật. So với BLHS năm 1985, quy định về Tội khơng tố giác tội phạm có những sửa đổi, bổ sung sau:

Thứ nhất, trong cấu thành tội phạm, bổ sung thời điểm tội phạm “đang thực hiện mà không tố giác”. BLHS năm 1985 chỉ quy định tội phạm “đang được chuẩn bị hoặc đã được thực hiện mà không tố giác”. Sự bổ sung này góp phần quy định

đầy đủ dấu hiệu thuộc mặt khách quan, đồng thời tạo sự thống nhất giữa quy định về không tố giác tội phạm tại Phần Những quy định chung và Tội không tố giác tội phạm tại Phần Các tội phạm.

Thứ hai, nhà làm luật không liệt kê các điều, khoản của Bộ luật Hình sự về các tội phải tố giác khi biết rõ mà viện dẫn trực tiếp đến Điều 313 BLHS năm 1999.

Sự thay đổi này giúp điều luật được ngắn gọn và vẫn đảm bảo việc áp dụng.

Thứ ba, ngoài những tội được liệt kê trong BLHS năm 1985 tiếp tục được giữ lại, BLHS năm 1999 ghi nhận thêm những tội phạm mới (mới được bổ sung hoặc do tách tội) để thích ứng kịp thời với bối cảnh lịch sử, kinh tế và xã hội.

Thứ tư, hình phạt cải tạo khơng giam giữ được sửa đổi, nâng lên đến ba năm (trong BLHS năm 1985, cải tạo không giam giữ đến một năm). Điều này cho thấy

cái nhìn khách quan của nhà làm luật ứng dụng trong giai đoạn mới, nâng cao tính phịng ngừa và giáo dục tội phạm.

Thứ năm, Khoản 2 Điều 314 BLHS năm 1999 là một nội dung mới, theo đó, phạm vi TNHS của ơng, bà, cha, mẹ, con cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người có hành vi phạm tội khơng được tố giác, khi biết người thân của mình phạm tội được thu hẹp lại. Những đối tượng này chỉ phải chịu TNHS khi không tố giác tội

phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp được quy định tại Điều 313 mà không phải mọi tội phạm được liệt kê ở Điều 313 BLHS năm 1999. Quy định này thể hiện tư tưởng nhân đạo, sự quan tâm của nhà làm luật với đạo đức - truyền thống quý báu trong quan hệ gia đình, góp phần khẳng định “đặt việc tội phạm hóa trong mối liên hệ với quan niệm đạo đức của nhân dân có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát hiện các nhu cầu xã hội về mặt tinh thần trong việc bảo vệ các quan hệ xã hội bằng luật hình sự”31

bên cạnh việc kế thừa tư tưởng “trung quân ái quốc”.

Trong BLHS năm 1999, Tội khơng tố giác tội phạm có sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp. Các quy định đối với tội phạm này được khái quát hơn, chính xác hơn. Tính phân hóa đã được thể hiện ngay trong điều luật với các nội dung được bổ sung. Sự điều chỉnh này góp phần khơng nhỏ vào q trình vận dụng và áp dụng pháp luật, vấn đề cá thể hóa TNHS được rõ ràng hơn.

1.3.5. Pháp luật Hình sự về Tội khơng tố giác tội phạm từ năm 2015 đến nay

Không thể phủ nhận những giá trị mà BLHS năm 1999 mang lại, tuy nhiên, trước những thay đổi lớn của đời sống xã hội, kinh tế thời kỳ hội nhập, nhận thức pháp luật của người dân ngày càng cao, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, nhiều tội phạm mới xuất hiện, ngày 27/11/2015 Quốc hội khóa XIII đã thơng qua BLHS số 100/2015/QH13. Vì cịn điểm chưa hồn thiện nên ngày 29 tháng 6 năm 2016 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi thi hành BLHS năm 2015. Đến ngày 20/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 trong đó có Điều 390 Tội khơng tố giác tội phạm.

31

Cùng với nhu cầu thay đổi BLHS, nghĩa vụ tố giác tội phạm của mỗi cơng dân cũng có sự thay đổi. So với quy định tương ứng tại BLHS năm 1999, quy định về Tội không tố giác tội phạm ở BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung sau:

Thứ nhất, nội dung Điều luật mở rộng phạm vi dẫn chiếu cụ thể đến các quy định pháp luật có liên quan, theo đó, BLHS năm 2015 có sự phân biệt hành vi không tố giác tội phạm đang được chuẩn bị với hành vi không tố giác tội phạm đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện. Có thể hiểu, hành vi khơng tố giác tội

phạm đang được chuẩn bị chỉ cấu thành tội phạm khi tội phạm không bị tố giác thuộc quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 14. Như vậy, hành vi chuẩn bị phạm tội trong trường hợp này phải chịu TNHS theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 14 thì người khơng tố giác mới phải chịu TNHS.

Thứ hai, về hình thức, có thể thấy Điều 390 BLHS năm 2015 khơng cịn thể hiện Khoản 2 tương tự Điều 314 BLHS năm 1999. Nhưng tại Khoản 1 Điều 390

BLHS năm 2015 có nội dung “nếu khơng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2

và Khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này”, vậy Điều luật đã bao quát luôn nội dung tại

Khoản 2 Điều 314 BLHS năm 1999, đó là “Người không tố giác là ông, bà, cha,

mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu TNHS về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này”. Cách quy định này giúp

điều luật ngắn ngọn hơn, tránh lập lại nội dung đã quy định.

Thứ ba, bên cạnh những nội dung trên, BLHS năm 2015, “lần đầu tiên nhà làm luật đã ghi nhận bổ sung quy phạm mới về phi tội phạm hóa hành vi khơng tố giác tội phạm của người bào chữa”32. Người bào chữa phải chịu TNHS trong trường hợp không tố giác các tội được quy định tại Chương Các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do người mà họ bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Thứ tư, có sự điều chỉnh mức hình phạt, tăng mức khởi điểm hình phạt tù từ 03 tháng lên 06 tháng. Động thái này thể hiện sự đề cao tính răn đe, thái độ nghiêm

khắc đối với Tội không tố giác tội phạm.

32 Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa luật (2018), Về nhận thức khoa học phần chung pháp luật hình sự Việt

1.4. Những quy định về Tội không tố giác tội phạm trong pháp luật Hình sự một số nước trên thế giới

Lịch sử lập sử lập pháp hình sự Việt Nam cho thấy quy định về Tội không tố giác tội phạm ngày càng tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn những điểm chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: “cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý của dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai”33. Vì vậy, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu hồn thiện pháp luật hình sự về tội phạm này, tiếp theo tác giả tìm hiểu kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài, cụ thể là BLHS của Vương quốc Thụy Điển và BLHS của Cộng hịa Liên bang Đức.

1.4.1. Bộ luật Hình sự của Vương quốc Thụy Điển

Trong BLHS của Vương quốc Thụy Điển đã có sự cụ thể hóa nội dung Tội không tố giác tội phạm tại Điều 6 Chương 23 (Tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội, âm mưu phạm tội và đồng phạm):

“Người nào không kịp thời báo cáo hoặc tố giác một tội phạm đang được thực hiện khi có thể làm việc đó mà khơng gây nguy hiểm cho bản thân mình hoặc cho người thân của mình, trong trường hợp có các quy định cụ thể cho việc này thì bị kết án về Tội không tố giác tội phạm tương tự như đã quy định đối với người đồng phạm tham gia phạm tội ở mức độ hạn chế. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, hình phạt khơng được nặng hơn hình phạt hai năm tù. Trong những trường hợp có quy định đặc biệt, hình phạt đối với Tội khơng tố giác tội phạm cũng được áp dụng đối với người không biết, nhưng đáng ra phải nhận thức được rằng tội phạm đang được thực hiện.

Nếu cha mẹ, những người khác đang nuôi dưỡng trẻ em hoặc những người giám hộ ngồi các trường hợp nói tại đoạn 1, khơng ngăn chặn người mà mình có trách nhiệm chăm sóc hoặc giám sát thực hiện tội phạm khi có thể làm điều đó mà không gây nguy hại cho bản thân hoặc người thân của mình, và khơng báo cáo với người có thẩm quyền, thì bị xử phạt theo quy định tại đoạn 1.

33

Khơng áp dụng hình phạt đối với hành vi khơng tố giác hoặc ngăn chặn tội phạm trừ trường hợp tội phạm đang được thực hiện đã tiến triển tới mức phải áp dụng hình phạt.” 34

Bên cạnh đó, nhà làm luật Thụy Điển cũng đã xây dựng một số trường hợp khắt khe để truy cứu TNHS đối với tội phạm này rãi rác trong các chương khác: Chương 3 Các tội xâm phạm tính mạng và sức khỏe của con người - Điều 3, Chương 4 Các tội xâm phạm tự do và bình yên - Điều 10, Chương 12 Các tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác - Điều 5, Chương 13 Các tội xâm phạm an tồn cơng cộng - Điều 12, Chương 18 Các tội chống lại Hoàng gia - Điều 7, Chương 19 Các tội xâm phạm an ninh của Vương quốc - Điều 14, Chương 21 Các tội do thành viên các lực lượng vũ trang thực hiện - Điều 5, Chương 22 Tội phản bội tổ quốc và các tội có liên quan - Điều 7. Mặc dù nhà làm luật không quy định cụ thể tên gọi cho các điều luật, tuy nhiên qua các dẫn chứng trên, có thể thấy, BLHS Thụy Điển đã ghi nhận và quy định Tội không tố giác tội phạm.

Từ những quy định trên có thể thấy BLHS Thụy Điển có một số điểm giống với BLHS Việt Nam trong quy định về Tội không tố giác tội phạm, đó là: Tội không tố giác tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý35; thời điểm phạm tội là khi tội phạm không bị tố giác đang được thực hiện; loại hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với tội phạm này là phạt tù; có thể miễn hình phạt đối với người có hành động can ngăn tội phạm. Tuy nhiên, Tội không tố giác tội phạm theo BLHS

Một phần của tài liệu Tội không tố giác tội phạm theo luật hình sự việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)