Quy định của pháp luật và thực tế thực hiện trong thực hiện nhiệm vụ cụ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện từ thực tiễn tỉnh cà mau (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 39 - 43)

7. Bố cục của luận văn

2.2 Quy định của pháp luật và thực tế thực hiện trong thực hiện nhiệm vụ cụ

vụ cụ thể

2.2.1. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra

Theo quy định của pháp luật về thanh tra58, xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra là một trong những khâu quan trọng có tính quyết định đến chất lượng,

55 Mục 1, 2, 3 Chương II Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

56 Mục 1, 2, Điều 10, 11, 12, 13, 14 Mục 3 Chương II, Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra, Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Thanh tra Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.

57 Công văn số 2249/TTCP-GS,TĐ&XLSTT ngày 05/08/2015 của Tổng thanh tra Chính phủ về việc tăng cường công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra và công tác báo cáo, nhập số liệu vào Hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 30/6/2017 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.

58 Điều 4, 5 và Điều 11 Thơng tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.

hiệu quả của hoạt động thanh tra nói chung, một cuộc thanh tra nói riêng, qua đó giúp công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu được sâu sát và phù hợp với thực tế.

Định hướng chương trình, kế hoạch thanh tra59 là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đánh giá hiệu quả, chất lượng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Việc thực hiện thanh tra phải trên cơ sở chương trình, kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Hoạt động thanh tra60 được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên

hoặc thanh tra đột xuất. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Những quy định về định hướng xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra nêu trên là tiền đề cho các cơ quan thanh tra nói chung và Thanh tra huyện nói riêng tiến hành cải cách hành chính trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động của các cơ quan thanh tra đối với doanh nghiệp và cơ quan, đơn vị61. Với quy định này, hàng năm Thanh tra huyện đã trình chương trình, kế hoạch thanh tra để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt ngay từ cuối năm làm cơ sở cho việc triển khai cơng tác thanh tra của năm sau. Vì vậy, cơng tác xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trong thời gian qua đã chủ động và đi vào nền nếp, ngày càng bám sát yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện.

Việc chủ động và sớm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, báo cáo Thanh tra tỉnh trao đổi, thống nhất kế hoạch hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị theo ngành, lĩnh vực cũng như theo địa bàn quản lý vì vậy đã cơ bản hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp của các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó, cơng khai chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm tạo điều kiện tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động thanh tra.

59 Khoản 4, 5 Điều 3, khoản 4 Điều 36 Luật Thanh tra năm 2010.

60 Điều 6, 7, khoản 1 Điều 37 Luật Thanh tra năm 2010; Điều 3 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP; Điều 3 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP.

61 Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong thời gian qua cũng còn một số bất cập, hạn chế như: Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra còn phụ thuộc quá nhiều vào việc phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, chưa mang tính chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với công tác thanh tra của ngành. Chương trình, kế hoạch thanh tra chủ yếu xác định nội dung cơng việc cịn chung chung, các nội dung về bảo đảm biện pháp tổ chức lực lượng và phối kết hợp để tiến hành thiếu cụ thể; kế hoạch còn mang tính dàn trải chưa trọng tâm, trọng điểm, nên việc phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm hiệu quả chưa cao.

2.2.2. Việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra

Nhiệm vụ vầ quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra được quy định tại Điều 46, 47 Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành62. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để một cuộc thanh tra đạt chất lượng, hiệu quả.

Việc thực hiện các hoạt động thanh tra được tiến hành thống nhất, theo những quy trình được chuẩn hóa, khơng cịn thực hiện tùy tiện, theo cảm tính chủ quan hoặc theo kinh nghiệm, hạn chế được những việc làm vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra. Đồng thời, hạn chế được việc do vô ý, thiếu hiểu biết hoặc do thiếu quy định mà lạm quyền, vượt quá thẩm quyền, thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các thành viên Đoàn thanh tra, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức và cơng dân.

Bên cạnh đó vẫn cịn hạn chế về quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra như: Trong hoạt động thanh tra nói chung và khi tiến hành các cuộc thanh tra nói riêng, Thanh tra viên hoặc Trưởng Đồn thanh tra được tự mình phân tích, đánh giá tình hình hoặc chứng cứ đã thu thập được trong quá trình thanh tra theo nhận thức của mình. Đồng thời được độc lập nhận xét, đánh giá kết quả thanh tra một cách đầy đủ, khách quan để kết luận, kiến nghị và quyết định về những nội dung đã thanh tra. Tuy nhiên, do phải chịu sự chỉ đạo thường xuyên của người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, từ đó sẽ làm nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiến hành thanh tra, đây là mối quan hệ cần phải xử lý nhằm không làm mất đi sự chỉ đạo của các cấp quản lý

62 Điều 21 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP; Điều 8, 9, 12, 13, 14, 15 và Điều 18 đến Điều 39 của Thông tư số 05/2014/TT-TTCP.

mà vẫn bảo đảm vấn đề tuân theo pháp luật của Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra.

Trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đồn thanh tra có quyền u cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thơng tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, nhưng lại chưa quy định chế tài cụ thể để áp dụng khi các đối tượng được u cầu khơng chấp hành vì trong thực tiễn hoạt động, có nhiều trường hợp đối tượng được yêu cầu không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc chỉ cung cấp một phần, cố tình trì hỗn, gây chậm trễ hoặc tìm cách “đối phó”63... gây rất nhiều khó khăn trong thực tiễn xử lý vi phạm, làm ảnh hưởng đến hoạt động và thời hạn thanh tra.

2.2.3. Việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra hành chính tra hành chính

Về xây dựng báo cáo kết quả thanh tra hành chính: Theo quy định64, chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Trong thời gian qua, nội dung báo cáo kết quả thanh tra trên địa bàn huyện đã bám sát quy định của pháp luật về thanh tra. Sau khi kết thúc thanh tra tại đơn vị, Đồn thanh tra có dự thảo báo cáo kết quả thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra theo tiến độ, thời gian tiến hành thanh tra được ghi trong kế hoạch thanh tra. Tuy nhiên, do kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn Đoàn thanh tra mới bắt đầu tập trung soạn thảo báo cáo kết quả thanh tra nên thời gian viết báo cáo đôi lúc kéo dài hơn so với quy định. Nội dung báo cáo kết quả thanh tra còn mắc phải hạn chế là chưa nêu bật được tính chất, động cơ, nguyên nhân, mức độ sai phạm và trách nhiệm của cá nhân có liên quan; chỉ dừng lại ở mô tả sự việc, chưa được xem xét đầy đủ, tồn diện các sự kiện có liên quan, một số chứng cứ “còn yếu”, chưa chắc chắn nên khi đánh giá, kết luận gặp khó khăn và có ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra. Từ đó, mặc dù Đồn thanh tra có nhiều cố gắng thẩm tra, xác minh, kết luận các nội dung thanh tra nhưng chất lượng báo cáo kết quả thanh tra có phần chưa đạt yêu cầu đặt ra.

63 Khoản 4 Điều 34, Khoản 4 Điều 35, Điều 75 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

Về ban hành kết luận thanh tra hành chính: Kết luận thanh tra hành chính

được quy định tại Điều 50 Luật Thanh tra năm 2010; Điều 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP; Điều 35, 36, 37 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP quy định cụ thể về việc xây dựng dự thảo, ký và ban hành kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra nhưng việc nhận thức về q trình này vẫn có hạn chế cơ bản là thời gian xây dựng dự thảo, ký và ban hành kết luận thanh tra còn kéo dài. Nguyên nhân là những nội dung nêu trong dự thảo kết luận thanh tra chỉ là sự rút gọn (về số trang) của báo cáo kết quả thanh tra. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá, quy kết trách nhiệm nêu trong dự thảo kết luận thanh tra chưa toàn diện và chưa tương xứng với thẩm quyền người ký kết luận thanh tra. Do đó, chất lượng kết luận thanh tra thấp, nếu đáp ứng yêu cầu của kết luận thì phải sửa về kỹ thuật văn bản, do đó việc ban hành kết luận thanh tra khơng có nhiều thời gian để chỉ đạo xử lý, thẩm định65 những nội dung chính của kết luận thanh tra như việc xác định tính chất, mức độ và nguyên nhân sai phạm để đưa ra kiến nghị biện pháp xử lý đúng đắn.

Bên cạnh đó, một số đối tượng thanh tra chưa nhận thức đúng quyền và nghĩa vụ của mình, có những nội dung giải trình mà đối tượng thanh tra khơng đưa ra được chứng cứ, tình tiết mới làm thay đổi nội dung kết luận thanh tra. Vì vậy, mặc dù đã xử lý về những nội dung giải trình của đối tượng thanh tra nhưng đối tượng thanh tra vẫn tiếp tục giải trình với người ra quyết định thanh tra và các cơ quan có thẩm quyền. Điều đó dẫn đến mất nhiều thời gian cho việc xử lý giải trình của đối tượng thanh tra, kéo dài thời gian ra kết luận thanh tra được quy định là không quá 15 ngày.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện từ thực tiễn tỉnh cà mau (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)