Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về biện pháp tự vệ

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tự vệ thương mại tại WTO và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 54 - 58)

121 P uyết về xs tă ậ ẩu, tư ốặ tuy tố s vớ s

2.1. Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về biện pháp tự vệ

2.1.1. Bối c r v t ất c uy nh pháp luật về t v c a Vi t Nam

Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 10 (bế mạc ngày 25/12/2001) đã thơng qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2002, trong đó chủ trương xây dựng Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các biện pháp tự vệ khắc phục bất lợi trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên trong mục tiêu ban đầu, các pháp lệnh này được xây dựng theo yêu cầu đảm bảo khung pháp lý để thi hành Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết năm 2001 (BTA).

Đến nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XI, một loạt pháp lệnh đã được ban hành nh m đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). C ng với Pháp lệnh chống bán phá giá, Pháp lệnh chống trợ cấp hàng nhập khẩu vào Việt Nam, Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam cũng được ban hành trong giai đoạn này. Song song với mục đích thực thi những cam kết thương mại trong BT , các văn bản này hướng tới mục tiêu xa hơn là phục vụ cho việc gia nhập WTO của Việt Nam. Trong Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO ngày 27/10/2006, Việt Nam nhìn nhận cần xây dựng khn khổ pháp luật và thể chế hoàn chỉnh để thực thi các quy định về Chống bán phá giá, chống trợ cấp và Tự vệ109. Nội dung của các văn bản này được đảm bảo sẽ ph hợp với các quy định của các Hiệp định về Tự vệ, Chống bán phá giá và về Trợ cấp và các biện pháp chống Trợ cấp của WTO110

.

Được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn nước rút để tham gia vào WTO, như phần lớn các quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp, hệ thống văn bản quy định về điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ của Việt Nam chủ yếu mang tính thực thi triệt để các cam kết và các Hiệp định trong WTO, như một b ng chứng đưa ra trước Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, cho thấy sự sẵn sàng khi bước vào sân chơi quốc tế. Các quy định này cơ bản bám sát khung sườn do HĐTV đưa ra, chủ yếu liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ.

Pháp lệnh về tự vệ ban hành năm 2002 và một năm sau đó Chính phủ đã ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện, nhưng phải đến năm 2009 thì Việt Nam mới khởi xướng điều tra vụ việc đầu tiên. Trong khi đó, tính đến tháng 10/2013, với tư cách thành viên

109

Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (2006), Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, đoạn 252

xuất khẩu, Việt Nam đã bị điều tra 12 vụ việc về tự vệ, trong đó 2 vụ kết thúc mà khơng có biện pháp tự vệ nào được áp dụng, 7 vụ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng thuế bổ sung (4 biện pháp chính thức, 3 biện pháp tạm thời), 2 vụ đang trong quá trình điều tra và chưa được công bố kết quả111. Trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2009, có một số ghi nhận về tình trạng thép cuộn được nhập khẩu với số lượng lớn vào Việt Nam (đầu năm 2007) dẫn đến thiệt hại cho nhiều công ty sản xuất thép112, nhưng khơng có đơn yêu cầu nào được gửi đến Bộ Cơng thương. Vì sao mãi đến năm 2009 các doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng công cụ này?

Thứ nhất, có thể nguyên nhân bắt nguồn từ doanh nghiệp trong nước. Sự gia tăng nhập khẩu như một hậu quả của việc gia nhập WTO, cũng như sự mở cửa thị trường cho hơn 150 quốc gia thành viên WTO khác làm tổn thương các ngành kinh tế trong nước chỉ mới bắt đầu diễn ra từ 2006 (năm gia nhập). Trước khi gia nhập, doanh nghiệp Việt Nam chưa được làm quen với các biện pháp phịng vệ thương mại trong khn khổ WTO nên hiểu biết và vận dụng cơng cụ này cịn hạn chế. Vì thế, khoảng thời gian từ khi là thành viên WTO đến khi khởi xướng vụ việc đầu tiên có thể xem là giai đoạn cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và học hỏi, chọn lọc những biện pháp tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ hai, có thể do chính sách thương mại của Việt Nam trong giai đoạn đó. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong các năm từ 2003 đến 2012 cán cân xuất nhập khẩu luôn nặng về nhập siêu, cả về mặt trị giá lẫn tỷ lệ, tỷ lệ nhập siêu luôn lớn hơn 10%113

. Việt Nam nhập siêu sản phẩm từ các nước để phục vụ sản xuất, gia công và xuất khẩu. Hơn nữa, do chưa xây dựng được các ngành công nghiệp hỗ trợ nên càng làm cho sản xuất trong nước phụ thuộc nguyên liệu đầu vào mua từ nước ngoài, từ đó cũng làm gia tăng nhập khẩu114. Từ nguyên nhân phụ thuộc như thế, nếu sử dụng biện pháp tự vệ để ngăn cản nhập khẩu có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản xuất hoặc giá nguyên liệu tăng cao, ảnh hưởng đến các hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp, và xa hơn là ảnh hưởng đến phần lớn người lao động đang làm việc trong các ngành sản xuất. Do tình hình chung như vậy nên có thể Nhà nước khơng khuyến khích doanh nghiệp sử dụng biện pháp tự vệ.

Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ chính các quy định của pháp luật tự vệ Việt Nam. Vì bản thân HĐTV khơng có nhiều quy định chi tiết về thủ tục để kiện áp dụng biện

111

Thống kê các vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa Việt Nam, chuyên trang về phòng vệ thương mại của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (www.chongbanphagia.vn), truy cập ngày 11/4/2014

112 Nguyễn Quý Trọng, Một số vấn đề pháp lý về tự vệ thương mại, website của Công ty Luật IPIC GROUP, truy cập ngày 11/4/2014, http://tranhtung.com.vn/mot-so-van-de-phap-ly-ve-tu-ve-thuong- mai_n58164_g741.aspx#sthash.blXka5Bz.dpuf

113 Tổng cục Hải quan Việt Nam (2012), Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam (tóm tắt) – NXB Tài chính, trang 16 - 17

114 Hồng Đức Thân, Chính sách thương mại và vấn đề nhập siêu của Việt Nam, website của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, truy cập ngày 11/4/2014, tr. 12

pháp tự vệ như các Hiệp định chống bán phá giá hay chống trợ cấp, nên pháp luật của mỗi quốc gia thành viên có nghĩa vụ quy định các trình tự, thủ tục tố tụng theo các nguyên tắc chung đã đề ra trong Hiệp định, có xem xét đến đặc điểm riêng của từng quốc gia. Có thể nói Hiệp định chỉ đưa ra một bộ khung cơ bản, mỗi nước t y đặc th của hệ thống pháp luật trong nước, kinh nghiệm thi hành trên thực tế và quan điểm của nhà làm luật để hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ. Các nhà lập pháp phải làm thế nào để cân b ng giữa hai tiêu chí: vừa tuân thủ Hiệp định vừa vận dụng hữu hiệu các quy định đó theo hướng bảo hộ tốt nhất cho ngành cơng nghiệp nội địa. Trong trường hợp này, các nhà lập pháp Việt Nam lại chỉ nghiêng về tiêu chí đầu tiên. Xuất phát từ áp lực phải đảm bảo hành lang pháp lý ph hợp với pháp luật quốc tế để gia nhập WTO đã dẫn đến tình trạng như vậy. Có thể thấy, các yêu cầu về thủ tục điều tra áp dụng biện pháp tự vệ của Việt Nam khá phức tạp, ngay từ trong nội dung Đơn yêu cầu áp dụng mà nguyên đơn phải nộp cho cơ quan điều tra. Có thể những điều này tạo nên tâm lý e ngại cho doanh nghiệp trong nước, nên nếu không thật sự quá bức bách họ sẽ không đầu tư thời gian và công sức theo đuổi những thủ tục như vậy.

Tuy nhiên, sau hơn 15 năm hội nhập doanh nghiệp đã dần quen với việc phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ tại thị trường nước ngồi. Bên cạnh đó, việc phải thực hiện việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực lại đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép cạnh tranh gay gắt hơn ngay trên thị trường trong nước. Rõ ràng các ngành công nghiệp nội địa bị ảnh hưởng bởi sự thâm nhập ồ ạt hàng nhập khẩu do tự do quá trình hội nhập cần phải được bảo vệ nhiều hơn b ng các công cụ thương mại hợp pháp. Nhưng vấn đề là làm sao để vận dụng các biện pháp thương mại hiệu quả đảm bảo vừa bảo vệ ngành sản xuất trong nước cần được bảo vệ, không tạo ra sự bảo hộ tràn lan và ph hợp với các quy định và nguyên tắc của Hiệp định? Đó thật sự là một bài tốn phức tạp nhưng cần phải tìm được lời giải để bảo đảm cho sự phát triển kinh tế.

2.1.2. Khung pháp lý c ế t v c a Vi t Nam:

Khung pháp lý của cơ chế tự vệ của Việt Nam được xây dựng với văn bản pháp luật trung tâm là Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 42/2002/PL-UBTVQH 10 ngày 25/5/2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam (sau đây gọi là Pháp lệnh 42). Ngồi ra cịn phải kể tới các văn bản pháp luật sau:

- Nghị định của Chính phủ số 150/2003/NĐ-CP ngày 08/12/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định 150);

- Nghị định của Chính phủ số 04/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

- Nghị định 95/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;

- Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05/02/2013 của Bộ Công thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh;

Tương tự với hành vi chống bán phá giá và chống trợ cấp, quốc gia thành viên của WTO có quyền tự do đưa ra các quy định và bộ máy hành chính điều chỉnh hành vi tự vệ. Nhưng sự tự do này phải n m trong những giới hạn nhất định của luật WTO – cả về hình thức và nội dung. Do trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam khơng đưa ra bảo lưu nào liên quan đến các nội dung của HĐTV nên khi xây dựng Pháp lệnh 42 và Nghị định 150, các nhà lập pháp đã tuân thủ những nguyên tắc, điều kiện, ưu tiên riêng… trong Hiệp định và cụ thể hóa những điều này b ng quy định r ràng hơn.

Mặc d vào thời điểm Pháp lệnh 42 và Nghị định 150 được ban hành Việt Nam chưa phải thành viên của WTO, nhưng tinh thần của các quy định và nguyên tắc của Hiệp định đã được Việt Nam đưa tiếp nhận khá đầy đủ. Có thể khái quát các điểm tương đồng nổi bật như sau:

ề uy ộ u : Các biện pháp tự vệ trong pháp luật Việt Nam áp dụng

đều đảm bảo những nguyên tắc cơ bản mà Hiệp định đưa ra. ứ ất, biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nh m ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại, đồng thời tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh.

ứ , Việt Nam phải dành một sự đền b thương mại thỏa đáng đối với các nước có

lượng nhập khẩu đáng kể để khắc phục những hệ quả bất lợi do biện pháp tự vệ gây ra.

ứ , biện pháp tự vệ phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không

phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa115. ứ tư, biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng khi có kết luận điều tra cuối c ng xác nhận có sự tồn tại của việc nhập khẩu ồ ạt, thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng thật sự của ngành sản xuất trong nước và mối liên hệ nhân quả giữa hai yếu tố này116

.

ề uy t t : T ứ ất, việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ chỉ được

tiến hành khi có đơn yêu cầu của của đại diện ngành sản xuất trong nước, hoặc theo sự chủ động của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có b ng chứng chứng minh sự cần

115 Điều 13 Nghị định 150 có dành ngoại lệ cho các nước kém phát triển, không áp dụng biện pháp nếu lượng hàng nhập của nước đó vào Việt Nam thấp hơn 3% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra. D vậy, nếu có nhiều nước kém phát triển c ng xuất khẩu một mặt hàng vào Việt Nam và tổng kim ngạch của những nước này vượt q 9% tổng lượng hàng hóa bị điều tra, thì biện pháp tự vệ vẫn được áp dụng.

116

Trong trường hợp đặc biệt, nếu cơ quan có thẩm quyền nhìn nhận việc chậm thi hành các biện pháp tự vệ có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng khó khắc phục về sau cho ngành sản xuất trong nước thì cơ quan có thẩm quyền được phép áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời khi chưa có kết luận điều tra cuối c ng.

thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ117

. ứ hai, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm

thẩm định tính đúng đắn của những b ng chứng được đưa ra trong đơn yêu cầu để xác

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tự vệ thương mại tại WTO và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)