7. Kết luận:
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
4.1.2 Phân tích nghiệp vụ tín dụng
Ngân hàng thương mại cũng như mọi tổ chức kinh tế khác, hoạt động cũng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Mà một trong những yếu tố cần phải quan tâm để tạo ra lợi nhuận là hiệu quả đầu tư của tài sản. Ngân hàng phải quản lý chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý và đầu tư tài sản thật hiệu quả thì mới đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Do đó khi phân tích tình hình tài chính của ngân hàng thì khơng thể khơng đề cập đến tình hình tài sản. Vì mỗi loại tài sản đều mang lại tỷ suất sinh lợi khác nhau và rủi ro khác nhau. Đây cũng là vấn đề mà Ban Lãnh Đạo Techcombank Cần Thơ rất quan tâm trong 3 năm qua, họ luôn cố gắng xây dựng cơ cấu tài sản ngày càng hoàn thiện và hợp lý hơn.
Bảng 4.3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2007 - 2009
ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tiền mặt, vàng bạc đá quý 841 2.119 6.017 1.278 151,96 3.898 183,95 2. Cho vay khách hàng 317.233 492.907 940.838 175.674 55,38 447.931 90,88 3. Tài sản cố định 411 834 1.566 423 102,92 732 87,77 4. Tài sản có khác 1.886 10.657 5.832 8.771 465,06 - 4.825 -45,28 Tổng tài sản 320.371 506.517 954.253 186.146 58,10 447.736 88,40
(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn Techcombank Cần Thơ năm 2007, 2008, 2009)
Nhìn chung tổng tài sản của ngân hàng tăng liên tục qua các năm với mức tăng tương ứng của năm 2008 là 58,1% và năm 2009 là 88,4%. Trong đó, tình hình cho vay có sự tăng trưởng đáng kể, tăng 175.683 triệu đồng năm 2008 và 447.931 năm 2009, nếu chất lượng tín dụng được đảm bảo thì đây sẽ là khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
- 34 -
Tiền mặt, vàng bạc, đá q
Thơng qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dự trữ của ngân hàng đều tăng qua các năm. Đặc điểm của tiền dự trữ là có tính thanh khoản cao nên sẽ giúp cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu rút tiền và nhu cầu vay ngắn hạn của khách hàng. Năm 2007, tiền mặt ngân hàng được 841 triệu đồng, rồi sau một năm tiền dự trữ tăng 151,96% (1.278 triệu). Đến năm 2009 tiền mặt ngân hàng tăng đột biến 3.898 triệu (183,95%) so với năm 2008. Do nguồn vốn huy động còn khiêm tốn so với tổng nguồn vốn nên việc rút tiền ồ ạt là điều khó xảy ra. Chính vì lẽ đó mà ngân hàng khơng phải dự trữ nhiều là tốt vì đây là tài sản hầu như không sinh lời nên ngân hàng cần phải dự trữ hợp lý để giảm chi phí đồng thời tăng lợi nhuận góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cho vay khách hàng
Đây là loại tài sản chủ yếu của ngân hàng, mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng có rủi ro cao. Vì thế đối với loại tài sản này ngân hàng phải luôn cẩn trọng khi cho vay từ các khâu: marketing, thẩm định, giải ngân và thu hồi nợ… Ngoài ra lãi suất cho vay cũng phải hợp lý, vừa mang sức cạnh tranh và vừa mang lại hiệu quả. Trong những năm qua thì ngân hàng cho vay ln chiếm trên 97% tổng tài sản: 99% (2007); 97,31% (2008); 98,59% (2009). Tuy tỷ trọng giảm nhưng xét về doanh số thì tăng qua các năm: Năm 2007 là 317.224 triệu; năm 2008 tăng 175.683 triệu (55,38%) so với năm trước; năm 2009 cũng tăng 90,88% (447.931triệu) so với năm 2008. Nguyên nhân đạt được kết quả như vậy là do trong những năm qua ngân hàng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn để sản xuất, đồng thời công tác marketing cũng mang lại kết quả cao, đa dạng hóa hình thức cho vay, lãi suất hợp lý… làm cho khoản cho vay không ngừng tăng trưởng mạnh qua các năm.
Các tài sản cố định và tài sản khác
Các tài sản này luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản, chủ yếu là các trang thiết bị, máy móc, xe,…. Đặc điểm chung của các tài sản trên là nó khơng có khả năng sinh lời, nhằm phục vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do qui mô ngày càng được mở rộng, công nghệ không ngừng nâng cao, nên các năm qua các tài sản này luôn tăng qua từng năm. Năm 2007, tài sản cố định của ngân hàng là 411 triệu, tài sản khác 1.886 triệu. Năm 2008 tài sản cố định tăng
102,92%, tài sản khác tăng đột biến 465,06% so với năm trước. Năm 2009 tài sản cố định tăng 87,77% so với năm 2008, nhưng tài sản khác lại giảm 45,28%. Yếu tố tạo ra sự sụt giảm trên là do năm 2009 ngân hàng đã giảm các khoản phải thu dẫn đến có sự sụt giảm này.
- 36 -
Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn
Bảng 4.4: THỐNG KÊ DƯ NỢ, DOANH SỐ CHO VAY,
DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2009
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 654.819 84,47 3.261.578 89,61 4.214.088 77,93 2.606.759 398,09 952.510 29,20 Trung, dài hạn 120.418 15,53 378.360 10,39 1.193.434 22,07 257.942 214,21 815.074 215,42 Doanh số cho vay Tổng 775.237 100 3.639.938 100 5.407.522 100 2.864.701 369,53 1.767.584 48,56 Ngắn hạn 435.870 95,33 3.138.106 90,69 3.977.540 80,25 2.702.236 619,96 839.434 26,75 Trung, dài hạn 21.337 4,67 322.101 9,31 978.594 19,75 300.764 1.409,59 656.493 203,82 Doanh số thu nợ Tổng 457.207 100 3.460.207 100 4.956.134 100 3.003.000 656,81 1.495.927 43,23 Ngắn hạn 218.949 68,85 342.421 68,79 581.967 61,31 123.472 56,39 239.546 69,96 Trung,dài hạn 99.081 31,15 155.340 31,21 367.182 38,69 56.259 56,78 211.842 136,37 Dư nợ Tổng 318.030 100 497.761 100 949.149 100 179.731 56,51 451.388 90,68
Doanh số cho vay
Theo bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng trưởng qua từng năm trong giai đoạn 2007 – 2009. Năm 2007, ngân hàng có tổng doanh số là 775.237 triệu đồng. Năm 2008, tăng lên một cách đột biến là 369,53% tương ứng với 2.864.701 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm công tác tiếp thị của ngân hàng rất tốt nên góp phần mang lại sự tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Và ngân hàng ngày càng mở rộng đầu tư tín dụng đối với những khách hàng mới và tin tưởng cho vay nhiều hơn đối với những khách hàng cũ so với năm trước đó. Vì vậy, năm 2009, doanh số có tăng lên rất cao đạt mức 5.407.522 triệu đồng, tăng 48,56% so với năm 2008.
Doanh số cho vay theo thời hạn
0.00 1000000.00 2000000.00 3000000.00 4000000.00 5000000.00 6000000.00 2007 2008 2009 Năm Triệu đ ồng Trung, dài hạn Ngắn hạn
Biểu đồ 3: Tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng Techcombank Cần Thơ từ năm 2007 đến năm 2009
Doanh số thu nợ
Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, chỉ tiêu quá thấp sẽ dẫn đến ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả, rủi ro tín dụng cao, cịn chỉ tiêu này càng cao thì vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng càng lớn từ đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt cũng như vốn có thể luân chuyển nhanh và rộng trong nền kinh tế. Tuy nhiên việc vịng quay vốn càng cao thì nó cho thấy ngân hàng ngày càng cho vay ngắn hạn nhiều hơn, trung và dài hạn hạn chế, nên
- 38 -
sẽ làm cho ngân hàng có thể giảm lợi nhuận đồng thời ít chú trọng vào việc phát triển kinh tế của địa phương trong dài hạn.
Thơng qua bảng 4.4 ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng qua 3 năm luôn tăng trưởng qua từng năm. Năm 2007, ngân hàng thu được 457.207 triệu đồng. Năm sau, nhờ công tác thẩm định và cơng tác thu nợ có hiệu quả của cán bộ tín dụng nên góp phần khơng nhỏ vào sự tăng trưởng của doanh số thu nợ đến 656,81% tương đương 3.003.000 triệu đồng so với năm trước. Cịn năm 2009, mặc dù tình hình kinh tế xã hội của địa bàn khó khăn, đời sống người dân bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lạm phát cao, bởi dịch bệnh tràn lan. Nhưng ngân hàng vẫn giữ được mức cao, trong năm ngân hàng thu được 4.956.134 triệu, tăng 43,23% (1.495.927 triệu đồng). Đạt được như vậy là do ngân hàng luôn chú trọng trong cơng tác thu nợ, ngồi việc cẩn thận trong cơng tác cho vay thì năm 2009 ngân hàng đã lập một đoàn xử lý nợ, các thành viên trong đoàn là những cán bộ tín dụng đầy kinh nghiệm, họ sẽ đến nhà khách hàng đôn đốc, gửi giấy báo nợ, gọi điện. Trong truờng hợp đối với những khoản nợ quá hạn có nguy cơ chuyển sang nợ xấu thì cán bộ tín dụng sẽ bắt buộc khách hàng làm cam kết trả nợ cụ thể.
0.00 500000.00 1000000.00 1500000.00 2000000.00 2500000.00 3000000.00 3500000.00 4000000.00 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm
Doanh số thu nợ theo thời hạn
Ngắn hạn Trung,dài hạn
Biểu đồ 4: Tình hình doanh số thu nợ của Ngân hàng Techcombank Cần Thơ từ năm 2007 đến năm 2009
Dư nợ cho vay
Ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có vốn sản xuất kinh doanh. Nhìn chung dư nợ qua 3 năm của ngân hàng đạt mức tăng trưởng cao.
Năm 2007, tổng dư nợ của ngân hàng là 317.224 triệu đồng, năm 2008 tăng lên
55,38% đáp ứng thêm 175.683 triệu đồng nhu cầu tín dụng cho địa bàn so với năm trước. Có thể nói năm 2008 là năm mà đối với ngân hàng lẫn người dân đều mang lại hiệu quả cao. Đời sống người dân được cải thiện sẽ làm giảm nợ xấu đáng kể, chất lượng tín dụng rất khả quan. Năm 2008 điều kiện kinh tế xã hội lẫn điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi như: lạm phát cao, lãi suất diễn biến phực tạp, giá cả nông sản bắp bênh, nhiều dịch bệnh xảy ra… đã làm cho cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến năm 2009 nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi vì vậy dư nợ của ngân hàng chẳng những được duy trì mà cịn tăng lên đáng kể 90,88% (447.931 triệu) so với năm 2008. Đây là một kết quả hết sức khả quan của ngân hàng Techcombank chi nhánh Cần Thơ.
Tình hình dư nợ phân theo thời hạn
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 2007 2008 2009 Năm T ri ệ u đồn g Trung, dài hạn Ngắn hạn
Biểu đồ 5: Tình hình dư nợ của Ngân hàng Techcombank Cần Thơ từ năm 2007 đến năm 2009
- 40 -
Phân tích chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng
Bảng 4.5: CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2009
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
Tổng dư nợ/ nguồn vốn huy động Lần 7,78 2,74 2,74
Tổng dư nợ/ tổng tài sản % 99,27 98,27 99,47
Thu nhập lãi/ doanh số cho vay % 1,32 3,29 2,58
Doanh số thu nợ/ tổng dư nợ Vòng 1,44 6,95 5,22
Doanh số thu nợ/ doanh số cho vay Lần 0,59 0,95 0,92
(Nguồn: tổng hợp số liệu từ các bảng trên)
- Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng để đầu tư tín dụng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều khơng tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2007 tình hình huy động vốn của ngân hàng cịn hạn chế, bình qn 7,78 đồng dư nợ mới chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Những năm tiếp theo, tình hình huy động vốn được cải thiện nhưng khả năng sử dụng vốn huy động để cho vay của ngân hàng lại giảm sút. Năm 2008, 2009 bình qn 2,74 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Nguyên nhân là do năm 2007 ngân hàng mới thành lập, vốn huy động còn thấp, ngân hàng phải lệ thuộc nhiều ở hội sở trong việc cho vay. Nhưng đến những năm sau, tình hình huy động vốn của ngân hàng đã phát triển, ngân hàng tự chủ hơn phần nào trong việc cho vay, vì vậy chỉ số trên đã giảm xuống.
- Tổng dư nợ trên tổng tài sản
Từ năm 2007 - 2009, hiệu quả tín dụng của 1 đồng tài sản là rất cao biểu hiện cứ 1 đồng tài sản thì có hơn 0,98 đồng được đầu tư vào hoạt động tín dụng. Điều này cho thấy qui mơ hoạt động tín dụng của chi nhánh rất lớn. Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro vì đầu tư tín dụng càng nhiều thì rủi ro càng lớn.
- Hệ số sinh lời vốn tín dụng
Qua 3 năm, hiệu quả tín dụng của ngân hàng được nâng cao biểu hiện rõ ở năm 2008 với hệ số sinh lời vốn tín dụng là 3,29 tăng mạnh so với năm 2007 chỉ có 1,32. Tuy nhiên, tốc độ tăng vẫn có sự sụt giảm ở năm 2009 so với năm 2008. Chi nhánh cần tích cực gia tăng doanh số cho vay đồng thời xác định lãi suất cho vay ở mức phù hợp và hạn chế rủi ro tín dụng.
- Vịng quay vốn tín dụng
Nhìn chung tốc độ quay vịng vốn tín dụng của ngân hàng tuy có sự biến động qua các năm nhưng luôn đạt ở mức cao. Điều này cho thấy công tác thu nợ được thực hiện tốt, thời gian thu hồi nợ nhanh. Cụ thể, năm 2007 vịng quay vốn tín dụng là 1,44 vòng, năm 2008 tăng thêm đạt 6,95 vòng và năm 2009 đạt 5,22 vòng. Nguyên nhân có sự giảm xuống ở năm 2009 là do trong năm ngân hàng phát vay các khoản vay có thời hạn lớn, vì vậy thời gian thu hồi sẽ lâu hơn.
- Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay
Qua 3 năm ta thấy hoạt động thu nợ của ngân hàng thực hiện khác tốt, khả năng nợ xấu được giảm trừ. Tuy có sự sụt giảm ở năm 2009 còn 0,92 so với 0,95 năm 2008 là do tốc độ tăng trưởng trong doanh số cho vay của ngân hàng cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ. Ngân hàng phát vay nhiều hơn đối với các khoản cho vay trung và dài hạn nên việc thu nợ cũng có phần chững lại.
- 42 -