Kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự việt nam (Trang 39 - 94)

Thông qua việc nghiên cứu các vụ án tại mục 2.2 của luận văn, tác giả nhận thấy việc định tội danh trong trường hợpbị cáo thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật để làm điều kiện thực hiện tiếp hành vi phạm tội khác như nhằm chiếm đoạt tài sản (bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp

tài sản,…), cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác... chưa thống nhất. Việc xử lý bị cáo về tội gì, một tội hay nhiều tội (vì có dấu hiệu pháp lý của nhiều tội phạm khác nhau) ở các địa phương khác nhau vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm và cách thức áp dụng khác nhau.

Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, cần phải xuất phát từ cơ sở triết học Mác – Lênin về vấn đề chất – lượng của sự vật, hiện tượng. Theo triết học Mác – Lênin thì chất là sự tổng hợp các thuộc tính vốn có của sự vật và mỗi sự vật có mn vàn chất. Tuy nhiên “Ở mỗi sự vật chỉ có một chất căn bản, đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật”. Như vậy, một sự vật, hiện tượng chỉ có một chất căn bản và có thể có nhiều chất khơng căn bản. Và theo đó, trong mối quan hệ giữa chất căn bản và chất không căn bản của sự vật, hiện tượng thì chất căn bản phải “mạnh” để chi phối và thu hút các chất không căn bản “yếu hơn”. Chất căn bản của sự vật, hiện tượng không thể thu hút vào sự vật, hiện tượng một chất khác “mạnh” tương đương hoặc mạnh hơn để trở thành chất khơng căn bản. Dựa trên cơ sở đó, nếu xem một tội phạm cụ thể là một chất và tội nào có mức cao nhất của khung hình phạt cao hơn thì tội phạm đó mạnh hơn, chúng ta có thể giải quyết vấn đề định tội đối với trường hợp một hành vi phạm tội thỏa mãn nhiều CTTP như sau:

- Trường hợp thứ nhất: nếu một tội phạm cụ thể mạnh hơn một tội khác thì tội mạnh hơn sẽ thu hút tội yếu hơn và do đó chúng ta chỉ xét xử về một tội: tội mạnh hơn. Trong trường hợp này, tội yếu hơn sẽ bị thu hút thành tình tiết định khung của tội mạnh hơn hoặc là một trong số các dấu hiệu định tội của tội mạnh hơn. Chẳng hạn: trong trường hợp hành vi bắt, giữ hoặc giam ngườitrái pháp luật nhằm chiếm đoạt tài sản thì tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thu hút tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thành tình tiết định tộicủa tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cụ thể, hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là dấu hiệu hành vi “bắt cóc người khác làm con tin” trong tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, chúng ta chỉ truy cứu TNHS về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS) mà không xử lý thêm về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS).

- Trường hợp thứ hai: nếu một tội cụ thể không đủ mạnh để thu hút một tội khác mạnh tương đương thì sẽ xét xử về nhiều tội.18 Chẳng hạn: trong trường hợp giết người để cướp tài sản vì tội cướp và tội giết người mạnh tương đương nhau nên khơng thể thu hút lẫn nhau, do đó chúng ta xét xử về tội 2 tội: tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).

Như vậy, trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi bắt, giữ, hoặc giam người trái pháp luật nhằm thực hiện tội phạm khác thì việc xử lý về một tội hay nhiều tội được xác định như sau:

- Nếu giữa các tội phạm có mối quan hệ thu hút thì chỉ xử lý về một tội. Ví dụ: bắt, giữ người nhằm đe dọa người thân của họ để chiếm đoạt tài sản thì chỉ xử lý về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS).

- Nếu giữa các tội phạm khơng có mối quan hệ thu hút thì việc xử lý về một tội hay nhiều tội được thực hiện theo nguyên tắc vừa phân tích ở trên: nếu một tội cụ thể không đủ mạnh để thu hút một tội khác mạnh tương đương thì sẽ xét xử về nhiều tội theo nguyên tắc phạm nhiều tội

18 Các cặp CTTP có quan hệ thu hút bao gồm hai trường hợp như sau:1, Những dấu hiệu của một CTTP trong sự so sánh với các dấu hiệu của CTTP kia có tính chất như một bộ phận; 2, Dấu hiệu định tội của TP này lại được quy định dấu hiệu định khung của tội kia. Xin xem http://luatsuquangthai.vn/dinh-toi-trong-truong-hop- mot-hanh-vi-thoa-man-nhieu-cau-thanh-toi-pham-15-a3id , truy cập ngày 10/6/2019.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Người thực hiện hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật trong nhiều trường hợp cịn nhằm mục đích thực hiện tội phạm khác. Trong thực tiễn, có nhiều trường hợp bị cáo thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật để làm điều kiện thực hiện tiếp hành vi phạm tội khác như nhằm chiếm đoạt tài sản (bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản,…), cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác... nên bị Tòa án xét xử về phạm nhiều tội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc xác định tội danh trong trường hợp trên cũng chưa thống nhất. Việc xử lý bị cáo về tội gì, một tội hay nhiều tội (vì có dấu hiệu pháp lý của nhiều tội phạm khác nhau) ở các địa phương khác nhau vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm và cách thức áp dụng khác nhau.

Do đó, tác giả kiến nghị: trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi bắt, giữ, hoặc giam người trái pháp luật nhằm thực hiện tội phạm khác thì việc xử lý về một tội hay nhiều tội được xác định như sau:

- Nếu giữa các tội phạm có mối quan hệ thu hút thì chỉ xử lý về một tội. - Nếu giữa các tội phạm khơng có mối quan hệ thu hút thì việc xử lý về một tội hay nhiều tội được thực hiện theo nguyên tắc: nếu một tội cụ thể không đủ mạnh để thu hút một tội khác mạnh tương đương thì sẽ xét xử về nhiều tội theo nguyên tắc phạm nhiều tội

KẾT LUẬN

Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã khẳng định: các quyền và tự do của con người, của công dân luôn luôn được tôn trọng, đề cao và bảo vệ. Các quyền này thường được đặt ở những vị trí xứng đáng, chiếm nội dung lớn và rõ nét trong các bản Hiến pháp - đạo luật mang tính pháp lý cao nhất của Nhà nước. Bởi vì, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả các quyền lực thuộc về nhân dân. Vì vậy, những hành vi nào xâm phạm đến các quyền này ở các mức độ khác nhau đều bị xử lý bằng pháp luật và ở mức độ nghiêm khắc nhất, sẽ bị xử lý bằng chế tài hình sự. Trong nhóm các tội xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là một loại tội phạm diễn ra tương đối phổ biến nhất và chiếm tỷ lệ rất cao, tuy nhiên việc áp dụng nó cịn gặp một số khó khăn, vướng mắc khơng chỉ trên phương diện lập pháp (các quy định của pháp luật), mà còn cả trên phương diện thực tiễn (áp dụng pháp luật). Bởi lẽ, một mặt nếu áp dụng không đúng dễ xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân, quyền con người, nhưng mặt khác, nếu không áp dụng cũng rất dễ bỏ lọt hành vi phạm tội.

Vướng mắc thứ nhất liên quan đến xác định hành vi khách quan của tội

phạm: Trong thực tiễn áp dụng hành vi khách quan của tội phạm này vẫn còn tồn tại một số vướng mắc như: việc định tội danh đối với trường hợp một người thực hiện một, hai hay ba hành vi phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự; chưa quy định cụ thể về việc một người có hành vi bắt, giữ hay giam người trái pháp luật trong thời gian bao lâu mới bị coi là phạm tội, là trái pháp luật;từ đó dẫn đến cịn nhiều quan điểm khác nhau trong các vụ án được các Tòa án đưa ra xét xử. Do đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị thống nhất trong định tội danh: Trường hợp chỉ có hành vi bắt người trái pháp luật mà khơng có hành vi giữ hoặc giam trái pháp luật thì chỉ định tội là “bắt người trái pháp luật”. Nếu người phạm tội vừa có hành vi bắt, vừa có hành vi giữ người trái pháp luật mà khơng có hành vi giam người trái pháp luật thì định tội bắt, giữ người trái pháp luật (có dấu phẩy); nếu người phạm tội vừa có hành vi bắt vừa có hành vi giam người trái pháp luật mà khơng có hành vi giữ người trái pháp luật thì định tội là bắt, giam người trái pháp luật (có dấu phẩy); nếu người phạm tội có cả ba hành vi bắt, giữ, và giam người trái pháp luật thì định tội là bắt, giữ và giam người trái pháp luật (có dấu phẩy và liên từ và). Đồng thời, về khoảng thời gian “giữ” hoặc “giam” người, tác giả kiến nghị rằng cần có văn bản hướng dẫn chính

thức của Tồ án nhân dân tối cao về việc “không phân biệt thời gian bao

lâu”trong hành vi khách quan của tội phạm này.

Vướng mắc thứ hai liên quan đến trường hợp người thực hiện hành vi bắt,

giữ, giam người trái pháp luật nhằm mục đích thực hiện tội phạm khác. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc xác định tội danh trong trường hợp trên cũng chưa thống nhất. Việc xử lý bị cáo về tội gì, một tội hay nhiều tội (vì có dấu hiệu pháp lý của nhiều tội phạm khác nhau) ở các địa phương khác nhau vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm và cách thức áp dụng khác nhau. Do đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm thống nhất định tội danh trong turờng hợp nêu trên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Hiến pháp 2013.

2. Bộ luật hình sự 1999, (Số: 15/1999/QH10) ngày 21/12/1999

3. Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), (Số: 01/VBHN-VPQH) ngày

10/7/2017

4. Bộ luật tố tụng hình sự 2015, (Số: 100/2015/QH13), ngày 27/11/2015

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO

5. Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật Hình sự (2000), Tài liệu Tập huấn chuyên sâu về

Bộ luật Hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Cơng an. Hà Nội.

6. Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 - Phần các tội phạm (2001), Nxb Công an nhân dân, HàNội

7. Lê Cảm (2006), "Nhà nước pháp quyền trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự", Kiểm sát,(19). 8. Lê Cảm (2006), "Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng

pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự", Tòa án nhân dân,(11).

9. Lê Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung),(Tái

bản lần thứ nhất), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí, Trịnh Quốc Toản (đồng chủ trì) (2006), Bảo vệ các

quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hìnhsự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số: QL.04.03, Hà Nội.

11. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong

khoa học Luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Hà Huy Cầu (2000), "Các bị cáo có phạm tội bắt người trái pháp luật hay không?", Người bảo vệ công lý, (Số chuyên đề),12(136).

13. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HàNội.

14. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HàNội.

15. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2006), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HàNội.

16. Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về quyền con người, quyền cơng dân, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.

17. Đỗ Đức Hồng Hà (2002), "Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật", Kiểm sát, (2).

18. Phạm Hồng Hải (1999), Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nxb Công an nhân dân, HàNội.

19. Phạm Hồng Hải, Lê Cảm (2003), "Chương 5 - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân", Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các

tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh (biên tập) (1995), Các văn kiện quốc tế và quốc gia về quyền con người, Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người - Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, HàNội.

21. Trần Trung Hiếu (2002), Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của cơng dân, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 22. Tưởng Duy Kiên (2006), Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người,

Nxb Tư pháp, HàNội.

23. Lê Văn Luật (2007), "Bàn về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự", Tịa án nhân dân,(23).

24. Hồ Trọng Ngũ (2001), "Chương IV - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân", Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, HàNội.

25. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 - Phần chung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ ChíMinh.

26. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận chuyên sâu Bộ luật Hình sự, Tập III: "Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình", Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ ChíMinh.

27. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.

28. Trường Đại học Luật Tp.HCM (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần

Các tội phạm (Quyển 1), Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, Tp.HCM.

29. Trường Đại học Luật Tp.HCM (2012), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, Tp.HCM.

30. Trịnh Tiến Việt (2005), "Nguyên tắc dân chủtrong luật hình sự Việt Nam",Khoa

học, (chuyên san Kinh tế - Luật), (4).

31. Trịnh Tiến Việt (2007), "Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của cơng dân",

Tịa án nhân dân,(6).

32. Trịnh Tiến Việt (2007), "Về khái niệm tội phạm trong luật hình sự Việt Nam",

Tịa án nhân dân, (14).

33. Trương Quang Vinh (2005), "Chương XIX - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của cơng dân", Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam", Tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

34. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các

tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

35. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2008), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự việt nam (Trang 39 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)