Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quá trình thực hiện quyền bàochữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH. (Trang 41 - 50)

- Nghĩa vụ của người bào chữa:

2.2.2.Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quá trình thực hiện quyền bàochữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

2.2.2.1. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân xuất phát từ chủ thể thực hiện quyền bào chữa

-Đối với bị cáo:

Về hạn chế: hiện nay rất ít bị can, bị cáo, gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của họ nhờ luật sư bào chữa trong các vụ án do các CQTHTT cấp huyện thụ lý; các luật sư chỉ tham gia bào chữa chủ yếu cho các bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người bị khiếm khuyết.

Nguyên nhân của hạn chế trên là do bản thân bị cáo chưa nắm rõ quyền được bào chữa của mình hoặc biết mình có quyền được bào chữa nhưng chưa hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc có NBC. Ngồi ra, do đa số các bị cáo đều có hồn cảnh khó khăn về kinh tế nên sau khi được nghe giải thích về việc có quyền nhờ người (luật sư) bào chữa thì vẫn trả lời với các

CQTHTT là khơng có u cầu người bào chữa cho mình. Bản thân bị can, bị cáo hầu như bị hạn chế về pháp luật nên khi thực hiện việc tự bào chữa cho mình cũng gặp rất nhiều khó khăn, bản thân bị cáo không hiểu hết được việc phải cung cấp chứngcứ gỡ tội cho mình phải mang tính logic, khách quan mà chỉ im lặng hoặc phản bác tất cả các lập luận, chứng cứ buộc tội của các CQTHTT. Những hành vi này có thể cũng là nguyên nhân gây bất lợi thêm cho bị can, bị cáo trong q trình tiến hành tố tụng. Cũng cịn có nhiều bị can, bị cáo cịn khơng hiểu rõ hành vi như thế nào là tội phạm và cũng khơng biết rõ hành vi của mình đã bị khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử có dấu hiệu của tội phạm hay khơng? nếu là tội phạm thì là tội gì? bị cáo có lỗi khi thực hiện hành vi đó hay khơng? lỗi cố ý hay vô ý? Việc các CQTHTT đưa ra tài liệu, chứng cứ để buộc tội bản thân mình có đúng quy định khơng?... Từ những ngun nhân trên có thể thấy bản thân bị cáo rất khó thực hiện quyền tự bào chữa của mình mà phải chịu những thiệt thịi, bất lợi đáng kể. Cho nên khi các vụ án mà bị can, bị cáo tự thực hiện quyền bào chữa cho mình thì hầu như khơng có q trình tranh tụng tại Tòa, bị cáo chấp nhận tất cả các phán quyết của HĐXX, mặc dù có thể các phán quyết đó chưa đúng với bản chất của vụ án, chưa đúng với hành vi của bị cáo. Hay nói cách khác, bị cáo chỉ mong muốn cho buổi xét xử sớm được kết thúc và Tịa tun thế nào cũng được, khơng quan tâm đến kết quả xét xử. Có thể xem đây là một trong những nguyên nhân chính mà quyền tự bào chữa của bị cáo bị hạn chế vì bị cáo có xu hướng bỏ mặc cho các CQTHTT xem xét, quyết định hành vi cũng như số phận của mình.

- Đối với NBC là luật sư: Với số lượng luật sư hiện tại ở địa bàn Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh tương đối ít so với số lượng Luật sư chung của cả nước (60 luật sư) và chất lượng hoạt động hành nghề luật sư chưa thật sự tương xứng với tính chất cơng việc đề ra. Ngồi ra cịn một số luật sư vì lợi ích cá nhân hoặc động cơ, mục đích cá nhân của mình nên đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp và cách ứng xử nghề nghiệp với các hành vi bộc lộ như sau: yêu cầu mức tiền thù lao quá cao, còn thiếu trách nhiệm, chưa làm hết nghĩa vụ và chưa hết lịng vì khách hàng, đơi khi cịn hứa hẹn sẽ đạt được kết quả theo yêu cầu của khách hàng hoặc đưa ra kết quả trước để đặt điều kiện với khách hàng. Đối với các luật sư mới bắt đầu hành nghề thì nghiệp vụ chưa sâu, còn hạn chế về kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao.Trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tịa cịn có các LS do nơn nóng, thiếu kiềm chế nên có phát biểu quan điểm, đối đáp tranh luận có những lời nói khơng chuẩn mực, ảnh hưởng đến trách nhiệm bào chữa đối với bị cáo và đã có vài trường hợp bị HĐXX và VKS kiến nghị đến Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh xem xét xử lý kỷ luật.

- Đối với NBC là Bào chữa viên nhân dân: Hiện nay, Bào chữa viên nhân dân chưa đáp ứng được với thực tế vì pháp luật chưa quy định rõ ràng việc họ tham gia tố tụng như thế nào. Để được công nhận là Bào chữa viên nhân dân cũng chưa rõ ràng mà chỉ do tổ chức xã hội giới thiệu. Như vậy họ khơng có mục tiêu, phạm vi hoạt động, đối tượng tác động, … nên xét thấy việc Bào chữa viên nhân dân là NBC rất khó. Trong thời gian qua, địa bàn thành phố Tây Ninh

nói riêng và kể cả địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung cũng chưa có bào chữa viên nhân dân tham gia hoạt động tố tụng với tư cách bào chữa cho bị cáo.

-Đối với NBC là người đại diện hợp pháp của bị cáo: Đa số vốn kiến thức về pháp luật của người đại diện hợp pháp của bị cáo hạn chế và họ khơng có kinh nghiệm tranh tụng tại tịa. Do đó khi người đại diện hợp pháp của bị cáo bào chữa cho bị cáo thì khơng đạt hiệu quả cao.

- Đối với NBC là Trợ giúp viên pháp lý: Hiện nay, Trợ giúp viên pháp lý chưa đáp ứng được với yêu cầu bào chữa vì họ chưa có kinh nghiệm, cịn nhiều hạn chế. Ngồi ra vẫn cịn một số Trợ giúp viên pháp lý xem việc bào chữa là nghĩa vụ bắt buộc phải làm nên họ chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc tham gia bào chữa cho bị cáo.

Những hạn của NBC nói trên là do thực tế hiện nay có một số NBC đa số là Người đại diện hợp pháp của bị cáo, Trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư mới hành nghề thì họ chưa được đào tạo bài bản về luật, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tranh tụng, còn thiếu kinh nghiệm. Họ khơng biết dự đốn phiên tịa sẽ diễn ra như thế nào, họ khơng có kế hoạch cụ thể đối với từng vụ án mà họ đảm trách, làm việc không khoa học, những vấn đề nào sẽ là chứng cứ buộc tội, gỡ tội cho bị cáo, những quy định pháp luật nào liên quan, khơng cố gắng tìm kiếm những đồ vật, tài liệu, chứng cứ có liên quan chứng minh sự vô tội, giảm tội hoặc làtình tiết giảm nhẹ cho bị cáo. Tuy nhiên trong thực tế vẫn cịn một số NBC chỉ chú trọng đến lợi ích cá nhân, khơng quan tâm đến đạo đức, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp, chỉ vì lợi ích của bị can, bị cáo mà bất chấp quy định, thậm chí cịn “chạy án” cho bị cáo được giảm nhẹ. Một số người bào chữa do nể nang, tuy biết là bị người THTT gây khó khăn, thực hiện chưa đúng quy định pháp luật nhưng họ lại làm ngơ, chịu đựng, ít khi phản ứng vì sợ bất lợi cho bị cáo và ảnh hưởng mối quan hệ. Chính vì thế rất khó tiếp cận hồ sơ, nắm được diễn biến hành vi của bị can, bị cáo, nội dung vụ án, … dẫn đến hiệu quả của NBC trong việc bào chữa chưa cao.

Khi được chỉ định bào chữa thì NBC thường thụ động (chỉ căn cứ vào hồ sơ có sẵn của CQTHTT) để thực hiện bào chữa cho đủ thủ tục, ít quan tâm đến việc thu thập chứng cứ hoặc tiến hành xác minh thêm các vấn đề để làm rõ vụ án.

Theo quy định của BLTTHS, địa vị pháp lý của NBC chỉ là người tham gia tố tụng, phạm vi hoạt động thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp nên thực chất NBC chỉ là người trợ giúp pháp lý mang tính thụ động, quyền năng của NBC là thứ quyền năng phái sinh, phụ thuộc hồn tồn vào sự chấp thuận hay khơng chấp thuận của các cơ quan THTT và những người có thẩm quyền THTT, khơng có cơ sở cho việc hành nghề một cách bình đẳng và độc lập, trong một chừng mực nhất định nào đó, sự tham gia tố tụng của NBC gặp nhiều khó khăn, cơ sở để họ thực hiện quyền bào chữa cho bị cáo chủ yếu vẫn là hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra xây dựng. Từ thực tế trên cho thấy, có thể ở một số nơi thì các CQTHTT (bên buộc tội) cịn xem nhẹ NBC (bên gỡ tội), có cách nhìn khơng thiện cảm với NBC, xem họ là người đang giúp cho người bị buộc tội chối tội và cản trở hoạt động của các CQTHTT.

2.2.2.2. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân xuất phát từ chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa

- Giai đoạn trước khi mở phiên tòa

Những năm gần đây trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh luật sư thực hiện chức năng bào chữa cho bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

VAHS đã thuận lợi, khơng cịn gặp khó khăn khi tiếp xúc với bị cáo (đang bị tạm giam) như trước đây.

Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số vụ án mà CQTHTT làm khó, cản trở hoạt động hành nghề của luật sư như Thủ trưởng đi công tác nên chưa thể cấp giấy chứng nhận bào chữa. Qua thực tế có thể thấy pháp luật ln tơn trọng và đảm bảo cho quyền bào chữa, quyền hành nghề của luật sư. Tuy nhiên vẫn còn một số nơi cơ quan tiến hành tố tụng và người THTT không muốn sự hiện diện của luật sư, đã xâm phạm về quyền bào chữa. Ngồi ra, ở một số nơi thì vẫn cịn tình trạng quyền bào chữa của bị can, bị cáo bị các CQTHTT xâm phạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.

- Giai đoạn xét xử tại Tòa

Qua việc xét xử của Tịa án cấp sơ thẩm thời gian qua có thể thấy có trường hợp Tịa án chỉ dựa trên kết quả điều tra theo bản Kết luận điều tra Cơ quan điều tra và Cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố (án tại hồ sơ) mà khơng quan tâm đến q trình tranh tụng, các tình tiết mới, diễn biến tại phiên tịa. Do đó quyền của bị cáo, của NBC bị hạn chế, dẫn đến có một số bản án đã bị sai, thậm chí có một số trường hợp bị cáo bị xử oan nên nhiều bản án đã bị sửa, bị tuyên hủy để xét xử lại, thậm chí có nhiều vụ án do bản án sơ thẩm xét xử oan nên bị cấp phúc thẩm tuyên bị cáo vô tội và được trả tự do.

Theo Điều 13 BLTTHS 2015 có quy định: “Khơng ai bị coi là có tội khi chưa có bản án

kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, tại phiên tịa, nếu chưa có bản án của TA

thì bị cáo chưa được coi là có tội và bên buộc tội phải có vị trí ngang bằng với bên gỡ tội.

Những hạn chế trong giai đoạn xét xử: Đa số hồ sơ các vụ án hình sự do các CQTHTT thu thập chủ yếu tập trung vào chứng cứ buộc tội đối với bị cáo, ít quan tâm đến việc gỡ tội. Khi đưa vụ án ra xét xử, đa số các Tịa án đều có định kiến là người đứng trước vành móng ngựa chính là người đã thực hiện hành vi phạm tội, hay nói cách khác Thẩm phán xác định bị cáo đã phạm tội. Do đó, trong thực tế tại một số phiên Tịa thì HĐXX hoặc đại diện VKS đặt câu hỏi mang tính áp đảo tinh thần, hỏi với tư cách người có quyền cao, sử dụng mệnhlệnh, thậm chí lớn tiếng, quát tháo, gây hoảng loạn tinh thần cho bị cáo. Cách thức xét hỏi của Chủ tọa, Hội thẩm, Kiểm sát viên ở một số trường hợp cịn mang tính áp đặt, móm cung, ép cung, có trường hợp xét hỏi một cách phiến diện, với tư tưởng “khơng bị cáo thì ai thực hiện điều đó”… thậm chí có tài liệu, chứng cứ khơng được xét hỏi, kiểm tra xem xét cơng khai tại phiên tịa nhưng vẫn dùng làm căn cứ để kết tội bị cáo.

Có nhiều vụ án mà địa phương xác định là án điểm thì những vụ án này sẽ được lãnh đạo và cấp ủy địa phương chỉ đạo dẫn đến bị cáo chưa được xét xử nhưng đã bị HĐXX định kiến là có tội. Khách quan mà nói những vụ án này, khi đưa ra xét xử chỉ là hình thức, khơng mang tính khách quan, thậm chí cịn mang tính chủ quan của Tịa án. Đối với các vụ án có tính chất phức tạp, có nhiều quan điểm trái chiều nhau về tội danh thì các CQTHTT sẽ tổ chức họp liên ngành

để thống nhất quan điểm giải quyết vụ án hoặc Tòa án thụ lý sẽ thỉnh thị Tòa án cấp trên để xin ý kiến giải quyết vụ án. Hiện nay trước khi truy tố và xét xử thì Viện kiểm sát và Tịa án vẫn áp dụng chế độ báo án để xin ý kiến lãnh đạo về quan điểm xử lý vụ án và lãnh đạo duyệt án trước khi đưa vụ án ra xét xử. Do đó, NBC tham gia bào chữa tại phiên tịa chỉ mang tính hình thức hay nói cách khác là quyền bào chữa bị hạn chế rất nhiều ... Như vậy thì quyền bào chữa của bị cáo, của NBC đã vơ tình bị các CQTHTT, đặc biệt là Tòa án tước đoạt trước khi đưa vụ án ra xét xử và thậm chí ngay tại Tịa. Thật vậy, các CQTHTT nói chung, đặc biệt là cơ quan Tịa án và Thẩm phán đã vi phạm nghiêm trọng các ngun tắc “suy đốn vơ tội”, “thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và “ bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật” do BLTTHS quy định.

Thực tế hiện nay cho thấy trong nhiều phiên tịa sơ thẩm, sự có mặt của NBC chỉ mang tính hình thức, hiệu quả khơng cao. Có trường hợp Thẩm phán đã phủ nhận vai trị của NBC hoặc gây khó khăn đối với NBC khi họ thực hiện quyền bào chữa cho bị cáo. Cũng có trường hợp tại một số phiên Tịa, NBC tiến hành tranh tụng nhưng kết quả tranh tụng được ghi nhận chưa chuẩn xác, còn nhiều yếu tố bất lợi cho bị cáo nên ảnh hưởng rất lớn đến quyền của NBC. Pháp luật TTHS quy định khi xét xử, HĐXX phải căn cứ vào những chứng cứ đượcxem xét tại phiên tòa và dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tịa nhưng trên thực tế lại có nhiều trường hợp cho thấy ngược lại. Nhiều tình tiết quan trọng NBC đưa ra để tranh luận nhằm gỡ tội cho bị cáo nhưng khơng được lập luận trong bản án nên cịn một vài bản ản tuyên bị hủy hoặc sửa.

Những nguyên nhân của hạn chế là do pháp luật TTHS chưa phân biệt rõ ràng phạm vi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện chức năng tố tụng. Từ đó dẫn đến nhận thức và vận dụng các quy định của pháp luật về chức năng tố tụng có nhiều bất cập. Nhiều quy định về chức năng, nhiệm vụ của chủ thể thực hiện chức năng tố tụng chưa rõ ràng, cùng một chủ thể nhưng lại được giao thực hiện đồng thời nhiều chức năng tố tụng khác nhau.

TA ngồi chức năng xét xử cịn có chức năng buộc tội như là được quyền khởi tố vụ án nếu quá trình xét xử thấy có tội phạm. Việc quy định này vơ hình dung đã trao cho TA quyền buộc tội, khi TA đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với một hành vi phạm tội nào đó, thì chủ thể thực hiện tội phạm đã được xác định. Khi vụ án được chuyển cho cơ quan điều tra khởi tố bị can thì nằm trong dự kiến của TA vì vậy khi vụ án chuyển đến giai đoạn xét xử sơ thẩm, bị cáo hoặc NBC có đưa ra ý kiến tranh luận thuyết phục đi nữa cũng khó có thể thuyết phục TA tuyên bị cáo khơng phạm tội. Vì tun như thế đồng nghĩa TA tự phủ nhận quyết định khởi tố của mình trước đó.

Ngồi ra, BLTTHS 2015 cịn những quy định khác mà ít nhiều gây cản trở cho quyền bào chữa như: Quy định thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung của TA; quy định về giới hạn xét xử; quy định HĐXX ra quyết định khởi tố vụ án.

-Theo quy định của Điều 280 BLTTHS 2015, Thẩm phán qua nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện có bỏ lọt tội phạm và người phạm tội thì có quyền ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ

sung, yêu cầu VKS khởi tố, truy tố thêm hành vi phạm tội và người phạm tội. Quy định này cho thấy luật TTHS đã mở rộng cho TA thực hiện thêm chức năng buộc tội. Khi TA yêu cầu VKS

Một phần của tài liệu QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH. (Trang 41 - 50)