Quy trình công nghệ chung để chế tạo lồng nuôi tôm hùm được thể hiện trên hình 3.46.
Chuẩn bị các thành phần của vật liệu composite cho vào bộ trộn
Chuẩn bị ống nhựa Bình Minh Xử lý bề mặt ống
Gá đặt lên máy quấn và cho máy chạy Cắt các ống đã quấn thành các ống
để lắp ghép, khoan lỗ và vát mép Liên kết các ống lại với nhau để
tạo thành khung lồng Khoan lỗ và lắp
chốt
Lắp các thiết bị và nắp lồng
Bọc lưới xung quanh khung lồng
Đúc các liên kết bằng Composite
Gia công tinh các liên kết
HỒ SƠ KỸ THUẬT
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo lồng nuôi tôm hùm.
4.2. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO LỒNG NUÔI TÔM H ÙM 4.2.1. Phương pháp gia công phủ composite lên ống nhựa
Hiện nay, có nhiều phương pháp thi công vật liệu composite khác nhau như dùng máy quấn sợi, súng phun, đúc, trát lớp bằng tay,… Mỗi ph ương pháp có những ưu nhược điểm riêng, trong đó, với kết cấu ống ta chọn phương pháp quấn sợi là thích hợp nhất. Việc quấn ta thực hiện trên máy quấn ống do xưởng cơ khí đang chế tạo.
Đây là phương pháp đem lại hiệu qủa cao nhất và phù hợp để sản xuất hàng loạt.
1. Nguyên lý.
Ống nhựa được gá trên mũi chống tâm của máy, quay tròn. Bộ trộn được đặt trên xe chạy qua lại và mang theo dây sợi thủy tinh được dẫn qua bộ trộn làm cho dây thấm nhựa. Ống quay sẽ quấn dây v ào ống theo tầng lớp.
2. Ưu điểm của phương pháp quấn.
- Sợi được quấn vào ống theo lớp đều nhau - Nhựa được thấm vào sợi tương đối đều
- Thuận lợi cho việc sản xuất hàng loạt nên giá thành sẽ giảm đáng kể và đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Giá thành khuôn thấp.
- Không có giới hạn kích thước. - Dễ dàng thiết kế.
- Thiết bị đơn giản.
- Có thể sản xuất từng phần.
3. Hạn chế của phương pháp quấn.
- Phải chế tạo máy quấn khá phức tạp - Chỉ quấn được 1 loại kích thước ống
- Nhựa dễ bị đông cứng ở hệ thống bộ trộn l àm hư bộ trộn
4.2.2 Quy trình lắp ghép lồng nuôi
Sau khi ống được quấn xong ta đem cắt thành các kích thước cần thiết theo bản vẽ. Vát mép trong của ống và khoan lỗ đường kính 5mm ở hai đầu ống.
Hình 4.2 Ống nhựa Bình Minh sau khi được cuốn
Các liên kết nối sau khi đúc xong ta làm sạch ba via và vát mép các đầu để dễ lắp ghép. Ta lắp ghép các ống lại với nh au tạo thành khung lồng.
Hình 4.3 Khung lồng đang lắp ghép
Khi đã lắp ghép xong ta bắt vít inox vào để giữ ống với các liên kết.
Hình 4.4 Khung lồng sau khi lắp ghép hoàn chỉnh
Khi đã ghép xong khung lồng ta tiến hành mắc lưới vào khung .
Hình 4.5 Lồng nuôi tôm hùm hoàn chỉnh
Chương 5
QUY TRÌNH SỬ DỤNG VÀ HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH LỒNG NUÔI TÔM HÙM
5.1. QUY TRÌNH SỬ DỤNG LỒNG NUÔI TÔM HÙM
Lồng nuôi sau khi lắp ráp, ta tiến h ành vận chuyển lồng nuôi ra ví trí đặt lồng để nuôi. Tiến hành hạ lồng xuống ngập nước, thả tôm vào lồng. Hạ tiếp lồng sâu xuống đến đáy hoặc treo lồng ở bè sao cho lồng phải đặt độ sâu từ 5m đến 8m.
Để nâng hạ lồng ta phải gắn dây v ào bốn góc của lồng. Lồng được nâng hạ bằng thủ công hoặc dùng thiết bị nâng hạ.
Quá trình sử dụng phải kiểm tra lồng thường xuyên, đề phòng trong quá trình sử dụng lồng bị hư hỏng để kịp thời khắcphục. Lồng sử d ụng sau khoảng thời gian 3÷5 tháng thì lấy lồng lên để làm vệ sinh lồng, đó là hàu hà bám vào. Đồng thời kiểm tra lồng có khả năng bị hư hỏng gì không để kịp thời sửa chữa.
Hình 5.1 Lồng nuôi bị hà bám đưa lên vệ sinh
Hình 5.2 Lồng nuôi bị hư hỏng đưa lên sửa chữa và thay lưới
5.2. HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH LỒNG NUÔI TÔM HÙM
Gía thành sản phẩm được tính theo công thức sau: C= V+ H+ K+ P
Trong đó:V: Tiền mua vật liệu.
H: Tiền chi phí quản lý tính theo phần trăm của K và P.
P: Tiền lương cho công nhân, tính theo th ời gian là 100đ 1 phút. K: Tiền khấu hao máy và tài sản cố định tính dựa theo giá th ành ban đầu của máy, % khấu hao và số chi tiết chế tạo trong 1 năm.
5.2.1. Tính toán giá thành cho ống (1,34 m).
Ống được tạo thành từ ống nhựa Bình Minh dài 1,34 m và được quấn một lớp composite bên ngoài.
- Ống nhựa PVC 1,34 m: 9500 đ. - Thành phần vật liêu composite:
+ Sợi thuỷ tinh: 0,240 x 45000= 10800đ + Nhựa:0,36 x 40000= 14400đ
+ Chất đông rắn:0,0064 x 50000= 320đ Tổng tiền vật liệu V= 35000
- Lương công nhân
Thời gian pha trôn nhựa + chất đông rắn + quét l ên sợi thuỷ tinh + cho máy quấn composite lên ống nhựa:10phút.
Tiền lương cho công nhân là: P= 10* 100= 1000đ. - Khấu hao tài sản cố định
+ Khấu hao cho máy: 1000đ
+ Khấu hao cho ca nhựa, chổi, kéo, thau… 500đ Tiền khấu hao là: K= 1500đ
- Tiền chi phí quản lý: H= 1000đ
Vậy tiền giá thành cho ống dài 1.34m là:
C= V + H + P + K = 1000 + 1500 + 1000 + 35000= 38500 đ
5.2.2 Tính toán giá thành cho cút chữ T và cút góc.
Do cút chữ T và cút góc có cùng khối lượng, nên cùng giá tiền. - Thành phần vật liêu composite:
+ Sợi thuỷ tinh: 0,067 x 35000= 2400 đ + Nhựa nền: 0,1 x 40000= 4000 đ + Chất đông rắn:0,0018 x 50000= 90đ + Gelcoat: 0,002x 50000= 100đ + Wax (sáp) :0,001x 30000= 30đ Tổng tiền vật liệu V= 6600đ.
- Lương công nhân
+Thời gian cắt mát t1= 10p
+Thời gian làm sạch khuôn t2= 6p
+Thời gian pha trộn nhựa nền + mát + xúc tác + thời gian điền đầy khuôn t4= 10p
+Thời gian đông đặc + rỡ khuôn + thời gian đóng rắn hoàn toàn t5= 50p
+Thời gian gia công cơ t6= 25p +Tổng thời gian gia công cơ t= 106p
Tiền lương cho công nhân là: P= 106 * 100= 10600đ. - Khấu hao tài sản cố định
+ Khấu hao cho khuôn là 5000đ + Khấu hao cho máy: 1000đ
+ Khấu hao cho ca, chổi, kéo, thau… 1000đ Tiền khấu hao là: K= 7000đ
- Tiền chi phí quản lý: H= 2000đ
Vậy giá thành cho cút chữ T và cút góc là:
C= V + H+ P + K = 6600đ + 10600đ + 7000đ + 2000 đ= 26200 đ
5.2.3 Tính toán giá thành lồng nuôi
Lồng nuôi được lắp ráp từ ống nhựa quấn Composite và cút góc, cút chữ T. Do đó giá thành của vật liệu để lắp ghép lồng chính l à giá của ống và các cút nối.
5.2.3.1 Giá thành lồng nuôi tôm hùm kích thước (mxmxm)
- Vật liệu + Ống 60m: 60x38500/1.34=1.723.000đ + Cút góc và cút chữ T: 62x26200=1.624.400đ + Vít inox: 200x200=40.000 đ + Lưới lồng 36m2: 36x20.000=720.000 Tổng cộng chi phí vật liệu: V= 4.107.000 - Tiền lương công nhân:
+ Thời gian cắt ống: 120 phút + Thời gian vát mép ống: 120p + Thời gian khoan lỗ: 150p + Thời gian lắp ráp 6h + Thời gian mắc lưới vào: 3h Tổng thời gian lắp ráp lồng: 930p
Tiền Lương công nhân: P=930 *100= 93.000đ - Khấu hao tài sản cố định
+ Khấu hao máy cắt: 30.000đ + Khấu hao máy khoan:30.000đ Tiền khấu hao: K= 60.000đ
- Chi phí quản lý:H= 50.000
Giá thành cho một lồng nuôi tôm hùm kích thước 3x3x1.5(mxmxm): C= V + H+ P + K = 4.370.000 đ
5.2.3.2 Giá thành lồng nuôi tôm hùm kích thước 2x2x1(mxmxm)
- Vật liệu
+ Ống 50m: 37x38500/1.34=1.063.000đ + Cút góc và cút chữ T: 32x26200=838.400đ
+ Vít inox: 100x200=20.000 đ + Lưới lồng 12m2: 12x20=240.000đ Tổng cộng chi phí vật liệu: V= 2.161.000đ - Tiền lương công nhân:
+ Thời gian cắt ống: 60 phút + Thời gian vát mép ống: 60p + Thời gian khoan lỗ: 120p + Thời gian lắp ráp 4h
+ Thời gian mắc lưới vào: 2h Tổng thời gian lắp ráp lồng: 600p
Tiền Lương công nhân: H=600 *100= 60.000đ - Khấu hao tài sản cố định
+ Khấu hao máy cắt: 20.000đ + Khấu hao máy khoan:20.000đ Tiền khấu hao: K=40.000đ
- Chi phí quản lý: H=30.000
Giá thành cho một lồng nuôi tôm hùm kích thước 2x2x1(mxmxm): C= V + H+ P + K = 2.291.000đ
5.2.3.3 Giá thành lồng nuôi tôm hùm kích thước 1x1x0.5(mxmxm)
- Vật liệu + Ống 50m: 18.5x38500/1.34=531.000đ + Cút góc và cút chữ T: 18x26200=471.600đ + Vít inox: 60x200=12.000 đ + Lưới lồng 8m2: 8x30=240.000đ Tổng cộng chi phí vật liệu:V= 1.254.000đ Tiền lương công nhân:
+ Thời gian cắt ống: 30 phút + Thời gian vát mép ống: 30p + Thời gian khoan lỗ: 60p
+ Thời gian lắp ráp 4h
+ Thời gian mắc lưới vào: 90p Tổng thời gian lắp ráp lồng: 450p
Tiền lương công nhân: H=450 *100= 45.000đ - Khấu hao tài sản cố định
+ Khấu hao máy cắt: 10.000đ + Khấu hao máy khoan:10.000đ Tiền khấu hao: K= 20.000đ
- Chi phí quản lý: H=20.000
Giá thành cho một lồng nuôi tôm hùm kích thước 1x1x0.5(mxmxm): C= V + H+ P + K = 1.519.000đ
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu và triển khai thực hiện, đề tài đã cơ bản hoàn thành và rút ra một số kết luận sau:
- Qua tìm hiểu thực tế tại huyện Sông Cầu – Phú Yên, huyện Vạn Ninh, huyện Cam Ranh – Khánh Hòa, cho thấy đa số người nuôi tôm hùm vẫn chưa chú trọng đến phương thức cũng như môi trường nuôi. Tuy nhiên, với những người đã mạnh dạn chuyển sang những hình thức nuôi hiện đại thì mong muốn các cơ quan chức năng nghiên cứu cải tiến lồng nuôi, các thiết bị ph ục vụ lồng nuôi cũng như thức ăn cho tôm là rất lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu thiết kế và chế tạo lồng nuôi từ vật liệu Composite là rất cần thiết.
- Lồng được thiết kế mới có kết cấu và kích thước gần giống với lồng thép mà ngư dân đang sử dụng (chỉ thay đổi chiều cao và một số thanh gia cường để phù hợp cho việc sản xuất hàng loạt dưới dạng môđun) nhưng có nhiều ưu điểm hơn lồng thép. Cụ thể :
+ Tuổi thọ cao (có thể sử dụng khoảng 10 đến 15 vụ tôm – từ nghiên cứu về vật liệu compossite).
+ Vệ sinh, bảo dưỡng và bảo quản dễ dàng.
+ Việc nâng hạ lồng dễ hơn lồng sắt do nó nhẹ hơn lồng.
- Ở đây, lồng được thiết kế chỉ đáp ứng một số y êu cầu thực tế đặt ra như nâng cao tuổi thọ, giảm chi phí vệ sinh, bảo d ưỡng,… còn một số yêu cầu khác chưa giải quyết được như theo dõi tôm, xử lý ô nhiễm môi trường, cơ giới hóa quá trình thả - thu,…
- Về giá thành, lồng bằng vật liệu Composite cao h ơn lồng thép.
2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
- Do vật liệu Composite chịu va đập kém n ên khi sử dụng cần tránh va chạm mạnh là hư hỏng lồng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy ta có thể giảm kích th ước đường kính của ống và tăng số thanh gia cường.
- Nghiên cứu và chế tạo máy cuốn ống để đưa vào sản xuất thử nghiệm và hàng loạt. Chế tạo bộ khuôn đúc áp lực v à máy ép thủy lực để sản xuất các cút nối phục vụ cho việc lắp ghép lồng.
- Chế tạo các dụng cụ như dao cắt ống, dao vát mép, dụng cụ khoan v à các đồ gá chuyên dùng để phục vụ cho việc lắp ráp lồng.
- Lồng nuôi tốt nhất nên sử dụng theo cách treo lồng ở b è để lúc có gió bão di chuyển lồng được dễ dàng và tăng tuổi thọ cho lồng.
- Cần nghiên cứu lắp đặt thêm một số thiết bị vào lồng như : thiết bị quan sát, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị cơ giới hóa quá trình thả - thu,…
- Qua điều tra thực tế tình hình nuôi tôm hùm ở Sông Cầu – Phú Yên tôi thấy có nhiều vấn đề nảy sinh mà chính quyền sở tại đang rất cần sự can thiệp kịp thời của các nhà khoa học. Vì vậy, Nhà trường cần quan tâm hơn và có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Văn Ba BÀI TẬP SỨC BỀN VẬT LIỆU Trường Đại Học Thuỷ Sản – 2000
2. Nguyễn Văn Động
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGƯ CỤ NXB Nông Nghiệp – 1995
3. Trần Ích Thịnh
VẬT LIỆU COMPOZIT (Cơ học và tính toán kết cấu) 4. TS Trần Gia Thái
SỨC BỀN THÂN TÀU 5. Quách Hoài Nam
NHẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG PHÂN TÍCH KẾT CẤU
6. Trung tâm khuyến ngư Quốc gia
KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG MỘT SỐ ĐỐI T ƯỢNG THỦY SẢN Ở BIỂN 7. Sở thủy sản Phú Yên
ĐIỀU TRA VỀ NUÔI TRÒNG THỦY SẢN Ở PHÚ YÊN NĂM 2006 8. Sở thủy sản Phú Yên
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
9. UBND huyện Sông Cầu
KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM H ÙM LỒNG TẠI HUYỆN SÔNG CẦU GIAI ĐOẠN 2000-2005.
Báo cáo tham luận số 88/BC-UBND ngày 18/11/2005
PHỤ LỤC 1
Kết quả thử nghiệm sức bền uốn của ống nhựa Bình Minh quấn Composite
TT Tỷ lệ
nhựa/sợi Chất đông rắn(%) Composite(mm)Chiều dày lớp Lực uốn tối đa(N)
1 0.8/1 1 3 968 2 0.9/1 1 3 912 3 1/1 1 3 938 4 1/1 0.8 3 917 5 0.9/1 0.8 3 1020 6 0.8/1 0.8 3 962 7 0.8/1 0.5 3 998 8 0.9/1 0.5 3 1055 9 1/1 0.5 3 720 10 Ông PVC 355 .d ocu -tra c .d ocu -tra c
PHỤ LỤC 2
Bản vẽ chế tạo lồng nuôi tôm hùm