TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VỊ THỦY

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ ở huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 27 - 31)

Huyện ở phía Tây của tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp huyện Châu Thành A; Nam giáp huyện Long Mỹ; Tây giáp tỉnh Kiên Giang và thị xã Vị Thanh; Đông giáp huyện Phụng Hiệp, cách thị xã Vị Thanh 9 km về hướng đông nam. Dân số: 99.332 người diện tích 230,22 km2 gồm Thị trấn Nàng Mau và các xã Vị Trung, Vị Thủy, Vị Thắng, Vĩnh Thuận Tây, Vĩnh Trung, Vĩnh Tường, Vị Đơng, Vị Thanh, Vị Bình.

Kinh tế

Vị Thủy là huyện thuần nông, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện cịn nhỏ về quy mơ và ít về số lượng, chỉ tập trung vào một số ngành như xay xát, sản xuất đường, làm nước đá…Sau 10 năm thành lập, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện đạt 11,04%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ.

Ngay từ khi thành lập huyện, Vị Thủy chọn đẩy mạnh công tác khuyến nông để xây dựng các mơ hình sản xuất, tạo hướng đột phá. Nhờ đẩy mạnh công tác khuyến nông, từ năm 2004 đến năm 2009, tồn huyện có gần 1.000 mơ hình làm ăn hiệu quả, với mức thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm đến trên 100 triệu đồng/ha/năm, cho lợi nhuận từ 30-40%. Những mơ hình này gồm: 2 lúa - 1 cá, nuôi cá ao thâm canh, 2 lúa - 1 màu, trồng màu chuyên canh, chăn nuôi, VAC.... Xác định nông nghiệp là thế mạnh, là ngành kinh tế chủ lực của huyện, vì thế trong 10 năm qua, huyện Vị Thủy không ngừng đầu tư chuyển giao kỹ thuật, tập trung chuyển đổi giống, xây dựng mơ hình kết hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng...từ đó, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đã được cải thiện đáng kể. Mặc dù diện tích canh tác lúa của huyện có xu hướng giảm từ 48.768 ha (năm 2006) xuống còn 43.357 ha (năm 2008), nhưng năng suất và chất lượn g không ngừng gia tăng theo hàng năm. Nếu như năng suất lúa bình quân năm 2006 chỉ ở mức 4,7 tấn/ha (sản lượng đạt 230.194 tấn/năm) thì đến cuối năm 2008 đã tăng lên 5,2 tấn/ha, với sản lượng trên 226.912 tấn. Điều này cho thấy, hiệu quả của việc tăng cường hướng dẫn, khuyến khích nơng dân ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Nhiều địa phương trong huyện đã xây dựng được nhiều điểm nhân giống vệ tinh phục vụ cho cơng tác chuyển đổi giống. Song song đó, cơng tác cơ giới hóa trong sản xuất cũng được Vị Thủy coi trọng nên đã cơ giới hóa 100% các khâu làm đất, bơm tưới, trang bị 26 máy gặt đập liên hợp (nhiều nhất tỉnh). Về lị sấy lúa, năm 1999 tồn huyện có 60 lị, đến nay tăng lên 153 lị... góp phần giảm thất thoát và giảm áp lực thiếu lao động, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa. Thủy sản là thế mạnh thứ hai trong nông nghiệp cũng được phát triển. Sản

lượng thu hoạch năm 2008 gần 2.800 tấn, đã có những đóng góp nhất định trong thương hiệu “cá thác lác" của Hậu Giang.

Thương mại - dịch vụ, hệ thống chợ nông thôn được quy hoạch, xây dựng và mở rộng. Dễ nhận thấy nhất là tại các chợ: chợ Hội Đồng (xã Vị Đông), Trung tâm thương mại Vịnh Chèo (xã Vĩnh Thuận Tây), Trung tâm thị trấn Nàng Mau... ngày càng trở nên sung túc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Chỉ tính riêng trong khu vực thị trấn Nàng Mau, tính đến tháng 08-2009 đã có gần 900 hộ kinh doanh mua bán. Tám tháng đầu năm 2009, giá trị thu được từ hoạt động thương mại - dịch vụ tăng so với năm 1999 gần 50%.

Xã hội

Mười năm sau ngày thành lập, huyện Vị Thủy đã có những bước phát triển đáng kể trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 10 năm đạt gần 2.100 tỷ đồng, thu nhập bình quân năm 2009 dự kiến 10 triệu đồng/người/năm, tăng hơn gấp đôi so với năm 1999.

Về giáo dục, huyện đã xóa xong phịng học tre lá tạm bợ, phòng học 3 ca, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Thời điểm mới chia tách, cơ sở vật chất vơ cùng khó khăn. Lúc đó, tồn huyện chỉ có 29 trường, trong đó có 1 trường mẫu giáo, 23 trường tiểu học, 5 trường trung học cơ sở (khơng có trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX)). Tuy nhiên, qua nhiều năm xây dựng và phát triển, ngành giáo dục huyện Vị Thủy đã từng bước hoàn thiện dần cơ sở vật chất, số lượng trường học tăng theo hàng năm. Năm 2009, tổng số trường học lên 45 (trong đó có đến 8 trường mầm non, mẫu giáo, 27 trường tiểu học, 8 trường trung học cơ sở và 2 trường trung học phổ thông), 1 TTGDTX, 10 trung tâm học tập cộng đồng... Không chỉ quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, ngành còn chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên, từng bước nâng cao cả số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế ở địa phương. Theo thống kê của Phòng Giáo dục huyện Vị Thủy, những năm đầu mới thành lập, tồn huyện chỉ có 700 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó số lượng đảng viên chiếm trên 20%, tỷ lệ đạt chuẩn dưới 30% và trên chuẩn chưa tới 4%. Năm 2009, tồn huyện có hơn 1.200 cán bộ,

giáo viên và nhân viên, đảng viên chiếm gần 50%, tỷ lệ đạt chuẩn trên 80% và trên chuẩn là gần 50%.

Về y tế, hệ thống bệnh viện, trạm y tế xã ở địa phương cũng được nâng cấp, xây mới, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Thủy đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, với tổng kinh phí đầu tư trên 32 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (giai đoạn 2008-2010). Đến năm 2009, huyện Vị Thủy đã có 10/10 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia. Song, lực lượng cán bộ y tế, nhất là tuyến xã vẫn cịn thiếu, chỉ có 8/10 trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ. Tuy nhiên, qua 10 năm nỗ lực phấn đấu của ngành y tế địa phương, cơ sở vật chất của các trạm y tế, bệnh viện đã hoàn thiện hơn, nguồn nhân lực cũng đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bệnh cho nhân dân.

CHƯƠNG 4

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN VỊ THỦY

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ ở huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)