Sự cần thiết phải chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 60 - 62)

Phần II Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế

2.1. Sự cần thiết phải chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế

Sau hơn 30 năm thực hiện cải cách và đổi mới, bên cạnh những thành công lớn như tốc độ tăng trưởng nhanh, GDP bình quân đầu người ngày càng lớn và đạt ngưỡng của các nước có thu nhập trung bình trên thế giới, kim ngạch thương mại tăng nhanh, thu ngân sách nhà nước ngày càng lớn thì một số những hạn chế của nền kinh tế Việt Nam cũng được nhận diện rõ hơn, cụ thể:

(i) Một mơ hình dựa trên nền tảng thâm dụng nguồn lực mà chủ yếu là sự gia tăng của vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư của khu vực Nhà nước và vốn đầu tư nước ngồi là khơng bền vững.

(ii) Rất dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn. Các chính sách kinh tế ban hành khơng đáp ứng được xu hướng mở cửa của nền kinh tế.

(iii) Hoạt động sản xuất trong nền kinh tế chủ yếu là khai thác tài nguyên sẵn có, khai thác lợi thế lao động rẻ, dựa vào các ngành hàng truyền thống, giá trị gia tăng trong sản xuất thấp, năng lực cạnh tranh kém và hiệu quả thấp.

(iv) Cải cách thể chế chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Tư duy “kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo” chưa được thay đổi phù hợp; nhiều nội dung của quyền sở hữu chưa được xác định rõ ràng; phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương cịn nhiều bất cập; tư tưởng bình qn cịn chi phối nhiều chủ trương, chính sách kinh tế; tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước; bộ máy chính quyền cồng kềnh và kém hiệu quả.

(v) Năng suất lao động xã hội có xu hướng tăng chậm lại trong những năm gần đây. Sự suy giảm tốc độ này diễn ra ở tất cả các khu vực kinh tế.

(vi) Đầu tư công dàn trải, kém hiệu quả và có hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân. Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư xã hội và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua nhưng hiện tượng dàn trải, thiếu cơ chế giám sát và kém hiệu quả không những gây ra nhiều bất ổn cho nền kinh tế và là gốc rễ của việc nợ công ở mức cao và tăng nhanh trong thời gian qua, đồng thời làm lất át đầu tư tư nhân và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

(vii) Nền kinh tế có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Năng suất gia tăng thuần túy chỉ là do sự chuyển dịch nguồn lực từ khu vực có năng suất thấp – nơng nghiệp sang khu vực có năng suất cao – cơng nghiệp. Sự gia tăng năng suất này sẽ sớm tới điểm tới hạn trong một thời gian nữa và như vậy đe dọa tính bền vững của tăng trưởng dài hạn. Nền kinh tế có nguy cơ bị kẹt ở mơ hình thâm dụng vốn, dựa trên nhân cơng giá rẻ và trình độ cơng nghệ ở mức thấp.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 60 - 62)