- Không tạo áp lực cho con cái:
b. Giải pháp xử phạt
Đối với những em học sinh THPT, tuy chưa đủ tuổi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nhưng các cơ quan có thẩm quyền cũng nên có những hình thức xử lí phù hợp với từng đối tượng. Các biện pháp xử lí thì cần phải triệt để, công bằng, khách quan: Đối với những em vi phạm lần đầu thì có thể kỷ luật, phạt tiền hay đình chỉ học có thời hạn; đối với những em sử dụng trong thời gian dài và có dấu hiệu tham gia vào đường dây thì đây là những đối tượng nguy hiểm, cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lí bằng các hình phạt có tính răn đe, làm gương cho các em khác và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, lực lượng công an cần phải kiểm tra, rà soát các cửa hàng văn hóa phẩm cho học sinh, các quán caffe, quán bar - những nơi nghi ngờ là tụ điểm buôn bán các loại chất kích thích dành cho học sinh: keo chó, bóng cười, tem giấy, pin ma túy, shisha để có biện pháp quản lí và xử phạt thật nghiêm khắc. Bởi lẽ đây chính là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho thực trạng chất kích thích học đường ngày càng gia tăng. Nếu các cơ quan chức năng chặn được nguồn cung cấp “hàng” cho học sinh THPT thì phần nào sẽ cải thiện được tình trạng đáng báo đợng này trong học sinh.
Chính vì chất kích thích hiện nay được biến tấu thành nhiều dạng thù hình và đa dạng về kiểu dáng nên vẫn tồn tại nhiều chất không nằm trong danh mục các chất bị cấm của Chính phủ. Vậy nên, Chính phủ cần khẩn trương ban hành Nghị định về việc mua bán và sử dụng chất kích thích dựa trên tác hại của chúng đối với người sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân ngăn đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu. Cần quản lí chặt chẽ cách sử dụng hợp lí những chất gây nghiện có thể có lợi cho sức khỏe. Khi những điều khoản về
buôn bán và sử dụng chất kích thích được ban hành thì tình trạng bn bán “ bí mật một cách công khai” sẽ khơng cịn nữa, hạn chế tối đa những điều kiện để học sinh THPT tiếp xúc với chất kích thích.
2.5. Thực nghiệm hình thành nhận thức và những kỹ năng ứng phó, phòng chống với các chất kích thích cho học sinh THPT chống với các chất kích thích cho học sinh THPT
2.5.1. Mục đích
Khắng định tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó với các chất kích thích và “ma túy học đường”
2.5.2. Nội dung
- Thành lập câu lạc bộ kĩ năng sống trong trường học.
- Cung cấp cho các bạn học sinh kiến thức về chất kích thích, biểu hiện của những người lạm dụng chất kích thích và kỹ năng ứng phó đối với chất kích thích của học sinh.
- Tham quan trại cai nghiện và giao lưu những người nghiện để lắng nghe và chia sẻ với các bệnh nhân trong giai đoạn chữa trị
- Giao lưu với bác sĩ chuyên môn những người đã, đang công tác tại các trạm xá, trại các nghiên.
2.5.3. Quy trình:
Bước 1: Đặt ra mục đích thực nghiệm nhằm kiểm định tính hiệu quả của các
biện pháp đã đề xuất.
Bước 2: Thiết kế thực nghiệm.
- Xác định được yếu tố mà thực nghiệm này tác động đến chính là những kiến thức và kỹ năng ứng phó với các chất chất kích thích.
- Xác định hình thức thực nghiệm; chia hai nhóm, trước và sau thực nghiệm,đánh giá kết quả và so sánh.
Thiết kế thang đánh giá trên hai tiêu chí:
Mức độ hiểu biết về các kỹ năng ứng phó với các chất kích thích ở học sinh THPT.
Mức độ thuần thục về các kỹ năng ứng phó với các chất kích thích ở học sinh THPT.
Thiết kế nội dung thực nghiệm:
Thiết kế nợi dung chương trình hoạt đợng cho từng bước hội thảo với mục đích cung cấp kiến thức cơ bản, thiết yếu về các chất kích thích và kỹ năng ứng phó với các chất kích thích, thực hành các chất kích thích đó.
Ngày thực hiện Nội dung sinh hoạt
5/9/2020 Giới thiệu một số chất kích thích mới đang được học sinh THPT sử dụng phổ biến hiện nay
15/9/2020 Những kỹ năng ứng phó với các chất kích thích 25/9/2020 Quan sát một số chất kích thích và thực hành các kỹ
năng ứng phó.
8/10/2020 Thực hành: tìm hiểu về các biểu hiện của những người lạm dụng chất kích thích
18/10/2020 Tham quan trại cai nghiệm và lắng nghe, chia sẻ với một số bệnh nhân đang điều trị.
Ngoài việc phổ biến kiến thức về chất kích thích và các kỹ năng ứng phó với các chất kích thích, các em cịn được hướng dẫn mợt số những cách để phòng tránh sử dụng chất kích thích như: cách ứng phó khi cảm thấy áp lực trong việc học tập, cách ứng phó khi gặp chuyện khó khăn trong gia đình hoặc những kỹ năng để giải quyết những vấn đề về tâm lý.
Bước 3: Triển khai thực nghiệm:
Xác định các em học sinh tham gia thực nghiệm: gồm 30 bạn học sinh. Trước khi triển khai thực nghiệm, tôi cho các em làm một bài kiểm tra lí thuyết bao gồm những câu hỏi về chất kích thích và một bài kiểm tra thực hành để xác định những kĩ năng ứng phó của các em. Sau khi hoàn thành thực nghiệm, tôi cho các em làm lại những bài kiểm tra trên và quan sát, nghiệm thu kết quả, chuyển biến trong nhận thức và kĩ năng ứng phó của các em đối với các chất kích thích.
- Sắp xếp thời gian, địa điểm thực nghiệm. - Đo kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm. - Triển khai hoạt động.
Bước 4: Đo kết quả sau thực nghiệm.
Bước 5: Xử lí dữ liệu và so sánh kết quả đạt được.
Khi tính điểm trung bình của nhóm thực nghiệm trước và sau khi tiến hành thực nghiệm, tôi nhận thấy:
Biểu đồ so sánh nhóm thực nghiệm trước và sau khi tiến hành thực nghiệm.
- Trong việc nhận diện các chất kích thích:
+ Trước thực nghiệm: trung bình các em đạt 14,8/100 điểm + Sau thực nghiệm: các em đạt 72,9/100 điểm
- Trong việc thực hành kỹ năng ứng phó với các chất kích thích: + Trước thực nghiệm: trung bình các em đạt 25/100 điểm + Sau thực nghiệm: các em đạt 86,7/100 điểm.
Sau quá trình tiến hành thực nghiệm, tơi đã nhìn thấy được sự phản hồi tiến bộ và tích cực của các em học sinh THPT khi ứng phó với các chất kích thích đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Các em đã trang bị được những kiến thức và kỹ năng ứng phó cần thiết đối với các chất kích thích.
PHẦN III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.1. Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu viết sáng kiến, tôi nhận thấy:
- Phần lớn các em học sinh chưa nhận thức đúng về chất kích thích và tác hại của chất kích thích.
- Đa số các bậc phụ huynh cũng chưa có đầy đủ kiến thức về chất kích thích và ma túy học đường.
- Tuy nhà trường đã có những giải pháp nhưng chưa thực sự đầy đủ, hiệu quả hướng dẫn cho học sinh những kỹ năng cơ bản để ứng phó với chất kích thích.
Để ứng phó với chất kích thích và “ma túy học đường”, cần rèn luyện ba kỹ năng: Kĩ năng nhận diện các chất kích thích, kĩ năng định hướng giải quyết khi tiếp cận với chất kích thích, kĩ năng vận dụng giải pháp để phòng tránh với các chất kích thích và ứng phó với “ma túy” học đường. Khả năng vận dụng các kỹ năng này ở các em học sinh còn thấp, chưa thật sự triệt để. Vì vậy, tơi đi sâu đề tài này nhằm giúp các em học sinh có được những định hướng đúng đắn cho bản thân, gia đình và xã hợi.
3.2. Kiến nghị
Đối với nhà trường qua q trình tiến hành đề tài, tơi nhận thấy hoạt động nâng cao nhận thức cho học sinh về chất kích thích, giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng ứng phó, phòng chống với chất kích thích cho học sinh là rất cần thiết. Do đó, tôi hy vọng các trường học có thể quan tâm hơn vào việc giáo dục những kỹ năng này, làm hành trang cho học sinh khi bước ra ngồi cợng đồng và xã hội.
Đối với gia đình học sinh: Tơi hy vọng kết quả của đề tài có thể nâng cao hơn nữa nhận thức của các bậc phụ huynh về các chất kích thích và tác đợng của gia đình tới vấn đề sử dụng chất kích thích ở học sinh từ lứa 16 - 18 tuổi. Từ đó mong các gia đình dành nhiều thời gian hơn để chia sẻ với con cái với những vấn đề trong cuộc sống. Các bậc làm cha làm mẹ xin hãy quan tâm hơn tới sức khỏe của con em mình và có những phương pháp giáo dục đúng đắn, trang bị những kiến thức cơ bản cho con. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng nên tăng cường mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, đặc biệt là với giáo viên chủ nhiệm.
Đối với các em học sinh, sau quá trình thực tiễn đề tài, tôi nhận thấy để tránh sử dụng chất kích thích nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung, mỗi em học sinh phải có ý thức tìm hiểu, trau dồi kiến thức, biết “chọn bạn mà chơi”, tránh tụ tập với những bạn xấu để không bị ru rê lơi kéo vào những điều khơng tích cực; đồng thời, mỗi người nên trang bị cho mình những kĩ năng sống cơ bản, đặc biệt là những kĩ năng ứng phó với các chất kích thích để duy trì mợt c̣c sống văn minh, lành mạnh.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của mình, khơng sao chép của người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 10. 2. Sách giáo viên Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 10.
3. Luật phịng chống ma túy và cơng tác phịng, chống tệ nạn ma túy tại các cơ quan đơn vị trường học, gia đình và cộng đồng. Nhà xuất bản Công an nhân dân. 4. Nghị định 80/2001/NĐ-CP nghị định hướng dẫn luật phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện.
5. Tìm hiểu pháp luật về phịng, chống ma túy. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 6. Giáo dục giới tính phòng tránh ma túy – HIV và các bệnh truyền nhiễm trong trường học. Nhà xuất bản dân trí
7. Hệ thống các văn bản hướng dẫn về phòng, chống ma túy.
8. Sổ tay pháp luật về phòng, chống ma túy quy định về danh mục chất ma túy và các chất kích thích. Cách phịng, chống các chất kích thích trong cợng đồng và học đường.
9. Công tác xã hội với học sinh sử dụng chất gây nghiện. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
10. Cẩm nang phòng chống ma túy học đường cho học sinh trung học phổ thông. Nhà x́t bản Hà Nợi.
11. Luật phịng, chống tác hại của thuốc lá.