Những ảnh hưởng của tính tự trị làng xã cổ truyền

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài VAI TRÒ của các THỂ CHẾ và THIẾT CHẾ LÀNG xã cổ TRUYỀN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH CỘNG ĐỒNG, TÍNH tự TRỊ QUẢN của LÀNG xã (Trang 27 - 31)

4.1. Mặt tích cực của tính tự trị làng xã cổ truyền

Có thể thấy tác dụng tích cực nhất của tính tự trị làng xã là làm cho nội bộ làng xã có một sự cố kết chặt chẽ mà khó có thế lực nào có thể phá vỡ. Nó làm nên sức sống lâu bền của làng. Điều này có ý nghĩa lịch vô cùng lớn lao, thể hiện rõ nhất là khi đất nước bị nạn ngoại xâm, các đơ thị nhanh chóng rơi vào tay giặc, nhưng làng thì khơng.

Có thể nói mỗi làng xã Việt Nam là một pháo đài kiên cố chống giặc. Làng xã hoàn chỉnh như một cơ thể. Cơ thể này khơng những có “cá tính” như trên chúng ta đã nói mà nó cịn biết và chủ động tự bảo vệ mình khỏi các thế lực khác. Trong lịch sử Việt Nam đã có hàng ngàn làng chiến đấu điển hình. Giáo sư Trần Quốc Vượng nói: “1000 năm Bắc thuộc, ta giành lại được độc lập là do ta mất nước nhưng không mất làng”. Đến thời Pháp thuộc, nhà cầm quyền thực dân cũng xác định rõ rằng làng xã là nơi chúng khơng thể “đụng chạm” tới.

Tồn quyền P.Pasquier nhận định: “Làng xã là nước cộng hoà nhỏ…một tổ chức phức tạp như thế, dân chủ như thế, một tổ chức mà trong đó khơng bao giờ kỳ mục được phép hành động đơn độc, một tơ chức đã tồn tại theo truỳên thống từ thời rất xa xưa, tổ chức đó chúng ta khơng nên đụng chạm tới kẻo làm xứ sở rối loạn…” Nhờ làng xã có tính tự trị tương đối góp phần làm cho đất nước có một nền văn hố phong phú, đa dạng. Chúng ta đã có những làng văn hố với những

nét văn hoá đặc trưng nổi bật. Trải qua q trình lịch sử lâu dài, nó khơng bị văn hố của tổ chức xã hội khác đồng nhất. Nó khơng bị xố bỏ bởi văn hoá làng khác, vùng miền khác, hay sự can thiệp của chính quyền trung ương, thậm chí là chính quyền của ngoại xâm. Tiêu biểu là thời Bắc thuộc hàng ngàn năm. Đó là thời kỳ bọn phong kiến phương Bắc tiến hành đồng hoá văn hoá Việt Nam một cách ồ ạt, dữ dội (bắt dân ta để tóc, mặc đồ Trung Quốc, dùng chữ Hán, tổ chức những ngày lễ tết của người Hán…) nhưng cuối cùng chúng đã thất bại trước hàng ngàn làng văn hố truyền thống nước Nam. Truyền thống đó được gìn giữ lâu đời và vơ cùng vững chắc nhờ làng xã, văn hố ngoại lai khó có thể xâm nhập.

Với tính tự trị tự quản của mình, làng xã là nơi bảo lưu tốt nhất những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, đáng quý để cho con cháu đời sau noi gương học tập như: truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống giữ đạo hiếu, nhân nghĩa, truyền thống học tập…

4.2. Mặt tiêu cực của tính làng xã cổ truyền

Karl Marx trong tác phẩm nổi tiếng Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ đã chỉ rõ những hạn chế căn bản của cơng xã nơng thơn Ấn Độ nói riêng và cơng xã phương Đơng nói chung: “Chúng ta cũng khơng được quên rằng những công xã nông thôn thơ mộng ấy, dẫu cho chúng có vẻ vơ hại như thế nào chăng nữa, bao giờ cũng vẫn là cơ sở bền vững của chế độ chuyên chế phương Đông, rằng những cơng xã ấy đã hạn chế lý trí của con người trong những khn khổ chật hẹp nhất, làm cho nó trở thành cơng cụ ngoan ngỗn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích nơ lệ của các quy tắc cổ truyền, làm cho nó mất hết mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ động lịch sử” .13

13 C.Mác, S thốống tr c a Anh ẤẤn Đ ị ủ ộ // Các Mác Phri-đrích Ăng-ghen, Tuy n t p, T p II, Nxb S th t, H., 1981, tr ể ậ ậ ự ậ 559.

4.2.1. Làng xã là cơng cụ của chính quyền trung ương nhằm bóc lột nơng dân. nơng dân.

Trong thời kỳ phong kiến, nhà nước luôn dựa vào làng xã để thu cống phú, thuế má, binh dịch. Đến thời Pháp, khi mới đặt nền đô hộ trên đất nước ta, chúng đã có ý thức lợi dụng bộ máy và cơ chế quản lý cũ của làng xã để vơ vét tiền của của nhân dân. Toàn quyền P.Doumer cũng giống như nhà nước phong kiến đều cho rằng: “Nhờ cơ cấu vững chắc của làng xã An Nam…trước mắt chúng ta không phải là hàng triệu cá nhân mà chỉ có vài ngàn tập thể tổ chức chặt chẽ và có kỷ luật, liên hệ với chúng ta theo từng đơn vị khối mà chúng ta chỉ biết có hội đồng kỳ mục mà thơi”

4.2.2. Tính tự trị của làng xã ln có xu hướng làm cho làng xã hoạt động độc lập hoàn toàn, xa rời quỹ đạo quản lý của nhà nước. động độc lập hoàn toàn, xa rời quỹ đạo quản lý của nhà nước.

Trong thời kỳ phong kiến, như trên đã nói, khi có giặc ngoại xâm, sự cố kết các làng xã là cao nhất đê cùng nhau chống giặc, bảo vệ đất nước. Nhưng kết thúc chiến tranh, sự phân rã vơ cùng lớn hơn lúc nào hết. Có thể nói, trong thời bình, sự cố kết giữa các làng xã rất lỏng lẻo, mà khi đó chính quyền trung ương tập quyền lại suy yếu, khơng đủ sức kiểm sốt nổi làng xã thì điều tất yếu là trong nước sẽ sinh biến loạn. Ví dụ như cuối thời Trần (cuối thế kỷ 13-14), xã hội có nhiều rạn nứt. Mơ hình tập quyền thân dân của nhà Trần bị khủng hoảng.

Chính quyền trung ương khơng thể kiểm sốt được làng xã. Hậu quả là triều Trần sụp đổ. Chúng ta vẫn nghe câu “phép vua thua lệ làng”. Thật ra nói như vậy cũng hơi cường điệu vị trí của làng xã. Lệ làng thế nào thì cũng khơng được trái với phép nước. Nhìn chung là hương ước của làng xã thống nhất với pháp luật của nhà nước. Cơ cấu quyền lực của làng xã là quyền lực kép, có sự hồ hợp của quyền tự trị và quyền nhà nước. Nhưng câu nói đó đúng trong trường hợp nhà nước yếu,

không quản lý nổi làng xã như trên. Khi đó, làng xã tự do vận hành theo tục lệ riêng, theo sự điều khiển của một số cá nhân chức sắc trong làng, bất chấp cả phép nước.

4.2.3. Tính tự trị của làng xã là nguồn gốc và là kẻ nuôi dưỡng chủ nghĩa địa phương, cục bộ. nghĩa địa phương, cục bộ.

Vì bản chất của làng xã là “một sự cố kết có tính chất địa phương” như Ph.Ăng-ghen nhận định. Nó hình thành “tâm lý làng”, “giá trị làng” và chỉ có làng mình là hơn cả. Nó khơng dễ gì chấp nhận những văn hố tiến bộ từ bên ngồi. Chúng ta đã nghe những câu như: “Khơn ngoan ở đất nhà bay. Dù che ngựa cưỡi đến đây cũng hèn”, hay câu “ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”… Ta còn thấy nhiều xung đột, mâu thuẫn gay gắt giữa các làng vì làng nào cũng chỉ biết đến lợi ích trước mắt của làng mình, khơng quan tâm tới lợi ích làng khác. Nguy hiểm hơn là trường hợp chủ nghĩa địa phương của làng nhiều khi không biết tới lợi ích của đất nước, gây ra sự phân rã lớn trong nội bộ đất nước. Hay trong việc kiểm soát ruộng đất và số dân.

Cho đến tận thời Pháp thuộc, nhà nước đã không thể nào nắm được con số thực tế về số ruộng và số dân trong làng. Nhà nước thường dựa vào hai mặt này để đánh thuế, phu dịch. Hầu như các làng đều khai man số ruộng để trốn thuế, khai man số đinh để trốn phu dịch. Nhà nước có biết đìêu đó, cũng đành lấy diện tích và dân số cố định của làng vào năm điều tra để làm chuẩn. Nhiều làng còn phản đối nhà nước bằng cách “giải toả” làng, dân đi phiêu tán. Đến khi nhà nước chấp nhận số thuế và số đinh theo yêu cầu của họ thì họ mới trở về lập lại làng. Tuy trường hợp này không phổ biến rộng nhưng cũng khơng phải là ít xảy ra. Tình trạng khai man này làm nảy sinh “tệ điêu hào” rất phổ biến trong làng xã. Đó là các chức sắc trong làng khai man để thu lợi vào túi mình. Chúng rất lộng hành, hành động tuỳ tiện, không tuân theo pháp luật, gây ra nhiều nhũng nhiễu trong làng xã.

4.2.4. Làng xã là nơi xuất phát các hủ tục

Làng xã với tính tự trị của nó bảo lưu rất tốt các giá trị truyền thống nhưng đồng thời nó cũng lưu giữ những hủ tục “thâm căn cố đế”, không dễ dàng xố bỏ vì nhà nước có muốn can thiệp vào cũng khơng đơn giản. Như những hủ tục về khao vọng, cưới xin, ma chay cỗ bàn đình đám, trọng nam khinh nữ, đông con nhiều của… mà đến ngày nay chúng ta vẫn chưa xố bỏ được hết, thậm chí để xố bỏ được một vài hủ tục cũng rất khó khăn và mất một thời gian không phải là ngắn.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài VAI TRÒ của các THỂ CHẾ và THIẾT CHẾ LÀNG xã cổ TRUYỀN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH CỘNG ĐỒNG, TÍNH tự TRỊ QUẢN của LÀNG xã (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)