Tổ chức các hoạt động trải nghiệm; hoạt động lao động và hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số biện pháp nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Trường THPT Thanh Chương 3 thông qua công tác chủ nhiệm (Trang 27 - 31)

I. Cơ sở khoa học

8. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm; hoạt động lao động và hướng nghiệp

nghiệp cho học sinh của lớp

8.1. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường luôn được BGH nhà trường quan tâm đặc biệt và đây cũng là việc làm thường xuyên trong kế hoạch phối hợp hoạt động giữa GVCN và Đoàn trường.

Sau khi xây dựng kế hoạch và được BGH nhà trường phê duyệt kế hoạch hoạt động trải nghiệm, GVCN và Đoàn trường tổ chức thực hiện ngồi giờ học chính khóa, với lịch trình và nội dung hoạt động cụ thể. Nhờ vậy, mỗi chuyến trải nghiệm đều diễn ra hiệu quả, nhanh gọn. Trước đây, để tổ chức trải nghiệm cho học sinh là một việc làm rất khó khăn đối với các nhà trường vì liên quan đến nhiều yếu tố như kinh phí, thời gian, lực lượng.

Những năm gần đây, nhờ sự linh hoạt và mục đích trải nghiệm nên đã tổ chức khá hiệu quả. GVCN kết hợp với CMHS, Đoàn trường tổ chức các chuyến trải nghiệm gắn với thực tiễn, chủ đề chủ điểm, đưa học sinh về với những giá trị thực tiễn ngay trên mảnh đất mà các em sống. Nhờ đó, mỗi chuyến trải nghiệm đã mang lại kết quả thiết thực, bổ ích.

Trong năm học 2018 - 2019, tổ chức ba chuyến trải nghiệm cho học sinh về các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh trên địa bàn ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Thơng qua việc tổ chức tham quan, học tập một số địa chỉ đỏ như Ngã ba Đồng Lộc, Làng Sen, Truông Bồn… đã gắn việc dạy học trên lớp với thực tế, thực địa, dạy học gắn với di sản nhằm:

+ Nắm rõ những di tích lịch sử và ý nghĩa của từng di tích, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước đã hi sinh máu xương của mình cho nền độc lập tự do của Tổ quốc;

+ Giáo dục địa phương: Văn hóa, lịch sử, địa lý địa phương;

+ Rèn các kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lực, bồi đắp các phẩm chất cho học sinh;

+ Tích hợp, liên mơn giáo dục đạo đức, lối sống, lí tưởng sống, kỹ năng sống, giáo dục truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua các hoạt động học tập và rèn luyện;

tai lieu, luan van27 of 98.

22

Bên cạnh đó, trên địa phương có nhiều di tích lịch sử, GVCN cho học sinh trải nghiệm ngay tại những di tích đó, qua đó góp phần giáo dục lịch sử địa phương và nhân lên niềm tự hào dân tộc cho học sinh.

8.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp

Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường và dựa vào tình hình cụ thể của lớp, GVCN cần xây dựng kế hoạch lao động cụ thể để giáo dục học sinh. Cần quan tâm thường xuyên và toàn diện đến tất cả loại hình lao động như: lao động vệ sinh, làm sạch đẹp trường lớp, lao động sản xuất, lao động cơng ích. Điều quan trọng là phải tổ chức hoạt động này một cách có hệ thống, vừa sức với học sinh, đảm bảo vừa có hiệu quả kinh tế vừa có hiệu quả giáo dục cao.

Nền kinh tế thị trường, đặc biệt là cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và nguồn nhân lực. Việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng, vì thế càng trở nên cấp thiết, đòi hỏi phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Giúp học sinh hiểu rõ nhu cầu nghề nghiệp của xã hội nói chung, của địa phương nói riêng.

- Tổ chức cho học sinh thể nghiệm thực tiễn lao động sản xuất của các nghề nghiệp. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp tương lai một cách tự giác, phù hợp với sở thích, chí hướng và kĩ năng của các em.

- Tạo điều kiện cho học sinh nắm vững cơ sở khoa học và kĩ năng lao động của các nghề. Nhờ vậy, học vấn phổ thông và học vấn kĩ thuật tổng hợp sẽ kết hợp nhuần nhuyễn với nhau và trở thành cơ sở cho học vấn nghề nghiệp, giúp học sinh có khả năng thích ứng được với những đòi hỏi của hoạt động lao động sản xuất, hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.

- Giúp học sinh xác định rõ các tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp tương lai: chọn nghề phù hợp với sở thích, chí hướng, khả năng bản thân và đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Trong hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp ấn tượng nhất là cơng trình “Vườn hoa thanh niên”:

Thực ra, trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh thì tất cả các trường từ mầm non đến THPT đều thực hiện nhằm tạo khuôn viên xanh sạch đẹp và đều thực hiện từ trước đến nay, với trường THPT Thanh Chương 3, cũng không ngoại lệ. Dấu ấn đầu tiên là năm học 2015 - 2016, kỉ niệm 40 năm thành lập trường, Ban Lao động chỉ đạo các lớp trồng 5.000 giỏ hoa trang trí tồn bộ khn viên cho nhà trường phục vụ lễ hội, tiết kiệm cho ngân sách nhà trường khoảng 50 triệu đồng.

Năm 2019 Sở khoa học và Công nghệ ban hành thể lệ và tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Nghệ An năm 2019”. Các lớp dưới sự chỉ đạo của GVCN đã thay đổi cách thức và quy mô của hoạt động trồng hoa, từ chỗ trồng

tai lieu, luan van28 of 98.

23

hoa chỉ phục vụ trang trí khn viên nhà trường, các lễ hội của trường và nhân lực trước đây chủ yếu là giáo dục học sinh vi phạm. Từ năm học 2018 - 2019 và đặc biệt năm học 2019 - 2020 nhà trường lồng ghép hoạt động Giáo dục hướng nghiệp, Hoạt động trải nghiệm với bộ môn

GDCD, Cơng nghệ Sinh học có nội dung trồng chăm sóc vườn hoa với sự tham gia học sinh toàn trường. Nhà trường đã nhân rộng mơ hình này và trở thành điểm sáng, điển hình của các trường THPT trong toàn huyện.

Cách đây năm năm, bất cứ ai bước vào trường Thanh Chương 3 ắt hẳn đều nhận ra một bãi đất trống sau dãy phòng học của nhà trường. Bãi đất này là nơi ngổn ngang gạch đá vụn, um tùm cỏ dại. Các lớp dưới sự chỉ đạo của Đoàn trường và GVCN đã nhiều lần huy động học sinh cuốc dọn vệ sinh, lao động. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vì là đất hoang, đất trống nên chỉ dăm bữa nửa tháng, tất cả đều trở về trạng thái ban đầu. Bãi đất này là nơi hao tổn nhiều tâm sức

và thời gian của thầy trò nhà trường. Với quan điểm chỉ đạo "Muốn diệt được hết cỏ dại tốt nhất phải trồng cây vào đất hoang" đó là bài học của một vị thiền sư ở Nhật Bản truyền dạy cho mơn đồ của mình. Cũng từ ý tưởng này mà các lớp có ý định cải tạo bãi đất để trồng một vườn hoa. Tuy nhiên " vạn sự khởi đầu nan", khu đất này vốn bỏ hoang từ rất lâu. Đất đa phần bị xói mịn, bạc màu, cỏ dại bén rễ sâu, trong đất còn hỗn tạp gạch đá vụn, rác thải của học sinh, cần dày công cải tạo. Nhưng một lần nữa sức sáng tạo của thầy trị đã phát huy tính hiệu quả. Bằng các hoạt động trải nghiệm ngoài giờ, học sinh các lớp cải tạo bãi đất hoang. Những buổi phát dọn cỏ dại, thu dọn gạch đá vụn, rác thải đồng thời cuốc xới, bón phân hữu cơ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Lao động, khu đất hoang gần 700m2 trở thành vườn hoa đẹp. Vườn hoa làm bừng lên sức sống trong khuôn viên của nhà trường, là nơi cho học sinh thêm yêu cái đẹp, có ý thức giữ gìn cảnh quan nhà trường và hơn hết vườn hoa phục vụ rất nhiều cho mỗi dịp lễ hội, trồng hoa số lượng lớn đã góp một phần khơng nhỏ vào việc tiết kiệm hàng chục triệu đồng tiền mua hoa cho nhà trường. Không dừng lại ở đó, mơ hình trên khơng chỉ là tiết kiệm, trong lễ Rằm tháng giêng vừa rồi, nhân dân ở chợ Chùa, chợ Giăng, chợ Cồn… trên địa bàn lân cận ắt hẳn rất bất ngờ với hình ảnh học sinh Thanh Chương 3 với

HS trường THPT Thanh Chương 3 trồng hoa gây quỹ

tai lieu, luan van29 of 98.

24

những giỏ đầy ắp hoa tươi. Theo phân cơng của Đồn trường và GVCN, người cắt hoa, người gói, người vận chuyển, người bán, phục vụ trong các ngày lễ tết trên địa bàn Cát Ngạn.

Bên cạnh việc thu hoạch và bán hoa tươi thành phẩm, Nhà trường còn ươm và nhân giống, vừa bán để lấy kinh phí mua hạt giống và phân bón vừa phục vụ các trường cấp I, II và THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương.

Vườn hoa của nhà trường không chỉ mang ý nghĩa của cái đẹp, của sự cố gắng hay mang ý nghĩa kinh tế. Nhìn ngắm những bơng hoa, ta nhận thức được bài học về ý thức biết trân trọng sức lao động, trân quý những đồng tiền do bản thân làm ra cũng như bố mẹ giành cho chúng ta. Đó cũng là cách GVCN phối hợp với Đoàn trường Thanh Chương 3 đã và đang giáo dục học sinh của mình hướng thiện từ những điều nhỏ bé nhất.

Học kì I, năm học 2019 – 2020, sau khi thống nhất với CMHS và được BGH nhà trường cho phép đã tổ chức chuyến trải nghiệm cho học sinh tham quan trải

nghiệm tại Tập đồn TH Nghĩa Đàn cùng giáo viên nhóm Hóa – Sinh. Các thầy cơ giáo và học sinh đã đi tham quan nhà máy, quan sát thực tế hoạt động chăn ni, sản xuất, tìm hiểu về cách thức vận hành, quy trình sản xuất sữa… trong khn khổ thời gian 120 phút, các nhóm học sinh tập trung quan sát ở các trại bò, khu vực xử lý sữa, đồi hoa và còn được thưởng thức sữa tươi.

Để hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục học sinh không đơn thuần được hiểu chỉ là buổi đi "vui chơi, giải trí" GVCN nói rõ mục đích của chuyến đi và yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch sau trải nghiệm. Dựa trên các yêu cầu này các em tham quan nhà máy, quan sát các hoạt động theo định hướng vận dụng lý thuyết môn học vào thực tiễn, đồng thời cũng giúp các thầy cô đánh giá các năng lực của học sinh qua hoạt động trải nghiệm.

Từ thực tiễn của cơng ty, các học sinh có thể nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh - mối quan hệ liên quan đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Học sinh Trường THPT Thanh Chương 3 trải nghiệm tại đồi hoa hướng dương và tham quan trại bò sữa TH Nghĩa Đàn tại Nghĩa Đàn

tai lieu, luan van30 of 98.

25

Điểm đáng chú ý là, học sinh sẽ thu hoạch được rất nhiều kỹ năng “mềm” khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, như: kỹ năng khai thác, tìm hiểu thơng tin, kỹ năng làm việc nhóm, xử lý vấn đề, quan sát… để từ đó hình thành năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông.

Thông qua hoạt động nhằm giúp các em tìm hiểu về việc vận dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh; đồng thời bồi dưỡng một số năng lực thực tiễn, phẩm chất, nhân cách, bước đầu phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc “học đi đôi với hành” luôn hướng tới làm sao để học sinh không những học được ở trên lớp mà cịn học ở ngồi đời, học ở ngồi xã hội, học ở cơ quan, xí nghiệp và học chính trong gia đình của mỗi em học sinh. Từ việc hoạt động trải nghiệm còn giúp các em định hướng nghề nghiệp tương lai.

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số biện pháp nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Trường THPT Thanh Chương 3 thông qua công tác chủ nhiệm (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)