Sơ đồ bộ máy tổ chức TBSC

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của CTCP Gạch ngói Thạch Bàn trong điều kiện hội nhậpGiải pháp tài chính nhằm nâng cao n (Trang 27 - 58)

5. B

2.1.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức TBSC

Hình1: Cơ cấu tổ chức Công ty

Bộ máy quản lý

Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo:

- Luật Doanh nghiệp đã được Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua

ngày 29 tháng 11 năm 2005

- Điều lệ công ty đã được Đại Hội Cổ đông điều chỉnh, sửa đổi và nhất trí thông qua ngày 26/5/2008.

Hình 2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn

Page 28 2.1.2. Giai đoạn hội nhập kinh tế thị trường:

Cổ phần hóa – Bước ngoặt lớn

Năm 2004 khởi đầu bằng việc chỉ số giá nhiều mặt hàng tăng đột biến đặc biệt là giá của một số VLXD cơ bản như sắt thép… Nhu cầu và tốc độ xây dựng chững lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ của công ty. Trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, cung đang vượt cầu. Nhiều nhà sản xuất mới ra đời, để vào được thị trường đã giảm giá bán xuống dưới giá thành, tạo ra sự rối loạn về giá, về cơ chế khuyến mãi.. thị trường trở nên phức tạp, sức tiêu thụ giảm sút.

Do phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, các chỉ tiêu chính của năm kế hoạch không đạt, nhưng về cơ bản Công ty vẫn duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, làm nghĩa vụ với nhà nước… Đặc biệt là Công ty đã được Bộ xây dựng quyết định cho phép tiến hành Cổ phần hóa trong năm 2004. Không như một số DNNN, do dự và thậm chí e ngại CPH sẽ mất địa vị, mất quyền lợi, khó trụ vững trong cơn lốc kinh tế thị trường, lãnh đạo Công ty đã xác định đây là hướng đi đúng đắn trong quá trình hội nhập nên rất phấn khởi đón nhận quyết định của Bộ, chỉ đảo các tổ nghiệp vụ làm việc ngày đêm để hoàn thành hồ sơ CPH. Trong tiến trình CPH, không

Page 29 ít khó khăn nẩy sinh, song với quyết tâm cao, Giám đốc công ty cùng các bộ phận đã tháo gỡ từng bước để hoàn thiện hồ sơ. Đến ngày 6/12/2004, Bộ Xây Dựng đã có quyết định số 190/QĐ – BXD phê duyệt phương án CPH công ty Thạch Bàn.

Năm 2005, năm đầu tiên sau cổ phần hóa, được tự chủ hoàn toàn trong hoạt động SXKD cũng có nghĩa là phải tự lo: vốn, NVL đầu vào sao cho vừa đảm bảo chất lượng, vừa có giá hợp lý, tăng sản lượng tiêu thụ, giảm hàng tồn từ nhiều năm trước đọng lại. Nặng nhất vẫn là lo vốn vì đã là doanh nghiệp cổ phần, các ngân hàng không cho áp dụng nhiều ưu đãi nữa. Trong khi đó, giá NVL đầu vào vẫn tăng chóng mặt.

Nhưng với truyền thống của một đơn vị luôn đi đầu đổi mới, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, lãnh đạo công ty đã tìm một hướng đi mới: xuất khẩu kỹ thuật. Sau khi tìm hiểu đối tác, thị trường, Thạch bàn đã bắt tay với một tập đoàn tầm cỡ lớn của Angiêri : CCI Group. Giờ đây, Thạch Bàn lại tự hào đại diện cho ngành VLXD VN đem công nghệ kĩ thật đi chuyển giao ở nước ngoài.

Để phù hợp với mô hình tổ chức công ty cổ phần, Công ty đã chuyển đổi hệ thống quản lý mới với cơ cấu gọn nhẹ, năng động, hiệu quả. Mạnh dạn giao trách nhiệm cho lớp cán bộ trẻ có tri thức, sức bật tốt, tâm huyết với sự nghiệp của Công ty, phát huy tối đa khả năng cống hiến của mỗi người, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Công ty đã giải quyết thành công chế độ 41 cho một số lượng lớn người lao động và mở hướng xuất khẩu kỹ thuật ra nước ngoài là những nỗ lực đáng ghi nhận của năm 2005.

Năm 2006 bắt đầu đẩy mạnh tổ chức hoạt động mô hình công ty Mẹ - Con trong đó công ty Thạch bàn là công ty mẹ, các công ty thành viên là 8 công ty con. Toàn mô hình có mối liên kết chặt chẽ thông qua chỉ đạo của Công ty mẹ. để triền khai mô hình này, Hội đồng giám đốc đã được thành lập.

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của TBSC trong điều kiện hội nhập

2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài

2.2.1.1. Tình hình thị trường chung

Page 30 Hình 3 : Tăng trưởng GDP theo năm của cả nước

Nguồn : Tổng cục thống kê

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê: Tổng sản phẩm trong nước quý I/2010 tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009, ước tính quý II/2010 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 109,8% tốc độ tăng quý I/2010. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trong nước tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước và tăng đều cả ở ba khu vực.

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,31%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm

vào mức tăng chung;

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,50%, đóng góp 2,63 điểm phần trăm;

- Khu vực dịch vụ tăng 7,05%, đóng góp 2,94 điểm phần trăm.

Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm theo xu hướng mức tăng quý sau cao hơn quý trước và tăng cả ở ba khu vực cho thấy nền kinh tế nước ta đang phục hồi nhanh và có khả năng đạt mức tăng trưởng cao hơn thời gian tới. Trong 6 tháng cuối năm, khả năng GDP sẽ tăng 6,8 đến 7,3%. Các nhà kinh tế nhận định GDP năm 2010 hoàn toàn có thể đạt và vượt con số 6,5%.

b. Tình hình đầu tư phát triển

- Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 01/2010 ước tính đạt 8971,4 tỷ

Page 31

- Thu hút Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 5,4

tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. So với dự kiến giải ngân từ đầu năm thì tiến độ giải ngân này là phù hợp. Xuất khẩu của khu vực FDI kể cả dầu thô ước đạt 17,2 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu khác của khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI gia tăng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Nhập khẩu của khu vực FDI ước đạt 16 tỷ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ.

- Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 chỉ tăng 0,22% so với

tháng 5 và tăng 8,69% so với tháng 6/2009. Với việc tăng nhẹ trong tháng 6, CPI sáu tháng qua đã tăng 4,78% so với tháng 12/2009 và tăng 8,75% so với cùng kỳ 2009. Sở dĩ CPI tháng 6 chỉ tăng nhẹ là do giá lương thực vẫn tiếp tục giảm hỗ trợ CPI tiếp tục giảm tốc. Bên cạnh đó, giá nhiều nhóm hàng hoá thiết yếu khác trên thị trường như xăng dầu, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, thực phẩm giảm hoặc chỉ tăng nhẹ đã góp phần “kéo” CPI tăng chậm lại

c. Thị trường Bất động sản

- Cuối năm 2009, tình hình mua bán trên thị trường địa ốc đã trầm lắng hẳn lại, một

phần vì những quy định mới về thuế, một phần vì việc vay mua nhà từ các ngân hàng đã trở nên khó khăn hơn. Nếu trung bình lãi suất vay mua nhà của năm 2009 là 12%/năm, thì hiện nay đã lên trên 15%/năm. Giá cả tăng cho thấy nguy cơ lạm phát ngày càng lớn, nhưng giới BĐS lại cho rằng lạm phát tăng sẽ khiến các nhà đầu tư cá nhân bỏ tiền vào địa ốc. Chỉ trong khoảng hơn 2 tháng, giá bất động sản được đẩy lên thêm 30-40%, bằng rất nhiều chiêu “thổi giá”, “làm giá” của giới đầu cơ và ngay cả chủ đầu tư. Năm 2010 bắt đầu khi nền kinh tế đã trở nên sáng sủa hơn, điều đó sẽ kéo theo những hy vọng cho thị trường BĐS. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia thì trong năm nay giá văn phòng cho thuê tiếp tục giảm vì có nhiều tòa nhà mới đi vào hoạt động như Vincom, Finacial Tower. Khi nguồn cung dồi dào thì sự cạnh tranh

Page 32 cũng sẽ trở nên gay gắt. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư sẽ trở lại Việt Nam để liên doanh và thị trường bán lẻ cũng sẽ thu hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

- Nhiều DN đã chuyển hướng đầu tư vào các dự án nhà ở dành cho người có thu nhập

trung bình, nhà ở xã hội do được Nhà nước quan tâm và ủng hộ về nhiều mặt.

- Ngoài ra, các DN BĐS cũng chọn phương thức liên kết, hợp tác nhằm phát triển trên

nhiều phương diện như công nghệ quản lý, chiến lược kinh doanh và vốn...

- Mặc dù hiện nay thị trường BĐS được nhìn nhận đang ở trạng thái trầm lặng sau những cơn sốt đất ở Hà Nội nhưng với những biến động trong suốt quý 2 cho thấy thị trường đã và đang có chuyển biến tốt. Những tín hiệu lạc quan từ sự sôi động phân khúc bán lẻ hoặc nguồn cung ngày càng tăng của phân khúc căn hộ bán cho thấy sự hồi phục khả quan của thị trường nhà đất.

Từ tình hình kinh tế chung trong cả nước vào cuối năm 2009 và nửa đầu năm 2010 vừa qua, ta có thể rút ra những khó khăn chung trong thời gian vừa qua:

- Kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục, chưa thể ổn định

- Tiến độ giải ngân các công trình, dự án chậm.

- Giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng trong nước sau một thời gian liên tục tăng đến nay tuy chững lại những vẫn ở mức cao

- Thị trường tài chính – tiền tệ - ngân hàng thay đổi phức tạp làm ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

- Sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu gia tăng sau khi mức thuế nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu giảm xuống theo lộ trình hội nhập WTO

2.2.1.2. Tình hình ngành sản xuất gạch ngói trên thị trường

Hiện nay, cả nước có hơn 300 nhà máy sản xuất gạch sử dụng công nghệ nung bằng lò tuynel, trong đó gần 100 DN nhà nước và trên 200 DN ngoài quốc doanh. Ngoài ra còn có hàng ngàn cơ sở sản xuất bẳng lò thủ công truyền thống và gần 250 DN sản xuất bằng lò liên tục kiểu đứng.

Page 33 Nhu cầu gạch đỏ phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường BĐS và thị trường xây dựng. Mặt khác tốc độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ, khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì nhu cầu xây dựng lớn đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ gạch xây dựng và trang trí tăng mạnh và ngược lại. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, bền vững là động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư.

Phân bố các DN sản xuất gạch có tính cạnh tranh cao, sản phẩm tiêu thụ theo từng vùng nên các DN sản xuất gạch phân bố rộng trên cả nước, tập trung ở các vùng nông thôn, dọc theo các bãi sông, đầm… nơi có nguồn đất sét phong phú. Tại mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước đều có các DN sản xuất gạch ngói bằng lò tuynel, lò thủ công truyền thống, lò liên tục kiểu đứng. Các DN sử dụng nguyên nhiên liệu, lao động địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

a. Nhu cầu sản phẩm gạch ngói

Hiện nay nước ta đang trong tiến trình đổi mới, tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, vì vậy nhu cầu xây dựng trong các công trình công nghiệp và dân dụng cũng tăng tương ứng. Ước tính nhu cầu xây dựng trong 10 năm tới tăng trung bình 15- 20%. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ. Thị trường sản phẩm VLXD đã hình thành và phát triển nhanh chóng trên địa bàn cả nước…Trong sự phát triển đó các sản phẩm trang trí đặc biệt là sản phẩm gạch, ngói lợp cao cấp phục vụ cho công trình cũng có những chuyển biến lớn về số lượng, chất lượng, phong phú và mẫu mã, chủng loại trên thị trường…

Bảng 2 : Sản lượng gạch dự kiến đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2010 Năm 2020

Gạch nung Triệu viên 22.000 25.000 42.000

Nguồn : công ty CP Chứng khoán Arter.

Page 34 Theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD ở VN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Viện Khoa học Công nghệ VLXĐ lập, dự báo nhu cầu gạch xây dựng của Việt Nam nói chung, vùng Đồng bằng Bắc bộ và cùng Đông Bắc như sau.

Hình 4: Cầu thị trường năm 2020

Nguồn: Công ty CP Chứng khoán Artex

Qua khảo sát sơ bộ thị trường các tỉnh phía Bắc và miền Trung, nhu cầu gạch ốp lát, ngói lợp cao cấp của các công ty gốm xây dựng Hạ Long, gốm xây dựng Giếng Đáy đang rất cao, cung cấp không đủ đáp ứng nhu cầu.

c. Nguồn cung nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu cơ bản để sản xuất sản phẩm gạch ngói nung là đất sét. Sự gia tăng của số lượng sản phẩm gạch ngói, đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng nhà ở, công trình ngày càng tăng, tạo thêm được nhiều việc làm cho người dân nông thôn, nhưng mặt trái của nó là gây nhức nhối và ô nhiễm môi trường chung và lãng phí tài nguyên đất nông nghiệp. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành văn bản yêu cầu hạn chế sử dụng các sản phẩm gạch nung và thay vào đó sử dụng các sản phẩm gạch ngói không nung trong xây dựng. Mục tiêu phát triển sản xuất VLXD không nung đến năm 2020 là 50% trong tổng lượng gạch xây ở Việt Nam. Tuy nhiên đến thời điểm này tỷ lệ gạch không nung mới chiếm 4 - 5% sản lượng gạch toàn quốc, trong khi gạch đất nung thủ công chiếm tỷ lệ 70 – 100% tùy thuộc vào từng địa phương.

Page 35

Là thành viên của WTO, Việt Nam đang có cơ hội thu hết các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, kéo theo đó là nhu cầu đầu tư phát triên cơ sở hạ tầng, Mặc dù tình hình kinh tế trong nước nói chung đang chịu tác động không tốt từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, hoạt động trong ngành xây dựng tại VN vẫn được đánh giá là sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ do yêu cầu đầu tư xây dựng tại Việt Nam còn rất lớn. Theo ước tính, nhu cầu sản phẩm gạch xây dựng đến năm 2011 là 22 tỷ viên, năm 2015 là 32 tỷ viên và đến năm 2020 đạt 42 tỷ viên. Hiện tại, thị trường sản phẩm gạch ngói đang trong tình trạng cung không đủ cầu. Đây là dấu hiệu cho thấy triển vọng phát triển lớn cho ngành sản xuất gạch xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn nói riêng.

2.2.1.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trên cả nước có hơn 300 nhà máy sản xuất gạch sử dụng công nghệ nung bằng lò tuynel, trong đó gần 100 DN nhà nước và trên 200 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra còn có hàng ngàn cơ sở sản xuất bẳng lò thủ công truyền thống và gần 250 doanh nghiệp sản xuất bằng lò liên tục kiểu đứng… Như vậy đồng nghĩa với việc, cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hơn.

Các công ty lớn trong ngành gạch ngói có thể kể tên đến như Công ty Cổ phần Gạch ngói Nhị Hiệp với vốn điều lệ lên tới 14,25 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận hàng năm ước tính trung bình đạt 43 tỷ đồng và 7,04 tỷ đồng; Công ty cổ phần Viglacera Từ sơn với vốn điều lệ 11,1 tỷ đồng; Công ty cổ phần Cầu Đuống vốn điều lệ là 13 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 55 tỷ đồng và 4,46 tỷ đồng….

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của CTCP Gạch ngói Thạch Bàn trong điều kiện hội nhậpGiải pháp tài chính nhằm nâng cao n (Trang 27 - 58)