II. KINH NGHIỆP XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH CỦA MỘT SỐ
2.2. Chiến lược phát triển đô thị thông minh của Singapo
2.2.1. Nội dung chiến lược
Singapo nằm trong số các quốc gia đầu tiên công bố chiến lược phát triển ĐTTM. Giống như các khu vực khác, Singapo đã xây dựng khung quy hoạch điều phối từ trên xuống liên quan đến việc định vị, lập kế hoạch tổng thể và thực hiện chiến lược. Thậm chí trước khi khái niệm ĐTTM được đề xuất, thì từ thập niên 90, Singapo đã ứng dụng CNTT&TT để phát triển đô thị. Chiến lược ĐTTM nhằm đưa Singapo thành nước có đơ thị chất lượng với xã hội được kết nối với nhau thông qua phát triển và ứng dụng CNTT&TT trong nhiều lĩnh vực. Năm 2005, kế hoạch tổng thể iN2015 được xây dựng như kế hoạch chi tiết về lâu dài để phát triển ĐTTM ở Sigapo. Kế hoạch này nhằm làm cho cuộc sống của người dân thêm sung túc, tăng năng lực cạnh tranh kinh tế của Singapo và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp CNTT&TT. Ba nội dung sau sẽ được đẩy mạnh triển khai, bao gồm:
Đổi mới sáng tạo: Phát triển nhân tài và hạ tầng CNTT&TT, cũng như hỗ trợ
và thúc đẩy đổi mới sáng tạo liên tục trong tất cả các khía cạnh kinh tế - xã hội như hoạt động, quản lý, sản phẩm và dịch vụ. Điều này sẽ cho phép Sigapo phát triển khác biệt so với các nơi khác.
Tích hợp: Ứng dụng CNTT&TT để kết nối các cá nhân, cộng đồng, lĩnh vực,
tổ chức và vùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Qua đó, Singapo sẽ khai thác tài nguyên và nguồn lực giữa các vùng để liên tục tạo bước đột phá.
Quốc tế hóa: Hội nhập hiệu quả nền kinh tế địa phương của Singapo vào nền
kinh tế toàn cầu bằng cách khai thác các đặc trưng của đô thị tự trị nhỏ này và áp dụng các CNTT&TT nổi trội để tiếp cận nguồn lực toàn cầu và mở ra cơ hội xuất khẩu các ý tưởng hay, sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp và nhân tài.