Quy trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng rubric trong kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ Văn 11 ở trường THPT (Trang 36 - 66)

1.1.2 .Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn 2018

4. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm

4.3. Quy trình thực nghiệm

A. Kiểm tra thường xuyên đánh giá kĩ năng đọc, nói, nghe

*Tại lớp 11M

Chúng tơi lựa chọn những phương pháp, công cụ KTĐG mới. Đó là rubic đánh giá hoạt động đọc, nói, nghe khi trực tiếp tổ chức các hoạt động dạy học bằng các phương pháp mới như: sân khấu hóa, thảo luận nhóm. Q trình KTĐG sẽ thực hiện ngay sau khi các hoạt động này diễn ra.

Chủ đề KTĐG: văn học hiện đại giai đoạn 1930- 1945 trực tiếp là tác phẩm Chí Phèo.

* Các bước tiến hành: - Xác định mục tiêu bài học

Hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực: + Đọc:

• Đọc hiểu nội dung:

Phân tích được hình tượng nhân vật Chí Phèo: số phận bi kịch: bi kịch bị tha hóa, bị tước quyền làm người , kết thúc bi thương, bế tắc; quá trình thức tỉnh (diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi gặp Thị Nở và khi bị Thị Nở từ chối, hắt hủi); Phân tích và đánh giá được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.

• Đọc hiểu hình thức:

Nhận biết và phân tích được 1 số đặc điểm cơ bản của truyện ngắn hiện đại: Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hịan cảnh điển hình, miêu tả tâm

36

lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ đa thanh, đa giọng điệu, cốt truyện đặc sắc...

• Liên hệ, so sánh, kết nối

Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nam Cao để đọc hiểu 1 số tác phẩm của tác giả này; Vận dụng những hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải sự tha hóa của nhân vật Chí Phèo; So sánh truyện ngắn Chí Phèo với văn bản cùng đề tài như với tác phẩm Tắt đèn- Ngô Tất Tố, tác phẩm Vợ chồng A Phủ- Tơ Hồi; Phân tích ý nghĩa, tác động của văn bản trong việc làm thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận , đánh giá 1 con người, hình thành trong học sinh lịng nhân ái, cảm thơng với những mảnh đời bất hạnh, trân trọng khát vọng chính đáng của con người.

+ Nói: Trình bày được kết quả thảo luận về hình tượng nhân vật Chí Phèo + Nghe: Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của các nhóm khác. Nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thuyết trình của các bạn đã thuyết trình.

- Tìm phương pháp dạy học phù hợp và KTĐG song song với việc tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực đó.

Với bài này, chúng tơi dự kiến như sau:

Hoạt động khởi động: Trình chiếu một số hình ảnh về nhân vật Chí Phèo trong phim làng Vũ Đại ngày ấy. (chú ý tìm những hình ảnh về ngoại hình của nhân vật) Em có nhận xét gì về hình ảnh mà các em vừa xem? (Gợi dẫn: về ngoại hình).

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm: Tổ chức trị chơi ơ chữ.

Đọc, tìm hiểu cốt truyện: sân khấu hóa tác phẩm dưới hình thức 1 vở kịch ngắn. GV phân HS thành 2 nhóm cho chuẩn bị tập luyện trước ở nhà trong vòng 1 tuần

Phân tích nhân vật Chí Phèo: HS thuyết trình về nhân vật sau khi đã chuẩn bị sẵn ở nhà.

Hoạt động luyện tập: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm

Hoạt động vận dụng, tìm tịi mở rộng, sáng tạo: sử dụng phương pháp đặt câu hỏi nêu vấn đề.

Trong tất cả các hoạt động trên chúng tôi lựa chọn sử dụng rubric để đánh giá sản phẩm sân khấu hóa, đánh giá bài thuyết trình của HS

* Rubric đánh giá sản phẩm học tập: sân khấu hóa tác phẩm Chí Phèo bằng 1 đoạn kịch ngắn.

37

Chúng tôi xác định đánh giá trên 4 tiêu chí: Nội dung, diễn xuất, phục trang, thời gian.

Mỗi tiêu chí được cụ thể hóa thành một rubric như sau:

Tiêu chí 1: Nội dung kịch bản (3.5đ)

Điểm Mơ tả tiêu chí Ghi chú

3.5 Phản ánh đúng, sâu sắc, đầy đủ nội dung tác phẩm

Giá trị hiện thực: miêu tả , phản ánh hiện thực xã hội ở nông thôn trước cách mạng. + Những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội: nội bộ địa chủ, cường hào, thống trị- bị trị. + Quy luật khủng khiếp: chừng nào bọn địa chủ cường hào cịn tác oai, tác qi chừng đó, người dân sẽ khơng được sống lương thiện…

+ Bi kịch của người nơng dân: bị tha hóa, bị tước quyền làm người.

+ Hiện thực tâm hồn những con người bất hạnh: không cam tâm làm kiếp “quỷ dữ”. Trong hoàn cảnh nào họ cũng khao khát cuộc sống lương thiện.

- Giá trị nhân đạo

+ Thấu hiểu, đồng cảm với bi kịch của người nông dân. + Niềm tin vào sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, vào bản chất lương thiện của người nông dân.

3.0 Phản ánh được ¾ nội dung 2.0 Chỉ nêu được ½ ý so với mức 1

0 Hoàn toàn sai lệch với nội dung tác phẩm

38

Tiêu chí 2: Diễn xuất (3.5đ)

Điểm Mơ Tả tiêu chí

3.5

Tự nhiên. HS hồn tồn hóa thân, nhập vai vào nhân vật, phản ánh đúng tâm lí của nhân vật, khơi gợi được cảm xúc trong lịng người xem.

3.0 HS đóng vai chính diễn tốt, 1 vài diễn viên phụ cịn chưa tự nhiên.

2.0

HS đóng vai chính cịn có đơi chút lúng túng, đơi lúc chưa thuộc lời thoại

1.0 Thiếu tự nhiên, có nhiều đoạn quên lời

Tiêu chí 3: Phục trang, đạo cụ (2.0đ)

Điểm Mơ tả tiêu chí

2.0

- Chuẩn bị phục trang chu đáo, đẹp, đúng với vị thế xã hội của nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở, người dân…

- Có đạo cụ phù hợp

1.5 - Chuẩn bị phục trang phù hợp với nhân vật

- Có đạo cụ nhưng chưa phù hợp với nội dung vở kịch

1.0

- Có chuẩn bị phục trang để hóa thân vào nhân vật nhưng 1 vài phục trang của nhân vật chưa phù hợp.

- Có chuẩn bị đạo cụ như chưa phù hợp 0 Hồn tồn khơng chuẩn bị phục trang, đạo cụ

Tiêu chí 4: Thời gian (1.0d)

Điểm Mơ tả tiêu chí

1.0 Đúng thời gian quy dinh

0 Không đúng thời gian quy định

*Rubric đánh giá bài thuyết trình của HS về bài thuyết trình về nhân vật Chí Phèo.

Có 5 tiêu chí được đưa ra: Chuẩn bị, nội dung,diễn đạt, yếu tố phi ngôn ngữ, tương tác. Mỗi một tiêu chí chúng tơi xây dựng 1 rubric như sau:

39

Tiêu chí 1: Chuẩn bị (1.0đ)

Điểm Mơ tả tiêu chí Ghi chú

1.0 Chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, đã có sự tập luyện từ trước

- Đã chuẩn bị bài viết để thuyết trình.

- Có sự luyện tập (u cầu HS quay hoặc chụp hình ảnh minh chứng)

0.5đ

Chuẩn bị khá tốt nhưng vẫn cần luyện tập nhiều hơn nữa.

0.đ Có chuẩn bị từ trước nhưng chưa luyện tập

Hầu như khơng chuẩn bị gì cho bài thuyết trình của mình

Tiêu chí 2: Nội dung (3,5đ)

Điểm Mơ tả tiêu chí Ghi chú

3.5

- Thể hiện sự hiểu biết rất phong phú, đầy đủ, sâu sắc về nhân vật.

- Biết chọn nội dung hấp dẫn tập trung trình bày.

- Nêu được lai lịch, số phận bất hạnh của Chí Phèo: khơng cha, khơng mẹ, không tấc đất cắm dùi.

- Nhận biết được Chí Phèo là một người nông dân lương thiện: có ý thức về nhân phẩm, có lịng tự trọng, có ước mơ giản dị về hạnh phúc gia đình. Thuyết trình được về: - Số phận bất hạnh (không cha, không mẹ, không tấc đất cắm dùi); Bi kịch của Chí Phèo: Bị tha hóa, bị tàn phá cả nhân hình lẫn nhân tính, sống cuộc đời tối tăm, mê muội...; Bị tước quyền làm người. Đây là bi kịch đau thương nhất của CP.

- Quá trình hồi sinh bản chất lương thiện của Chí Phèo - Nét đặc sắc nghệ thuật trong cách xây dựng hình tượng nhân vật: cốt truyện với mâu thuẫn 3.0

Thể hiện sự hiểu biết khá nhiều về nhân vật (3/4 nội dung)

2.0 Thể hiện sự hiểu biết về một đặc điểm nhỏ của nhân vật

0

Không hiểu về nhân vật

40

xung đột căng thẳng; miêu tả tâm lí nhân vật; ngơn ngữ đa thanh, đa giọng điệu, ngôn ngữ đối thoại sinh động, miêu tả ngoại hiện; giọng văn bên ngoài lạnh lùng, bên trong đằm thắm, yêu thương…

- Ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng nhân vật.

+Nhân vật Chí Phèo là điển hình cho hình ảnh người nơng dân trước cách mạng.

+Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm (Giá trị hiện thực: miêu tả , phản ánh hiện thực xã hội ở nông thôn trước cách mạng

+ Bi kịch của người nông dân: bị tha hóa, bị tước quyền làm người.

+Mâu thuẫn giai cấp căng thẳng, khơng thể dung hịa +Tố cáo xã hội

+ Hiện thực tâm hồn những con người bất hạnh: không cam tâm làm kiếp “quỷ dữ”. Trong hoàn cảnh nào họ cũng khao khát cuộc sống lương thiện.

- Giá trị nhân đạo

+ Thấu hiểu, đồng cảm với bi kịch của người nông dân. + Niềm tin vào sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, vào bản chất lương thiện của người nông dân.

+ Nâng đỡ mơ ước, những rung động tinh vi nhất trong tâm hồn con người.

41

Tiêu chí 3: Diễn đạt: (3.5đ)

Điểm Mơ Tả tiêu chí

3.5

- Nói mượt mà, trơi chảy, khơng do dự hay phải nói lại

- Khơng có lỗi phát âm gây cản trở việc hiểu vấn đề thuyết trình, khơng nói ngọng.

- Sử dụng một phạm vi rộng các từ vựng phù hợp - Khơng có lỗi ngữ pháp.

- Tơng giọng tốt, âm lượng phù hợp với nội dung nói, với vai giao tiếp, tạo được sự hấp dẫn đối với người nghe.

2.5đ

- Phần lớn nói tương đối trơi chảy,

- Có 1 vài lỗi phát âm nhưng khơng ảnh hưởng đến việc hiểu vấn đề thuyết nói ngọng.

- Sử dụng một phạm vi các từ vựng phù hợp nhưng chưa phong phú.

trình, khơng nói ngọng. - Có rất ít lỗi ngữ pháp.

- Tơng giọng tốt, âm lượng phù hợp với nội dung nói, với vai giao tiếp

1.0- 1.5

Nói hay do dự và thỉnh thoảng có sự thay đổi

- Thỉnh thoảng có lỗi phát âm gây cản trở việc hiểu vấn đề thuyết trình, khơng nói ngọng.

- Sử dụng một phạm vi các từ vựng đầy đủ, nhưng đơi khi chưa phù hợp

- Có nhiều lỗi ngữ pháp gây cản trở việc hiểu vấn đề thuyết trình.

- Thỉnh thoảng âm lượng khơng phù hợp với nội dung và vai giao tiếp

0,5

- Nói rất hay do dự, hay thay đổi, thường nói ngắt quãng và khơng nói hết câu

- Có quá nhiều lỗi phát âm gây cản trở việc hiểu vấn đề thuyết trình - Sử dụng một phạm vi các từ vựng hạn chế, từ vựng sử dụng đơi khi khơng phù hợp. Thường xun có lỗi ngữ pháp, hoàn toàn cản trở việc hiểu vấn đề.

- Âm lượng chưa phù hợp với nội dung nói, với vai giao tiếp

42

Tiêu chí 4: Yếu tố phi ngơn ngữ (1đ)

Điểm Mơ tả tiêu chí

1.0 Dáng vẻ tự tin; Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ,..) phù hợp với nội dung và vai giao tiếp

0,5- 0,75

Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ,..) đôi lúc chưa phù hợp

0,25 Thiếu tự tin; Có sử dụng yếu tố phi ngơn ngữ (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ,..) nhưng còn gượng gạo

0 Khơng có sự tự tin; Khơng biết sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ,..)

Tiêu chí 5: Tương tác (1 đ)

Điểm Mơ tả tiêu chí

1.0 Tự nhiên, có nghệ thuật

- Khái quát được ý kiến đối thoại; tích cực đối thoại, tranh luận

0,75

- Tự nhiên

- Khái quát được ý kiến đối thoại

- Có tham gia đối thoại nhưng chưa chủ động.

0,5 - Cịn ngần ngại.

- Khơng tham gia đối thoại

0 Khơng chủ động suốt thời gian trình bày; cảm thấy như bị ép buộc và lệ thuộc ý kiến người khác.

*Lưu ý:

- GV cung cấp trước mẫu đánh giá bằng công cụ rubric theo mẫu chung đã triển khai ở mục 3 của SKKN để HS biết được yêu cầu của hoạt động mà mình phải tiến hành.

- Sau khi HS tiến hành diễn kịch, thảo luận xong GV yêu cầu hai nhóm dựa trên rubric tự đánh giá nhóm mình và đánh giá nhóm bạn.

- Điểm kiểm tra sẽ được tình như sau: điểm sản phẩm sân khấu hóa+ điểm thuyết trình (nhân đơi)/3

*Tại lớp 11D

43

Chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học, KTĐG truyền thống dưới hình thức dạng bài kiểm tra 15 phút. Bài kiểm tra sẽ được tiến hành sau khi học xong tác phẩm Chí Phèo.

Đề ra: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (Khoảng 200 từ) nêu cảm nhận về chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

*Kết quả kiểm tra

Lớp Giỏi Khá TB Yếu SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 11M 21 50% 21 50% 0 0 11D 2 4.9% 15 36.6% 20 48.7% 4 9.8%

Qua kết quả thực nghiệm chúng tôi nhận xét:

- Ở lớp thực nghiệm điểm trung bình khá cao.Tỉ lệ điểm khá trên 50%. Tỉ lệ điểm này phản ánh được năng lực chung của các em HS. KTĐG theo hình thức này khơng nặng về kiểm tra kiến thức mà nó giúp chúng ta phát hiện ra HS rất có tài năng: ngồi năng lực văn học, năng lực ngơn ngữ HS cịn có năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực cá nhân như diễn xuất. Vì vậy mà các em có cơ hội để bộc lộ cá tính, tài năng của mình. Cịn ở lớp 11 D, HS đạt điểm TB chiếm tỉ lệ khá cao 49.7%, HS yếu chiếm tỉ lệ 9.8%. Điều này phản ánh rõ khả năng chiếm lĩnh tri thức của các em chỉ ở mức độ giới hạn.

- Đặc biệt theo quan sát, chúng tôi thấy đa số các em rất hào hứng tham gia tập kịch, tìm chuẩn bị tài liệu cho bài thuyết trình. Điều đó làm nên sự khác biệt với lớp dạy theo phương pháp truyền thống HS rất thụ động, chỉ chờ GV cung cấp kiến thức để nghe rồi ghi chép; khác biệt với cách kiểm tra truyền thống: HS học thuộc những kiến thức mà GV đã cung cấp một cách máy móc. Để có cơ sở cho sự đánh giá của mình, chúng tơi đã tiến hành khảo sát HS về mức độ hứng thú sau khi học và tham gia tiến trình KTĐG tác phẩm Chí Phèo. Câu hỏi: Các em hãy cho biết cảm xúc của mình sau khi đọc hiểu, sau khi tham gia hoạt động KTĐG về tác phẩm Chí Phèo?

Lớp

Rất thích Thích Bình thường Khơng thích Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

TN11M 25/42 59.5 12/42 28.5 5/42 12 0

ĐC11D 3/41 7.3 13/41 31.7 20/41 48,8 5/41 12,2 Như vậy có thể khẳng định hình thức KTĐG bằng công cụ Rubric phần nào đã mang lại những kết quả như mục tiêu của chương trình GDPT mơn Ngữ

44

văn đã đề ra. Đó là phát triển năng lực cho HS, tạo cho HS niềm húng thú khi học môn Ngữ văn. Đặc biệt có một số em trước đây rụt rè, nhút nhát nhưng nay đã mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động. Đó cũng 1 thành cơng của việc đổi mới.

B. Thực nghiệm đánh giá kĩ năng viết trong KTĐG định kì

Lớp thực nghiệm: 11M lớp đối chứng 11G cùng làm bài kiểm tra giữa kì I và làm bài kiểm tra cuối kì I

*Quá trình thực nghiệm được áp dụng như các bước đã đề xuất ở trên như sau

KIỂM TRA GIỮA KÌ MƠN NGỮ VĂN 11 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Giúp HS:

- Củng cố kiến thức về các phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ... của văn bản

- Nhận thức được các vần đề xã hội đang được quan tâm hiện nay như văn hóa ứng xử trong các lễ hội, trong đời sống…

Một phần của tài liệu Xây dựng rubric trong kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ Văn 11 ở trường THPT (Trang 36 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)