Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm phương pháp giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất 2 (Trang 31 - 38)

Tôi đã tiến hành thử nghiệm bằng 25 câu hỏi TNKQ (0,4 điểm/1câu) trong thời gian 45 phút sau khi kết thúc chuyên đề SKKN này ở mỗi lớp trong giờ học tự chọn Sinh học 12.

- Phương án thử nghiệm 1: cho các lớp 12B, 12C, 12D làm lớp thử nghiệm (được học theo phương pháp của SKKN này) còn các lớp 12 E, 12G, 12H làm lớp đối chứng (được học theo phương pháp cũ: dạy theo kiểu liệt kê từng trường hợp). Các lớp này có trình độ học sinh đa số là trung bình và yếu.

Kết quả như sau : Lớp thử nghiệm Sĩ số Điểm dưới 5 Số lượng Tỉ lệ % Điểm từ 5 - 7 Số lượng Tỉ lệ % Điểm từ 8 - 10 Số lượng Tỉ lệ % 12 B 43 2 4,7 33 76,7 8 18,6 12 C 44 3 6,8 33 75,0 8 18,2 12 D 43 4 9,3 32 74,4 7 16,3 Lớp đối chứng Sĩ số Điểm dưới 5 Số lượng Tỉ lệ % Điểm từ 5 - 7 Số lượng Tỉ lệ % Điểm từ 8 - 10 Số lượng Tỉ lệ % 12 E 45 8 17,8 31 68,9 6 13,3 12 G 43 8 18,6 30 69,8 5 11,6 12H 43 9 20,9 30 69,8 4 9,3

- Phương án thử nghiệm 2: ở lớp 12A (lớp chọn khối tự nhiên), học sinh có năng lực cao hơn nên không thể thực hiện thử nghiệm với các lớp trên mà tiến hành làm thử nghiệm Test trước khi học và sau khi học phương pháp với mức độ đề khó hơn.

Kết quả như sau :

2. - Sau khi học phương pháp Lớp 12 A Sĩ số Điểm dưới 5 Số lượng Tỉ lệ % Điểm từ 5 - 7 Số lượng Tỉ lệ % Điểm từ 8 - 10 Số lượng Tỉ lệ % 1. 45 9 20,0 32 71,1 4 8,9 2. 45 1 2,2 33 73,3 11 24,5

- Phân tích, ta thấy kết quả thử nghiệm theo phương án 1 (ở các lớp thường) có: + tỉ lệ điểm dưới 5 giảm mạnh :

=∑(17,8% + 18,6% + 20,9%)/3 - ∑(4,7% + 6,8% + 9,3%)/3 = 12,17% . + tỉ lệ điểm từ 5 - 7 tăng tương đối :

=∑(76,7 % + 75,0% + 74,4%)/3 - ∑(68,9% + 69,8% + 69,8)/3 = 5,9%. + tỉ lệ điểm 8 - 10 tăng tương đối :

=∑(18,6% + 18,2% + 16,3%)/3 - ∑(13,3% + 11,6% + 9,3%)/3 = 6,3%. - Phân tích, ta thấy kết quả thử nghiệm theo phương án 2 (ở lớp chọn 12 A) có: + tỉ lệ điểm dưới 5 giảm mạnh : 20,0% - 2,2% = 17,8%.

+ tỉ lệ điểm từ 5 - 7 tăngnhẹ : 73,3% - 71,1% = 2,2%. + tỉ lệ điểm 8 - 10 tăng mạnh : 24,5% - 8,9% = 15,6%.

Như vậy, từ kết quả thử nghiệm của cả hai phương án đều cho thấy việc áp dụng "Phương pháp giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất "

là có hiệu quả rõ rệt: tỉ lệ điểm dưới 5 giảm mạnh, tỉ lệ điểm từ 5 - 7 tăng tương đối ở các lớp thường và tăng nhẹ ở lớp chọn, tỉ lệ điểm từ 8 -10 tăng tương đối ở các lớp thường và tăng mạnh ở lớp chọn. Tỉ lệ điểm từ 5 - 7 ở lớp chọn có tăng (2,2%) không bằng các lớp thường (5,9%) nhưng chấp nhận được vì đã có một tỉ lệ học sinh nhất định ở mức điểm này chuyển lên tỉ lệ của mức điểm từ 8 -10. Không những thế, phương pháp làm bài của các em rất mạch lạc, hạn chế được những đáp án đúng ngẫu nhiên trong đề thi TNKQ và rút ngắn được thời toán gian rất nhiều. Các em đã rất hứng thú khi giải các bài tập di truyền có ứng dụng xác suất và có sự say mê môn học hơn.

Phần III: KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

Trong học kì 1 năm học 2012 - 2013, khi dạy chính khóa và tự chọn

sinh học 12 ở các lớp được phân công tôi đã truyền thụ cho học sinh "Phương pháp giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất " dựa vào công cụ là các công thức toán xác suất thống kê, toán tổ hợp để hiểu rõ bản chất xác suất trong sinh học, giải thành công yêu cầu của đề toán. Qua đó, tôi thấy :

- Đa số học sinh đã có phương pháp giải mạch lạc, hạn chế được việc chọn đáp án ngẫu nhiên trong các đề thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ).

- Nhiều em không chỉ giải đúng mà còn giải nhanh được các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất, đáp ứng yêu cầu về thời gian làm bài thi TNKQ.

- Áp dụng "Phương pháp giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán

xác suất" cùng với tất cả kiến thức, phương pháp cơ bản của các chuyên đề

khác trong chương trình dạy chính khóa, dạy tự chọn sinh học 12 đã giúp cho các em học sinh có sự hứng thú, tự tin khi giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất nói riêng và các bài tập di truyền nói chung. Qua đó, nhiều em không còn sợ môn sinh học và số em đăng kí thi khối B tăng lên theo từng năm (năm học 2010 -2011 chỉ có 7 em, năm học 2011 - 2012 có 37 em, năm học 2012 - 2013 có 45 em).

II. Bài học kinh nghiệm

- Dạy "Phương pháp giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất" nói riêng và chương trình tự chọn Sinh học nói chung đều phải truyền thụ

cho học sinh những kiến thức, phương pháp cơ bản, tránh đưa những kiến thức quá khó, thiếu thiết thực gây áp lực nặng nề, nhàm chán đối với học sinh.

Chính vì vậy, khi dạy (Dạng 2: Tính tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở đời con của một phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập) ở các lớp thường thì tôi chỉ đưa dạng bài toán yêu cầu xác định đời con có tỉ lệ kiểu hình trội hay lặn về cả n cặp tính trạng mà không đưa dạng toán yêu cầu tính tỉ lệ kiểu hình

vừa trội vừa lặn (a tính trạng trội : b tính trạng lặn). Bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất trong cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng dạng có 3 alen chỉ dạy cho học sinh lớp chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi hay các học sinh ôn khối.

- Đối với học sinh lớp chọn (lớp 12A) và các em học khối lại cần được bổ sung kiến thức toán tổ hợp để giải dạng toán yêu cầu tính tỉ lệ kiểu hình vừa trội vừa lặn (a tính trạng trội : b tính trạng lặn).

- Cần rèn cho học sinh nghiên cứu kỹ, phân biệt được đặc điểm, bản chất sinh học và yêu cầu của từng đề toán để lựa chọn phương pháp giải phù hợp.

- Khi giải bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất cần nắm vững kiến thức toán xác suất thống kê, toán tổ hợp và sử dụng linh hoạt các công thức toán học trong từng yêu cầu của đề toán.

- Chú ý cho học sinh ở một số đề toán yêu cầu tính xác suất trong một loại kiểu hình chứ không tính trong toàn bộ kiểu hình hay trong cả quần thể. - Rèn luyện nhuần nhuyễn cho học sinh phương pháp cơ bản khi giải bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất nhưng cũng chú ý đến phương pháp, kĩ năng giải nhanh trong một số yêu cầu đề toán cụ thể.

- Lưu ý học sinh nắm chắc phương pháp giải những dạng đã ra trong đề thi các năm trước, dự kiến những tình huống đề sẽ phát sinh từ dạng đề này và cũng chủ động "đón đầu" các dạng sẽ ra trong năm nay hoặc các năm sau. Ví dụ: Dạng bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất ở cấp độ di truyền phân tử chưa có trong đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học - cao đẳng kể từ năm 2008 trở về sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình dạy chương trình chính khóa, dạy tự chọn sinh học 12 và trong quá trình nghiên cứu đề tài của tôi, xin được viết ra để chia sẻ với các đồng nghiệp. Đề tài chắc cũng còn những thiếu sót, hạn chế, mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của các bạn đồng nghiệp!

thành 2 tiết trong trong chương trình sách giáo khoa mới (dự kiến vào năm 2015) nhằm tăng thời gian rèn luyện kĩ năng giải các bài tập di truyền và để gắn kĩ năng giải Bài tập chương I với học lí thuyết phần: Cơ chế di truyền và biến dị. - Kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường đưa vào dạy môn tự chọn sinh học 12 trong học kì 1 hằng năm ở tất cả các lớp 12. Phân phối chương trình sinh học 12 - ban cơ bản chỉ có 1 tiết/tuần và có 1 tiết chữa bài tập/học kì nên hạn chế rất nhiều cho việc rèn luyện kĩ năng giải các bài tập di truyền nói chung và các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất nói riêng.

- Kiến nghị với tổ chuyên môn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong dạy học chính khóa môn sinh học 12, dạy tự chọn sinh học 12, bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 12 trong các năm học sau. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này cũng có thể áp dụng trong ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học - cao đẳng ngay trong năm học này và những năm tiếp theo.

Cuối cùng, chúc các bạn đồng nghiệp sức khỏe, có những giờ dạy lí thú và đạt được nhiều thành công trong bước đường công tác!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Bá Hoành : Sách giáo viên Sinh học 12 - Ban khoa học tự nhiên. Nhà xuất bản giáo dục- H1996.

2. Bùi Phúc Trạch: Các dạng bài tập toán trong sinh học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh - H2008.

3. Trần Văn Hạo (Tổng Chủ biên): Đại số và giải tích 11. Nhà xuất bản giáo dục- H2012.

4. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên): Sách giáo viên Sinh học 12 cơ bản. Nhà xuất bản giáo dục- H2008.

5. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên) : Sinh học 12 cơ bản. Nhà xuất bản giáo dục- H2008.

6. Vũ Văn Vụ (Tổng Chủ biên) : Sinh học 12 nâng cao. Nhà xuất bản giáo dục- H2008.

7. Huỳnh Quốc Thành : Bài tập tự luận - trắc nghiệm sinh học12. Nhà xuất bản Thanh Hóa - H2007.

8. Phan Khắc Nghệ: Giải nhanh 25 đề thi sinh học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội - H2011.

9. Sở giáo dục và đào tạo Hà tĩnh: Bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2008. Môn: Toán - Vật lí - Hóa học - Sinh học. Lưu hành nội bộ - H2009.

10. Huỳnh Nhứt: Phương pháp & kĩ năng giải 1206 bài tập trắc nghiệm sinh học Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội - H2011.

11. Đỗ Mạnh Hùng: Lí thuyết và bài tập sinh học, tập 1. Nhà xuất bản giáo dục- H2001.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN

---   ---

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài :

PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH

BÀI TẬP NHẬN DẠNG ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ TRONG DẠY TỰ CHỌN SINH HỌC 12

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm phương pháp giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất 2 (Trang 31 - 38)