Máy khí dung □

Một phần của tài liệu kiến thức, thái độ, hành vi của bệnh nhân đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp – bệnh viện bạch mai (Trang 47 - 83)

Nhận xét: Trong 154 BN nghiên cứu, chủ yếu được hướng dẫn dùng bình xịt định liều có 103 BN ( 66.9 %) và máy khí dung có 104 BN ( 67.5 %)

Biểu đồ 3.6. Các loại thuốc BN được hướng dẫn

*Dùng thuốc trước mặt BS khi đi khám lại

Bảng 3.9. BN dùng thuốc trước mặt BS khi đi khám lại

Dùng thuốc trước mặt n %

Có 68 44.2

Không 86 55.8

Tổng 154 100

Nhận xét: Trong 154 BN nghiên cứu, có 68 BN được BS hướng dẫn dùng thuốc khi đi khám lại chiếm 44,2%

* Người hướng dẫn cách dùng

Người hướng dẫn n % Nhân viên y tế 113 73.4 Người khác 4 2.6 Đọc tờ hướng dẫn 16 10.4 Chưa dùng thuốc 21 13.6 Tổng 154 100

Nhận xét : Trong 154 BN nghiên cứu, có 113 BN được nhân viên y tế hướng dẫn dùng thuốc chiếm 73.4 %

Biểu đồ 3.7. Người hướng dẫn cách dùng thuốc

* Được bác sỹ giải thích các yếu tố nguy cơ

Bảng 3.11. BS giải thích các yếu tố nguy cơ

BS giải thích n %

Được hướng dẫn chi tiết 2 1.3

Được hướng dẫn không chi tiết 8 5.2

Không được hướng dẫn 144 93.5

Tổng 154 100

Nhận xét: Trong 154 BN nghiên cứu, có 144 BN không được BS giải thích các yếu tố nguy cơ chiểm 93,5%

3.1.8. Đi khám về bệnh đang mắc ở viện

Bảng 3.12. Nơi BN đến khám và điều trị

Bệnh viện n %

BV đa khoa tỉnh 37 24

Trung tâm y tế huyện 36 23.4

Trạm y tế xã/ phường 4 2.6

BV Trung ương 45 29.2

Phòng khám tư nhân 4 2.6

Chưa đi khám 28 18.2

Tổng 154 100

Nhận xét: Trong 154 BN nghiên cứu, chủ yếu đi khám ở BV Trung Ương có 45 BN, chiếm 29.2% , sau đó là Bệnh viện Đa khoa Tỉnh và trung tâm y tế huyện, lần lượt là 24% và 23,4%.

3.2. ĐẶC ĐIỂM KIẾN THỨC CỦA BỆNH NHÂN 3.2.1. Biết bệnh

Bảng 3.13. BN biết tên bệnh

Biết bệnh n %

Không biết tên bệnh 44 28.6

Gọi đúng tên bệnh 66 42.9

Tổng 154 100%

Nhận xét: Trong 154 BN nghiên cứu, có 66 BN gọi đúng tên bệnh chiếm 42.9%

Biểu đồ 3.8. BN biết tên bệnh

3.2.2. Nêu được các yếu tố nguy cơ

Bảng 3.14. BN nêu được các yếu tố nguy cơ

Có Không

n % n %

Hút thuốc lá 13 8,4 141 91,6

Môi trường làm việc độc hại 14 9,1 140 90,9

Môi trường sống ô nhiễm 22 14,3 132 85,7

Nhận xét: Trong 154 BN nghiên cứu, có 13 BN nêu được yếu tố nguy cơ là hút thuốc lá, chiếm 8,4 %, có 14 BN nêu được yếu tố nguy cơ là môi trường làm việc độc hại chiếm 9,1%, có 22 BN nêu được yếu tố nguy cơ là môi trường sống ô nhiễm chiếm 14,3%.

Biểu đồ 3.9. BN nêu được các yếu tố nguy cơ của bệnh

3.2.3. Bệnh có điều trị khỏi hay không

Bảng 3.15. BN biết bệnh có chữa khỏi hoàn toàn hay không

Bệnh có thể chữa khỏi n %

Có 27 17.5

Không 127 82.5

Tổng 154 100

Nhận xét: Trong 154 BN nghiên cứu có 127 BN biết được bệnh không chữa khỏi hoàn toàn chiếm 82,5%

3.2.4. Tái khám

Bảng 3.16. BN có tái khám

Tái khám n %

Không, vì hết biểu hiện bệnh 53 34.4%

Không, vì BS không hẹn khám lại 14 9.1%

Có, vì bệnh không khỏi hoàn toàn 66 42.9%

Có, vì BS hẹn khám lại 21 13.6%

Nhận xét: Trong 154 BN nghiên cứu, có 66 BN cho rằng khi dùng hết đơn phải đi khám lại vì bệnh không khỏi hoàn toàn chiếm 42,9%, có 53 BN cho rằng khi dùng hết đơn không cần đi khám lại vì đã hết biểu hiện bệnh.

3.3. ĐẶC ĐIỂM THÁI ĐỘ CỦA BỆNH NHÂN 3.3.1Khám lại hàng tháng Bảng 3.17. Khám lại hàng tháng Hướng dẫn khám lại Đi khám hàng tháng Có Không n % n % Có 18 11,7 79 51,3 Không 47 30,5 10 6,5

Nhận xét: Trong 154 BN nghiên cứu, có 97 được hướng dẫn phải đi khám lại hàng tháng chiếm 63%, có 65 BN thường xuyên đi khám bệnh hàng tháng chiếm 42,2%

3.3.3. Tìm hiểu thông tin sức khỏe

Bảng 3.18. BN tìm hiểu các thông tin sức khỏe

Tìm hiểu thông tin n %

Báo chí 12 7.8 Ti vi 28 18.2 Đài 4 2.6 Tư vấn y tế 2 1.3 Không tìm hiểu 108 70.1 Tổng 154 100

Nhận xét: Trong 154 BN nghiên cứu, có 108 BN không tìm hiểu các thông tin về sức khỏe chiếm 70.1%

3.3.4. Các hoạt động truyền thông sức khỏe

Bảng 3.19. BN biết các hoạt động truyền thông sức khỏe tại xã, phường

Biết hoạt động TTSK n %

Có 13 8.4%

Không 141 91.6%

Nhận xét: Trong 154 BN nghiên cứu, có 141 BN không biết đến các hoạt động truyền thông tại xã, phường chiếm 91.6%

3.3.5. Tham gia các hoạt động truyền thông

Bảng 3.20. BN tham gia các hoạt động truyền thông sức khỏe

Tư vấn sức khỏe tại nhà 2 15.4%

Tư vấn sức khỏe qua loa đài 6 46.2%

Tổ chức các buổi nói chuyện tại xã, phường 5 38.4%

Tổng 13 100%

Nhận xét: Trong 13 BN biết các hoạt động truyền thông sức khỏe tại xã, phường, có 6 BN tham gia tư vấn sức khỏe qua loa đài, chiếm 46,2%, 5 BN tham gia tổ chức các buổi nói chuyện về sức khỏe, chiếm 38,4% và 2 BN tham gia tư vấn sức khỏe tại nhà chiếm 15,4%.

3.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỰC HÀNH CỦA BỆNH NHÂN 3.4.1. Cách dùng bình xịt định liều Bảng 3.21. Cách dùng bình xịt định liều. Thuốc Các bước Bình xịt định liều làm % Có làm, không đúng % 1 Mở nắp hộp thuốc Giữ bình xịt thẳng đứng, đáy bình 103 100 0 0

quay lên trên

2 Lắc mạnh bình xịt 5-7 lần

Đặt bình xịt vào miệng giữa hai hàm răng, ngậm kín môi lại

103 100 0 0

3 Thở ra hết, hít vào nhẹ và xịt thuốc. Cần phối hợp đồng thời xịt thuốc và hít vào thật Nhanh, thật Sâu, thật Dài

34 33,1 69 66,9

4 Nín thở trong khoảng 15 giây (đếm chậm từ 1-10)

57 55,3 46 44,7

5 Sau hít xúc miệng bằng nước sạch 103 100 0 0

6 Đóng nắp hộp thuốc 103 100 0 0

Nhận xét: Trong 103 BN dùng bình xịt định liều, 100% BN dùng đúng các bước mở bình xịt, lắc mạnh, súc miệng và đóng nắp hộp thuốc. Riêng bước thở ra hết và hít thuốc thật nhanh, thật sâu, thật dài chỉ co 34 BN làm đúng chiếm 33.1%, bước nín thở 15s có 57 BN làm đúng chiếm 55,3%.

Biểu đồ 3.11. Cách dùng bình xịt định liều 3.4.2. Accuhaler Bảng 3.22. Cách dùng Accuhaler Thuốc Các bước Dạng hít Accuhaler làmCó % Có làm, không đúng %

1

Mở nắp hộp thuốc: cầm bình hít Accuhaler bằng 1 tay, tay còn lại đặt vào phần lõm và đẩy xoay tròn sang bên phải cho đến khi nghe tiếng “Click”. Lúc này ta sẽ nhìn thấy phần ngậm miệng màu tím đậm lộ hết ra

13 100 0 0

2

Nạp thuốc (lưu ý, phần số chỉ thị liều sẽ giảm đi một liều, báo hiệu bạn đã nạp xong một liều thuốc)

13 100 0 0

3

Thở ra thật hết, ngậm môi vừa kín phần ngậm miệng màu tím của hộp thuốc, đồng thời hít thuốc bằng miệng thật Nhanh, thật Sâu, thật Dài.

1 7,7 12 92,

3

4 Nín thở trong khoảng 15 giây (đếm chậm từ 1-10) 8 61,5 5 38,5

5 Sau hít xúc miệng bằng nước sạch 13 100 0 0

6 Đóng nắp hộp thuốc (Số chỉ thị liều trên hộp thuốc là số liều thuốc còn lại)

13 100 0 0

Nhận xét: Trong 13 BN dùng Accuhaler, 100% BN dùng đúng các bước mở hộp thuốc, nạp thuốc, xúc miệng và đóng hộp thuốc. Riêng bước thở ra hết đồng thời hít thuốc thật nhanh, thật sâu, thật dài chỉ có 1 BN dùng đúng chiếm 7,7%, bước nín thở trong 15s có 8 BN làm đúng chiếm 61,5%.

Biểu đồ 3.12. Cách dùng Accuhaler 3.4.3. Tubuhaler Bảng 3.23. Cách dùng Tubuhaler Thuốc Dạng ống hít Tubuhaler làm Có làm,

Các bước % không đúng %

1 Mở nắp hộp thuốc: một tay cầm

phần đế hộp thuốc (màu đỏ), tay kia cầm thân hộp thuốc, sau đó vặn thân hộp thuốcngược chiều kim đồng hồ để mở hộp thuốc.

9 100 0 0

2 Nạp thuốc: Giữ Turbuhaler ở vị trí thẳng đứng. Vặn phần đế qua bên phải hết mức và sau đó vặn ngược về vị trí ban đầu. Bất cứ khi nào bạn nghe thấy tiếng "Click", điều đó khẳng định rằng thuốc đã được nạp xong.

9 100 0 0

3 Thở ra thật hết, ngậm kín miệng ống thuốc, rồi sau đó hít thuốc thật nhanh,

thật sâu, và thật dài, hãy nhớ khẩu hiệu: "CÀNG NHANH CÀNG TỐT, CÀNG SÂU CÀNG TỐT, CÀNG DÀI CÀNGTỐT"

1 11,1 8 88,9

4 Nín thở trong khoảng 15 giây (đếm chậm từ 1-10)

5 55,6 4 44,4

5 Sau hít xúc miệng bằng nước sạch 9 100 0 0

6 Đóng nắp hộp thuốc ( Phần số chỉthị liều chỉ nhảy số mỗi 20 liều, do vậy bạn chỉ thấy số 60 chuyển về số 40 mà không thấy các số ở khoảng giữa của hai sốnày)

Nhận xét: Trong 9 BN dùng Tubuhaler, 100% dùng đúng các bước mở hộp thuốc, nạp thuốc, súc miệng và đóng nắp hộp thuốc. Riêng bước thở ra hết và hít thuốc thật nhanh, thật sâu, thật dài chỉ có 1 BN làm đúng chiếm 11.1%, bước nín thở 15s có 5 BN làm đúng chiếm 55,6%. Biểu đồ 3.13. Cách dùng Tubuhaler 3.4.4.Spiriva Bảng 3.24. Cách dùng Spiriva Thuốc Các bước Spiriva làmCó % Có làm,không đúng %

1 Mở nắp của hộp thuốc, sau đó mở tiếpphần dùng để ngậm miệng 4 100 0 0

2

Nạp thuốc : lấy một viên nang Spiriva ra khỏi vỉ thuốc và đặt vào ngăn chứa thuốc của dụng cụ hít. Đóng mạnh ống ngậm thuốc cho đến khi nghe tiếng "CÁCH". Giữ dụng cụ hít theo chiều thẳng đứng rồi ấn mạnh nút bấm màu xanh ở hai bên

4 100 0 0

3

Thở ra thật hết (không thở ra qua dụng cụ hít). Đưa ống ngậm vào miệng và ngậm kín. Giữ đầu thẳng, sau đó hít thuốc vào mạnh và sâu, hít liên tục để nghe thấy tiếng rung của viên nang bên trong chỗ chứa thuốc của dụng cụ hít. Hít vào cho đến khi căng phổi và không hít thêm được nữa.

1 25 3 75

4 Nín thở trong khoảng 15s (đếm chậm từ1 đến 10) 1 25 3 75

Nhận xét: Trong 4 BN dùng Spiriva, 100% dùng đúng các bước mở hộp thuốc, nạp thuốc và súc miệng. Riêng bước thở ra hết và hít thuốc mạnh và sâu chỉ có 1 BN làm đúng chiếm 25%, bước nín thở trong khoảng 15s chỉ có 1 BN làm đúng chiếm 25%.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 4.1.1. Tuổi và giới

Nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi gồm 154 người, trong đó nam có 137 (chiếm 89%) , còn nữ có 17 (chiếm 11%). Ở nam giới, thường là lao động chính nên tiếp xúc với yếu tố nguy cơ nhiều hơn, tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn nên dễ mắc bệnh hơn. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới tăng lên liên quan đến việc hút thuốc lá thụ động.

Theo Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung và CS, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới.[2]

Theo những kết quả ban đầu trong đề tài nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT cấp Nhà nước, năm 2009, đã nhận thấy: tỷ lệ mắc BPTNMT chung của toàn quốc là 4,2%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9%.

Ngô Quý Châu và cộng sự nghiên cứu dịch tễ học COPD trong cộng đồng dân cư có tuổi từ 40 trở lên của thành phố Hà Nội thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3,4% và ở nữ là: 0,7%.[6]

Trong nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư Bắc Giang của Phan Thu Phương, Ngô Quý Châu và Dương Đình Thiện, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chung cho 2 giới là: 2,3% (tỷ lệ mắc bệnh ở nam: 3,0% và ở nữ là: 1,7%).[13]

Như vậy, kết quả tỷ lệ về giới trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp.

Tuổi phân bố từ 34 đến 90, độ tuổi trung bình là 69,25 ± 10,083. Chủ yếu là BN trong nhóm tuổi từ 60 đến 79 ( chiếm 66.9%), tiếp theo là nhóm tuổi 40 đến 59 và nhóm trên 80 tuổi là bằng nhau chiếm 16,2 % và nhóm dưới 40 tuổi chiếm 0,6 %. Những tổn thương của phổi gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường rất từ từ. Nghiên cứu cho thấy có thể phải mất 20 năm kể từ khi phổi bắt đầu bị tổn thương, hơn 10 năm kể từ khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ thì mới có triệu chứng của bệnh. Đó cũng chính là nguyên nhân tại sao triệu chứng của bệnh thường bắt đầu khi chúng ta ngoài 40 tuổi.

Theo Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung và CS, tỷ lệ mắc bệnh COPD ở người trên 40 tuổi, cao hơn gấp 10 lần người dưới 40 tuổi ( 4,2% so với 0,4%). [2]

Trong nghiên cứu điều tra của Nguyễn Quỳnh Loan (2002), tỷ lệ mắc COPD trong cộng đồng dân cư > 35 tuổi của phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội là 1,53%. [10]

Trong nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư Bắc Giang của Phan Thu Phương, Ngô Quý Châu và Dương Đình Thiện, yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là ≥ 60 tuổi.[13]

4.1.2. Trình độ học vấn

BN chủ yếu có trình độ học vấn là cấp 2 có 70 người ( chiếm 45,5%), tiếp theo là cấp 1 có 41 người ( chiếm 26.6%), cấp 3 có 28 người ( chiếm 18,2%), trung cấp 5 người ( chiếm 3,2 %) và đại học/sau đại học có 10 người( chiếm 6,5 %).

Có sự chênh lệch này là do đa số bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tôi nằm trong độ tuổi trung niên. Họ sinh ra, và lớn lên trong giai đoạn kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, các chính sách của nhà nước chưa chú trọng tốt vào nâng cao học thức của nhân dân, nên đa phần họ chỉ học hết cấp II, sau đó đi làm để kiếm thêm thu nhập, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình cùng với bố mẹ.

4.1.3. Nghề nghiệp và nơi ở

Nhóm nghiên cứu của chúng tôi có nhiều nghề nghiệp khác nhau. Làm ruộng có 79 người ( chiếm 51,3%), cán bộ hưu trí có 43 người ( chiếm 27,9 %), còn lại có 31 người làm nghề tự do (chiếm 20,2%) và 1 người là viên chức nhà nước (chiếm 0,6 %).

Nhóm BN chủ yếu sống ở nông thôn có 94 người ( chiếm 61 %), thành thị có 60 người ( chiếm 39%)

BN trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu sống ở nông thôn, nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng, là nghề lao động chân tay nên vất vả, trình độ nhận thức còn hạn chế, không có điều kiện để tìm hiểu các thông tin về sức khỏe, nên việc chẩn đoán, điều trị còn khó khăn. BN không được hướng dẫn, cũng như tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ của bệnh do đó chưa biết được cách phòng bệnh.

Đối với những BN sống ở thành phố, tuy trình độ nhận thức cao hơn, lại dễ dàng tiếp cận với các thông tin sức khỏe, nhưng nguy cơ phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ của bệnh như : môi trường sống ô nhiếm, môi trường làm việc độc hại, hút thuốc lá lại cao hơn.

4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA BỆNH NHÂN 4.2.1. Kiến thức của BN

Trong 154 BN trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 66 người gọi đúng tên bệnh ( chiếm 42,9%), có 44 người gọi gần đúng tên bệnh và 44 người không biết mình bị bệnh gì ( chiếm 28,6% ). Những BN không gọi được tên bệnh hầu hết là những BN lần đầu được chẩn đoán hoặc là những BN tuổi cao. Ngoài ra, do trình độ nhận thức còn hạn chế, nên BN không nhớ được tên bệnh.

Nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi có thời gian bị bệnh khác nhau. Trong đó, những người bị bệnh từ 2- 5 năm có 58 người, chiếm tỷ lệ cao nhất ( 37,7%). Nguyên nhân là đa số bệnh nhân trước khi lên điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, đã đi điểu trị ở nhiều nơi như các bệnh viện tỉnh, huyện, các phòng khám đông y, hoặc tự điều trị bằng các bài thuốc dân gian mà mọi người mách nhau nhưng không đỡ. Do đó, nhóm bệnh nhân bị bệnh 2 – 5 năm chiếm tỷ lệ cao

Một phần của tài liệu kiến thức, thái độ, hành vi của bệnh nhân đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp – bệnh viện bạch mai (Trang 47 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w