3 .2Phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục
3.2.4 Về bảo hiểm tiền gửi
- Về địa vị pháp lý và trách nhiệm của tổ chức nhận BHTG: Liên quan
quy định về tham gia BHTG, Khoản 1 Điều 10 Luật Các TCTD 2010 quy định TCTD có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo tồn hoặc BHTG theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo tồn, BHTG tại trụ sở chính và chi nhánh. Tại Khoản 1, Điều 9 Luật BHTG quy định NHNN có trách nhiệm ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về BHTG. Sau khi Luật BHTG ban hành, mới chỉ có Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/06/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHTG. Và cả trong Luật BHTG và Nghị định 68/2013/NĐ-CP chỉ đề cập trách nhiệm của tổ chức nhận BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG và đối với NHNN ở các khía cạnh sau: chi trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG; theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG; kiến nghị NHNN Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về BHTG; tổng hợp, phân tích và xử lý thơng tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động NH, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống NH; tham gia vào q trình kiểm sốt đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ (Điều 13 Luật bảo hiểm tiền gửi). Và Điều 22 Luật BHTG quy định " Nghĩa
4 5
- vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm NHNN Việt Nam
có văn bản
chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản
không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc NHNN Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh NH nước ngồi là tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền." Theo người viết, trách nhiệm của tổ chức nhận BHTG trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm
bị phá sản cần phải nâng cao hơn nữa cũng như quan điểm của TS. Lê Xuân
Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã trích dẫn ở trên.
-Về đảm bảo vốn cho tổ chức nhận BHTG hoạt động được như kỳ vọng khi thành lập tổ chức này, người viết cho rằng cần phải sửa đổi lại quy định tại Khoản 1, 2 Điều 20 Luật BHTG: " 1. Thủ tướng Chính phủ quy định
khung phí BHTG theo đề nghị của NHNN Việt Nam. 2. Căn cứ vào khung phí BHTG, NHNN Việt Nam quy định mức phí BHTG cụ thể đối với tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này. ". Khoản 4, Điều 4 Luật BHTG nêu rõ:" Tổ chức BHTG là tổ chức tài chính nhà nước,
hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách BHTG, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an tồn, lành mạnh của hoạt động NH", cịn Khoản 2, Điều 3 Nghị định 68/2013/NĐ-CP
ngày 28/06/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHTG thì nêu " Tổ chức BHTG là pháp nhân, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, bảo
đảm
an tồn vốn và tự bù đắp chi phí...". Vậy mà mức phí BHTG cụ thể đối với tổ
chức tham gia BHTG lại do NHNN quyết định là không phù hợp cho hoạt động tự thu, tự chi của tổ chức BHTG. Nên chăng là quy định căn cứ vào khung phí BHTG do Thủ tướng quy định, tổ chức BHTG quy định mức phí BHTG cụ thể theo mức độ rủi ro do NHNN đánh giá về tổ chức tham gia
4 6
- BHTG đó.
- về hạn mức chi trả tiền bảo hiểm, xin trích dẫn ý kiến sau: " Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm thể hiện chính sách của Nhà nước, được xây dựng trong từng thời kỳ và việc xác định hạn mức cần đảm bảo đồng thời 2 nguyên tắc (i) hạn mức cần đủ cao để duy trì niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống NH và (ii) hạn mức cần đủ thấp để những người gửi tiền quy mô lớn không chủ quan với các hoạt động NH thiếu an toàn và rủi ro, qua đó kiểm sốt và điều tiết rủi ro đạo đức, tránh tình trạng mạo hiểm trong hoạt động kinh doanh NH. Ngồi ra, việc xác định hạn mức cần tính tới các yếu tố có liên quan như: thu nhập GDP bình qn đầu người, lạm phát, tỷ giá, lòng tin của người dân vào hệ thống tài chính; tỷ lệ % người gửi tiền được bảo vệ tồn bộ tính trên tổng số người gửi tiền; tỷ lệ % giá trị tiền gửi được bảo vệ toàn bộ trên tổng tiền gửi; mức độ rủi ro của hệ thống NH và tổng thể nền kinh tế. Với quy định mức tối đa 50 triệu đồng về chi trả tiền bảo hiểm như hiện nay khơng cịn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam xét ở các yếu tố như thu nhập GDP bình quân đầu người, tình trạng lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng tiền gửi... và chưa bảo vệ được hết quyền lợi của người gửi tiền nhưng cũng bù đắp được một phần rủi ro và hạn mức này đang được đề nghị nâng lên mức cao hơn để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, duy trì niềm tin cơng chứng và tránh khơng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của TCTD. "23. Như đã phân tích ở trên, để khơi phục niềm tin của cơng chúng trong giai đoạn đối phó với khủng hoảng tài chính thế giới, hầu hết các quốc gia đều nâng hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm hoặc cam kết bảo hiểm toàn bộ đối với các khoản tiền gửi của người dân. Vì thế, cần nghiên cứu để nâng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm lên như ý kiến trên trong mối quan hệ với việc xem xét địa vị pháp lý phù hợp của tổ chức BHTG, với việc điều chỉnh quy định pháp luật để đảm bảo tổ chức BHTG có đủ vốn để tạo lập được vai
23 http://www.div.gov.vn/Default.aspx? tabid=137&pmType=Detail&ItemID=41
4 7
-trò trực tiếp của BHTG trong việc xử lý quyền lợi của người gửi tiền
tại các
NHTM, đặc biệt là trong những trường hợp lợi ích này có thể bị tổn hại. Trước mắt, có thể cân nhắc về một cơ chế xác định mức trả bảo hiểm theo nguyên tắc kết hợp giữa việc quy định mức tiền tối đa với việc chi trả theo tỷ
lệ phần trăm (%) của số tiền trên mức tối đa vừa phù hợp với khả năng tài chính có hạn của Chính phủ/tổ chức BHTG, vừa vẫn bảo đảm được nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền nhỏ kết hợp với nguyên tắc của hoạt
động bảo hiểm nói chung, đồng thời kích thích tăng trưởng huy động tiền gửi.
- Về loại tiền tệ được BHTG, cá nhân cho rằng trong điều kiện nguồn
vốn dư thừa bằng ngoại tệ trong dân là rất lớn, các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện nay ngày một nhiều hơn dẫn đến nguồn TGTK bằng ngoại tệ dồi dào hơn, việc HĐV trong dân, từ các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam để phát triển kinh tế khơng thể bỏ qua nguồn vốn này và theo đó cần thiết phải bảo vệ những người gửi loại tiền này khơng thể vì lý do lo rằng nếu tiền gửi ngoại tệ được bảo hiểm sẽ dẫn đến khuyến khích việc sử dụng ngoại tệ, ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ cũng như quản lý nhà nước về ngoại hối mà tước bỏ quyền được bảo vệ chính đáng của người gửi TGTK ngoại tệ. Ý kiến về việc khả năng tài chính của chính phủ là có hạn, khơng có khả năng bảo hiểm hết cho tất cả các khoản tiền gửi để không bảo hiểm tiền gửi ngoại tệ là không đúng, làm xói mịn niềm tin của người gửi tiền, hơn nữa, vẫn có thể giải quyết khả năng tài chính để chi trả thông qua các nghiên cứu điều chỉnh địa vị pháp lý, năng lực tài chính của tổ chức BHTG.