Và để đánh giá sát sao hơn về khả năng thanh tốn của cơng ty ta cũng cần xem xét đến khả năng chuyển hóa thành tiền của nợ phải thu và hàng tồn kho. Kết quả phân tích trên cho ta thấy tốc độ luân chuyển của nợ phải thu tăng dần qua các năm. Số vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp khá cao trong các năm 2018, 2019, 2020 nên các khoản phải thu có thể chuyển hóa thành tiền nhiều lần trong năm. Số vòng quay khoản phải thu cũng có xu hướng tăng lên nên khả năng thanh khoản của công ty cũng khá tốt. Vào năm 2019 độ dài của một vịng quay là 17 ngày thì đến năm 2020 con số này đã giảm xuống chỉ còn 10 ngày. Như vậy các khoản phải thu có thể chuyển hóa thành tiền nhiều lần hơn trong năm. Do đó, cơng ty có thể sử dụng số tiền này từ khách hàng để trả nợ tốt hơn.
Tuy nhiên, chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho lại tăng rồi giảm qua 3 năm. Vào năm 2018 thì độ dài một vịng quay hàng tồn kho là 56 ngày nhưng đến năm 2019 đã giảm xuống còn 51 ngày và đến năm 2020 lại tăng lên tới 66 ngày. Điều này càng khẳng định hơn về rủi ro thanh khoản của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân.
3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. Điểm mạnh và hạn chế về tình hình tài chính của cơng ty
3.1.1. Điểm mạnh
- Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn (tỷ suất tự tài trợ) của công ty khá
cao so với các doanh nghiệp khác cùng ngành thể hiện mức độ độc lập về tài chính khá tốt.
- Khả năng thanh tốn trong dài hạn tốt thể hiện ở khả năng chi trả các khoản nợ trong dài hạn cũng như khả năng thanh tốn lãi vay và có hệ số nợ cân bằng.
- Hiệu quả quản lý khoản phải thu cao và biến động của nó thể hiện sự linh động trong quản lý, nắm bắt tình hình và điều chỉnh phù hợp với thực tế của đơn vị và tình hình chung của tồn ngành đồng thời thể hiện khả năng chiếm dụng vốn và giảm bị chiếm dụng vốn của cơng ty.
3.1.2. Hạn chế
- Năng lực tài chính của cơng ty có xu hướng giảm xuống qua từng năm biểu hiện ở quy mô tài sản, nguồn vốn giảm qua 3 năm. Trong khi đó nợ vay lại giảm xuống thể hiện sự khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay của công ty.
- Tỷ trọng vốn bằng tiền thấp trong khi nợ ngắn hạn cao làm cho cơng ty gặp khó khăn trong việc thanh tốn các khoản nợ trong ngắn hạn. Hơn nữa, trong khi tỷ trọng nợ dài hạn cao hơn tỷ trọng nợ ngắn hạn thì tỷ trọng TS dài hạn lại cao hơn tỷ trọng TS ngắn hạn thể hiện rủi ro thanh toán tiềm ẩn khi công ty sử dụng nguồn nợ vay ngắn hạn để đầu tư cho TSDH.^
- Hàng tồn kho quá cao làm số vòng quay của HTK của doanh nghiệp so với các công ty trong ngành thấp. Điều này thể hiệu quả quản lý HTK chưa tốt, gây ra sự hao hụt, lãng phí nguồn lực và làm giảm khả năng nắm bắt cơ hội trong hoạt động.
- Vịng quay khoản phải trả thấp hơn so với bình quân ngành thể hiện những khó khăn trong tài chính của cơng ty. về lâu dài, tình hình này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh và giảm uy tín tín dụng của cơng ty trên thị trường.
- Sản lượng tiêu thụ giảm qua từng năm kéo theo sự giảm xuống của doanh thu khi mức tăng giá bán chưa đủ để bù đắp như năm 2019 làm hiệu quả hoạt động của công ty giảm xuống.
- Khả năng sinh lời của công ty ở mức thấp so với các doanh nghiệp trong ngành.
3.2. Nguyên nhân và các yếu tố tác động đến tình hình tài chính của cơng ty
- Yếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế bao gồm các chỉ tiêu kinh tế như sự ổn định, tốc độ tăng trưởng, lạm phát, sức mua của nền kinh tế,.. .Trong những năm vừa qua, trước khi xảy ra đại dịch COVID 19 (trước năm 2020), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đều đạt từ 6-7%, ngành xây dựng phát triển, từ đó tài chính của cơng ty Vicem Hải Vân giữ được sự ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn bất ổn này, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại, các cơng trình, dự án chưa thể triển khai, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Yếu tố pháp luật: Vào ngày 9/2/2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng để đảm bảo an tồn, bảo vệ mơi trường. Trước đó đã có những quy định về bảo vệ người lao động, về xử lý chất thải và một số quy định khác. Điều này khiến Vicem Hải Vân phải dùng một phần tài chính của mình để tn thủ các quy định của pháp luật.
- Yếu tố công nghệ-kĩ thuật: Để khơng bị lạc hậu, tụt lại phía sau so với các công ty cùng ngành khác, cơng ty Vicem Hải Vân đã tiến chuẩn hóa quy trình sản xuất, ứng dụng thành tựu của công nghiệp 4.0, đặc biệt là phát minh thế hệ mới ngành xi măng Zero Emission-Natural Cycle, công ty đã tung ra nhiều mẫu sản phẩm mới với đặc tính vượt
- trội, nổi bật là sản phẩm xi măng MAXPRO. Điều này đã giúp tài chính
của cơng ty
mạnh dần qua từng năm và nâng cao năng lực cạnh tranh.
- - Yếu tố văn hóa - xã hội: Tại Việt Nam, nhu cầu về xây dựng của xã hội gia tăng
không ngừng, điều này dẫn đến ngành sản xuất xi măng của cơng ty tăng trưởng liên tục, góp phần lớn vào tài chính của cơng ty. Năng lực tài chính của cơng ty vững vàng, hỗ trợ ngược lại đến các hoạt động sản xuất của công ty.
3.3. Dự đốn xu thế về tình hình tài chính của cơng ty trong các năm tới
- Trong thời gian diễn biến dịch COVID-19, hoạt động sản xuất tại các nhà máy
được duy trì bình thường, kể cả trong thời gian Việt Nam áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội. Hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn do dịch bệnh ảnh hưởng đến nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu. Nhu cầu tiêu thụ xi măng tại các thị trường xuất khẩu xi măng chính của Việt Nam như Trung Quốc, Philippines và Bangladesh giảm từ 15-20% trong quý I/2020. Do tác động của dịch COVID-19, chính phủ tại các nước này đã có các biện pháp cứng rắn trong thời gian phong tỏa quốc gia, gây ra đình trệ tới nhiều đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp xi măng tới các thị trường tại đây. Dự kiến sau đại dịch, nhu cầu xuất khẩu sẽ hồi phục chậm do áp lực tồn kho cao tại nhiều quốc gia trong khu vực trong giai đoạn đầu năm 2020, dẫn tới tình hình cạnh tranh gia tăng trên thị trường xuất khẩu xi măng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong nước hoạt động xây dựng nhà không để ở (nhà máy, khu công nghiệp, khách sạn...), vốn là phân khúc đóng góp mức tăng trưởng cao cho nhu cầu xây dựng trong giai đoạn vừa qua bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những tác động của dịch COVID-19 do suy giảm về lượng khách du lịch và dòng vốn FDI vào Việt Nam. Các phân khúc xây dựng quan trọng như bất động sản nhà ở hay cơ sở hạ tầng cũng chưa có thêm động lực hỗ trợ đáng kể nào trong khi nhu cầu xây mới tiếp tục có mức tăng trưởng thấp. Chính vì vậy đây có thể là những hạn chế tiêu cực đối với các doanh nghiệp xi măng nói chung và Cơng ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân nói riêng.
- Trước tình hình tiêu thụ kém cả về nội địa và xuất khẩu, ngành xi măng đang phải
chịu áp lực từ mức tồn kho cao nhất trong nhiều năm, áp lực bán hàng dẫn tới cạnh tranh giá gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ứ đọng nhiều khiến cho doanh nghiệp gặp vấn đề về khả năng thanh tốn các khoản chi phí hoạt động đến hạn. Doanh nghiệp cũng khơng có kỳ vọng nhiều với sự tăng trưởng mạnh về doanh thu trong tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm sốt.
- Các cơng ty xi măng thường ln chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ giá than và giá
điện. Năm 2020 giá điện không tăng và giá than cũng ở mức thấp do nhu cầu than sụt giảm trong thời gian dịch COVID. Nếu những năm tiếp theo nhu cầu than phục hồi mạnh, cũng như giá điện được điều chỉnh tăng giá thì cơng ty cũng khó có thể điều chỉnh tăng giá bán kịp, dẫn đến suy giảm biên lợi nhuận gộp.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] . Báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân năm 2018:
-http://images 1. cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2018/HVX 18CN BC
TC KT.pdf
[2] . Báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân năm 2019:
-http://images 1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2019/HVX 19CN BC
TC KT.pdf
[3] . Báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân năm 2020:
-http://images 1. cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2020/HVX 20CN BC
TC KT.pdf