nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
Đảm bảo quyền bảo chữa của người bị buộc tội là một nguyên tắc quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS năm 2015. Nguyên tắc này có hai nội dung sau đây: Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình giải quyết vụ án. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội. Quyền bào chữa của người bị buộc tội được đảm bảo trong suốt quá trình tố tụng theo quy định của pháp luật. Việc quy định và đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội trong tố tụng hình sự gópphần xác định sự thật vụ án, đảm bảo quyền con người của người bị buộc tội, thể hiện bản chất nhân đạo, văn minh, tiến bộ của Nhà nước. Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội chi phối, định hướng việc xây dựng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Theo đó, tinh thần của ngun tắc đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội là kim chỉ nam cho việc quy định quyền bào chữa của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự các cơ quan, người có thẩm quyền phải tơn trọng và đảm bảo cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa. Đối với người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền phải chỉ định người bào chữa cho họ.
1.2 Quy định pháp luật tố tụng hình sự về quyền của người bị buộc tội trong giaiđoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự
Người bị buộc tội khi tham gia tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Dựa trên quy định của BLTTHS năm 2015, quyền người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra có thể phân chia thành bốn nhóm: nhóm một là các quyền cơ bản chung của người bị buộc tội được ghi nhận và đảm bảo giống như các chủ thể tham gia tố tụng khác như quyền được tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người, quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân; nhóm hai là các quyền tố tụng chung của người bị buộc tội mà các tư cách người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đều có. Những quyền tố tụng này được BLTTHS quy định chung cho cả người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can trong các giai đoạn tố tụng; nhóm ba là các quyền đặc thù của người bị buộc tội với tư cách người bị tạm giữ hoặc bị can mới có phù hợp với địa vị tố tụng và giai đoạn tố tụng mà họ tham gia. Theo đó,
càng đi sâu vào quá trình tố tụng, tư cách người bị buộc tội ở giai đoạn sau sẽ được được quy định nhiều quyền hơn so với giai đoạn trước để làm cơ sở pháp lý cho họ bảo vệ quyền của
mình; nhóm bốn là quyền tố tụng đặc thù của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
1.2.1.Quy định của pháp luật về quyền cơ bản chung của người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can) trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự Trong giai đoạn
khởi tố, điều tra vụ án hình sự người bị buộc tội bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ và bị can. Theo ngun tắc suy đốn vơ tội người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra là người chưa có tội, vì vậy ngồi các quyền của người bị buộc tội tương ứng với các tư cách tố tụng được quy định tại Điều 58, 59, 60 BLTTHS năm 2015 thì người bị buộc tội cũng được pháp luật tố tụng hình sự đảm bảo các quyền con người mang tính phổ quát chung khi tham gia tố tụng giống như các chủ thể tham gia tố tụng khác. Các quyền này được quy định tại Chương II của BLTTHS năm 2015, cụ thể:
- Quyền bình đẳng trước pháp luật
Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và khơng phân biệt giới tính, dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, thành phần xã hội, địa vị xã hội, bất kỳ ai phạm tội cũng đều bị xử lý trước pháp luật. Đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền hiến định được quy định tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật trước hết là đảm bảo sự bình đẳng trong địa vị pháp lý tố tụng, cụ thể những người bị buộc tội với cùng tư cách tố tụng phải có các quyền và nghĩa vụ như nhau, pháp luật tố tụng hình sự khơng được có những quy định dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa những người bị buộc tội theo các yếu tố địa vị xã hội, chức vụ, giới tính, dân tộc, tơn giáo. Quyền bình đẳng về địa vị pháp lý cịn địi hỏi sự công bằng trong trường hợp người bị buộc tội có những hạn chế, kiếm khuyết về thể chất, tâm thần và độ tuổi mà không sử dụng hiệu quả các quyền tố tụng của họ thì cần có những quy định đặc thù để giúp đỡ họ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.
- Quyền được tơn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân
Ở Việt Nam các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật.Tại Điều 8 BLTTHS năm 2015 đã xác định các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các cá nhân tham gia tố tụng, hoặc các cá nhân khác có liên quan đến hoạt động tố tụng. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự người bị buộc tội là chủ thể có nguy cơ cao bị hạn chế các quyền và lợi ích nhất định. Vì vậy, họ là chủ thể cần được tơn trọng và ưu tiên bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khi tham gia tố tụng. CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cần thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng đối với họ để kịp thời hủy bỏ, thay đổi những biện pháp đó nếu thấy có vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn cần thiết.
- Đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể được quy định tại Điều 20 của Hiến pháp năm 2013. Tại Điều 10 BLTTHS năm 2015 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tịa án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người, tạm giữ, tạm giam phải theo quy định của BLTTHS. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người. Đây là quyền quan trọng để bảo đảm sự tự do về thân thể của con người khi rơi vào những bối cảnh phải đối diện với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. BLTTHS phải quy định rõ điều kiện, phạm vi, thời hạn và trình tự, thủ tục của những biện pháp hạn chế quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người nói chung và của bị can dưới 18 tuổi nói riêng. Đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người đặt ra yêu cầu về tính hợp pháp của việc áp dụng các biện phâp ngăn chặn như, bắt người, tạm giữ, tạm giam, những biện pháp này phải được quy định và áp dụng chặt chẽ, thống nhất để hạn chế sự tùy tiện, lạm quyền từ phía cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự,người bị buộc tội có thể bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, bị hạn chế quyền bất khả xâm phạm về thân thể nhưng việc áp dụng những biện pháp này nhằm đảm bảo hiệu quả của các hoạt động khởi tố, điều tra và phải được thực hiện đúng theo quy định của BLTTHS.
-Quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân
Quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS năm 2015. Theo đónghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân trong hoạt động tố tụng hình sự. Người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự cũng như những chủ thể tham gia tố tụng khácd có quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người bị buộc tội đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
-Quyền được bảo đảm bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân
Điều 12 BLTTHS năm 2015 quy định không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của BLTTHS. Đây là quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và BLTTHSnăm 2015. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp quyền này có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc khám xét chỗ ở, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử hoặc các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
- Quyền được sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trong tố tụng hình sự
Theo Điều 29 BLTTHS 2015 thì tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự là tiếng Việt nhưng cơng dân tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc minh. Như vây mọi công dân tham gia tố tụng với bất kỳ tư cách tố tụng nào cũng có quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ để khai báo, trình bày nhằm đảm bảo sự chính xác, khách quan trong vụ án hình sự vì người bị buộc tội có thể gặp khó khăn trong việc trình bày chính xác, các tình tiết vụ án khi họ không biết tiếng Việt.Người bị buộc tội đảm bảo đảm quyền sử dụng tiếng nói chữ viết của dân tộc mình đẻ khi tham gia tố tụng. Cơ quan, người có thẩm quyền phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho người bị buộc tội biết quyền này phải đảm bảo điều kiện để họ được quyền dùng tiếng nói và chữ viêt mà họ thơng thạo. Các văn bản theo luật cần phải dịch ra dịch ra ngôn ngữ dân tộc mà người bị buộc tội sử dụng khi tống đạt cho họ.
1.2.2. Quy định của pháp luật về quyền tố tụng chung của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự
Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người bị bị buộc tội trong các giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng hình sự. Vì vậy, họ được pháp luật tố tụng hình sự quy định một số quyền giống nhau trong các giai đoạn tố tụng mà họ tham gia nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời góp phần xác định sự thật của vụ án. Các quyền chung của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra được quy định tại điều 58, 59 và 60 BLTTHS năm 2015 như sau:
- Quyền được biết lý do mình bị bắt, bị tạm giữ, bị khởi tố. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành việc bắt người, tạm giữ, khởi tố bị can sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Vì vậy, người bị buộc tội cần phải được biết lý do mình bị bắt, bị tạm giữ, bị khởi tố. Quyền này sẽ giúp cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có thể chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tài liệu, chứng cứ để bảo vệ mình trong quá trình tố tụng. CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm phải thơng báo cho người bị buộc tội biết biết lý do họ bị bắt, bị tạm giữ, bị khởi tố.
- Được thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ; được nhận các quyết định tố tụng liên quan đến mình trong giai đoạn khởi tố, điều tra. Khi tham gia tố tụng, người bị buộc tội chỉ có thể
thực hiện tốt, đầy đủ các quyền và chấp hành tốt các nghĩa vụ mà pháp luật quy định khi họ biết và hiểu rõ các quyền mình được hưởng và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Vì vậy, BLTTHS quy định người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra được người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Quyền được nhận các quyết định tố tụng có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra là một quyền rất quan trọng. Bởi vì các quyết định tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra mà người bị buộc tội tham gia ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, họ phải được nhận các quyết định tố tụng này. Việc được nhận các quyết định tố tụng trên là cơ sở để người bị buộc tội có thể biết được tiến trình tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc họ bị buộc tội, tạo tiền đề để họ có thể tham gia và thực hiện đầy đủ các quyền của mình theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự như quyền bào chữa, quyền khiếu nại. Theo quy định của BLTTHS năm 2015 các cơ quan có thẩm quyền sau khi ra các quyết định tố tụng có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội có trách nhiệm phải giao các quyết định tố tụng này cho bị can trong thời hạn luật định, việc giao nhận các quyết định tố tụng phải được lập thành biên bản.
-Quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Khi tham gia tố tụng, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can là chủ thể bị buộc
tội, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, cũng như đảm bảo việc xác định sự thật khách quan của vụ án, BLTTHSquy định người bị bắt, bị tạm giữ, bị can được quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Bị can thực hiện các quyền này để cung cấp thông tin, tài liệu chứng cứ liên quan đến việc mình bị buộc tội nhằm bác bỏ, loại trừ việc buộc tội của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với mình.
-Tự bào chữa, nhờ người bào chữa. Quyền bào chữa là quyền quan trọng của người bị
buộc tội được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế, Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS năm 2015. Việc ghi nhận và đảm bảo quyền bảo chữa cho người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án là sự biểu hiện cho bản chất nhânđạo, văn minh, tiến bộ của Nhà nước,