SVTH: TRANG NGỌC ANH 62
Bảng 11: BẢNG NỢ XẤU THEO THỜI HẠN
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.942 1,51 1.576 0,97 1.818 0,81 -366 -18,85 242 15,36 Trung hạn 169 0,26 573 0,86 275 0,19 404 239,05 -298 -52,01 Tổng cộng 2.111 1,09 2.149 0,94 2.093 0,57 38 1,8 -56 -2,61
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều)
Nhìn chung, nợ xấu của ngân hàng qua các năm giảm rõ rệt. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu như tổng nợ
xấu từ 2.111 triệu đồng trong năm 2005 đến 2149 triệu đồng trong năm 2006. So với cùng kỳ năm 2005, nợ xấu đã tăng với tốc độ rất nhanh khoảng 1,8%, tương
đương 38 triệu đồng về tuyệt đối, nó không làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, bởi vì so với tổng dư nợ nó chỉ chiếm 0,94% tức giảm 0,15 so với cùng kỳ năm trước, bước qua năm 2007, nợ xấu chỉ còn 2.093 triệu đồng giảm về số tuyệt đối là 56 triệu đồng so với 2006 và chỉ chiếm 0,57% trên tổng dư nợ hữu hiệu, thấp hơn nhiều so với mức cho phép của tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao công tác quản lý món vay được chặt chẽ hơn.
1942 169 2111 1576 573 2149 1818 275 2093 0 500 1000 1500 2000 2500 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Ngắn hạn Trung hạn Tổng cộng
SVTH: TRANG NGỌC ANH 63
Năm 2005, tổng nợ xấu trung hạn tại ngân hàng chiếm khoảng 169 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 0,26%. Sang năm 2006 nợ xấu trung hạn đã tăng lên đến 573 triệu đồng, tức tăng thêm 404 triệu đồng hay 239,05% so với năm 2005. Chính sự gia tăng này góp phần đưa khoản mục nợ xấu trung hạn vượt cao hơn nợ xấu ngắn hạn, chiếm tỷ trọng. Phần nợ xấu ngắn hạn cũng có nhiều biến động, nợ xấu ngắn hạn tăng giảm không đều qua 3 năm dù có giảm về tuyệt đối khoảng 366 triệu đồng so năm 2006, nhưng lại tăng lên 242 triệu đồng tương đương 15,36% vào năm 2007.
Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng chưa kịp thu hồi vốn để trả nợ, nguyên nhân khách quan là do thiên tai, dịch bệnh và do nền kinh tế địa phương trong năm này có nhiều biến động, một số đơn vị kinh doanh không hiệu quả nên không có nguồn trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Mặt khác, do đối tác của các
đơn vị thi công không thanh toán kịp thời khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành nên việc lập thủ tục để thanh toán vốn còn chậm. Bên cạnh đó, nợ xấu trong năm tăng một phần cũng là do việc thực hiện cơ cấu lại nợ theo quyết định 1.627 của ngân hàng Nhà nước về việc chuyển nợ xấu, dẫn đến việc chuyển đổi một số
khoản nợ sang nợ xấu. Ngành thương mại và dịch vụ có nhiều biến động, nhất là biết động về giá cả làm cho các đơn vị gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ.
Mặt khác, do các đơn vị thanh toán tiền với nhau chậm hoặc trả gối đầu nên các đơn vị này không có nguồn trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn, các đơn vị xin gia hạn không kịp hoặc đã gia hạn nhiều lần thì ngân hàng buộc phải chuyển sang nợ xấu. Tuy nhiên, nợ xấu liên tục tăng qua các năm một phần cũng là do khoản nợ của nhiều năm trước chưa thu hồi hết còn tồn đọng lại đến năm nay. Bên cạnh đó, cũng kể đến nguyên nhân do khách hàng sử dụng số tiền thu được vào mục đích khác, cố ý kéo dài thời gian trả nợ cho ngân hàng.
Nếu xét về thời gian thì trong năm này nợ xấu trung hạn vẫn tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với nợ ngắn hạn. Trái ngược với sự tăng lên của nợ xấu trung hạn thì nợ xấu ngắn hạn lại có chiều hướng giảm, cụ thể năm 2006 giảm 366 triệu đồng, tương ứng là 18,85%. Nguyên nhân giảm nợ xấu ngắn hạn là do
SVTH: TRANG NGỌC ANH 64
ngân hàng đã có biện pháp xử lý nợ xấu ngắn hạn, ngoài ra do các doanh nghiệp tranh thủ nguồn vốn kịp thời trả nợ và để vay lại.
4.1.2.2 Nợ xấu theo ngành kinh tế
Bảng 12: NỢ XẤU CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền tiền Số Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Nông nghiệp 589 744 257 155 26,32 -487 -65,46 - Chăn nuôi 339 435 227 96 28,32 -208 -47,82 - Trồng trọt 250 309 30 59 23,6 -279 -90,29 2. TM & DV 1.499 1.325 1.711 -174 -11,6 386 29,13 3. Ngành khác 23 80 125 57 247,83 45 56,25 Tổng cộng 2.111 2.149 2.093 38 1,8 -56 -2,606
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều)
Qua bảng nợ xấu trên, ta thấy nợ xấu có xu hướng giảm qua 3 năm. Tuy có tăng vào năm 2006 khoảng 1,8% nhưng lại giảm 2,6% vào năm 2007. cụ thể vào từng ngành như sau:
- Nông nghiệp
Chăn nuôi: năm 2006 tăng 96 triệu đồng tương đương 28,32% so với năm 2005, nhưng sang 2007 lại giảm đáng kể khoảng 208 triệu đồng về tuyệt đối, 47,82% về tương đối do năm 2007 người dân đã thích nghi với cúm gia cầm và phần nào hạn chếđược dịch bệnh.
Trồng trọt: vẫn đà tăng vào năm 2006 và giảm mạnh vào năm 2007. Cụ thể
năm 2006 tăng 59 triệu đồng tương đương 23,6%; năm 2007 giảm 279 triệu đồng là khoảng 90,29% so với 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 người dân được mùa, giá nông sản tăng cao nên khả năng trả nợ cũng tăng theo.
- Thương mại và dịch vụ: có xu hướng ngược lại so với ngành nông nghiệp, năm 2006 giảm 174 triệu đồng tương đương 11,6% so với năm 2005, lại tăng 386 triệu đồng vào năm 2007 là khoảng 29,13% so với 2006. Ngành thương mại và dịch vụ biến động nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát tăng cao giá cả
SVTH: TRANG NGỌC ANH 65
- Ngành khác: tăng đều qua các năm, năm 2006 tăng 57 triệu dồng tức khoảng 247,83% so với năm 2005 là khá cao. Năm 2007, tốc độ tăng có giảm xuống chỉ còn 56,25% tức 45 triệu đồng so với 2006. Nguyên nhân là do ngân hàng cho vay để xây nhà nên nguồn vốn của ngân hàng cho khách hàng này vay thu lại rất chậm.
4.2.3 Phân tích thu nhập chi phí của ngân hàng
Bảng 13: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Thu nhập lãi suất 34.565 73.122 98.427 38.557 111,55 25.305 34,61 + Thu lãi cho vay 24.535 37.589 70.677 13.054 53,2 33.088 88,03 + Thu phí điều vốn 10.030 35.533 27.750 25.503 254,26 -7.783 -21,9 2. Chi phí lãi suất 30.067 67.765 91.300 37.698 125,38 23.535 34,73 CP trả lãi tiền gửi 30.067 67.765 91.300 37.698 125,38 23.535 34,73
Lợi nhuận 4.498 5.357 7.127 859 19,09 1.770 33,04
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều)
Nhìn chung, lợi nhuận đạt được từ hoạt động tín dụng của ngân hàng liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2005 hoạt động tín dụng đã mạng lại cho ngân hàng 4.498 triệu đồng lợi nhuận, năm 2006 tăng lên 5.357 triệu đồng, tức tăng thêm 859 triệu đồng (hay 19,09%) so năm 2005. Trong đó chủ yếu là thu lãi từ
hoạt động cho vay tăng lên từ 24.535 triệu đồng năm 2005 đến 37.589 triệu đồng năm 2006, đã tăng thêm 13.054 triệu đồng, tương đương 53,2%, còn phần thu phí
điều vốn tăng khá mạnh , khoảng 245,26% so với năm 2005.
Sang năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng lên rất nhanh, đạt 7.127 triệu đồng, tức tăng 1.770 triệu đồng, tương đương 33,04% so năm 2006. Trong năm này, hai nguồn thu nhập từ lãi suất chủ yếu là thu lãi cho vay có sự
tăng trưởng đáng kể, so với năm trước thu từ lãi cho vay đã tăng thêm 33.088 triệu đồng, tức tăng khoảng 88,03% còn thu từ phí điều vốn giảm nhẹ, giảm 7.783 triệu đồng, tương đương 21,9% so với năm 2006.
SVTH: TRANG NGỌC ANH 66
Kết quả trên, cho thấy nguồn thu của ngân hàng có sự phân tán, không chỉ
tập trung chủ yếu vào thu lãi cho vay như năm trước, chứng tỏ sản phẩm ngân hàng rất đa dạng, chất lượng sản phẩm được tăng cao, ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng. Tuy nhiên, trong tổng thu nhập lãi suất của ngân hàng thì thu từ lãi cho vay hàng năm chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng 75%, điều này cho thấy tín dụng hoàn toàn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu ở ngân hàng, đây là nghiệp vụ có khả năng sinh lời cao, song rủi ro gặp phải cũng rất lớn.
Về chi phí lãi suất, qua mỗi năm đều có sự gia tăng, xuất phát từ nhu cầu gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng đang chịu sự
cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, vì thế rất dể gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Bên cạnh đó, cơn sốt giá nhà, đất, giá vàng
đang lên cao nên nhiều khách hàng có tiền nhàn rỗi thích đầu tư vào bất động sản, dự trữ kim loại quý bởi lẽ khả năng sinh lời cao hơn nhiều so với gửi tiền vào ngân hàng.
Cụ thể, trong năm 2005, chi phí trả lãi tiền gửi là 30.067 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 67.765 triệu đồng, tăng thêm 37.698 triệu đồng, tương đương 125,38%. Ta thấy, tỷ lệ tăng lên khá cao, tuy nhiên giảm rõ rệt trong năm 2007, từ tốc độ tăng 125,38% giảm chỉ tăng 34,73% so năm 2006 do trong năm này ngân hàng đã có những chiến lược huy động vốn hiệu quả hơn, đã huy động tối
đa lượng tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư như đã phần nào tự chủ được nguồn vốn của mình, đây cũng chính là điểm mạnh mà ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa trong những năm tiếp theo, tiền trả lãi cao vì phần lớn nguồn vốn của ngân hàngchủ yếu là vốn huy động được tại địa phương. Với tiền lãi cao như vậy, cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng hay lợi nhuận từ
hoạt động này. Bên cạnh đó, ngân hàng cần sử dụng nguồn vốn huy động của mình sau cho có hiệu quả nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao thu nhập bù đắp phần chi phí về trả lãi tiền gửi cho khách hàng.
SVTH: TRANG NGỌC ANH 67 34565 30067 4498 73122 67765 5357 98427 91300 7127 0 20000 40000 60000 80000 100000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
Hình 11: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
4.3.3 Phân tích các chỉ số tài chính
+ Hệ số thu nợ
Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong cho vay của ngân hàng, tỷ lệ này thể hiện được khả năng thu nợ của ngân hàng cao hay thấp, cũng như xem xét khả năng trả nợ của khách hàng như thế nào. Ta thấy tỷ
lệ này năm 2005 là 96%, năm 2006 là 94,0% và năm 2007 là 79%. Tỷ lệ này tăng trưởng ở 2 năm đầu và có biểu hiện giảm vào năm 2007.
Bảng 14: CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 1. Tổng tài sản Triệu đồng 316.129 345.230 458.991 2. Vốn huy động Triệu đồng 299.008 325.287 444.268
3. Doanh số cho vay Triệu đồng 353.761 449.746 693.931 4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 339.420 423.857 552.569 5. Tổng dư nợ Triệu đồng 192.828 228.717 370.079 6. Nợ xấu Triệu đồng 2.111 2.149 2.093 7. Dư nợ bình quân Triệu đồng 176.123 197.453 348.732
SVTH: TRANG NGỌC ANH 68
9. Tổng dư nợ / Tổng tài sản % 61 66 80 10. Dư nợ trên vốn huy động Lần 1,55 1,42 1,2 11. Nợ xấu trên tổng dư nợ % 0,7 0,6 0,47 12. Vòng vay vốn tín dụng Vòng 1,92 2,14 1,58
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều)
+ Dư nợ/Tổng nguồn vốn
Nhìn chung dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn luôn đạt ở mức khá cao. Năm 2005 là 1,55 lần năm 2006 là 1,42%, sang năm 2007 là 1,2%. Hai chỉ tiêu doanh số cho vay/tổng nguồn vốn, dư nợ/tổng nguồn vốn là hai chỉ tiêu đi liền nhau tỷ
lệ thuận với nhau nên doanh số cho vay tăng hay giảm thì dư nợ cũng tăng hoặc giảm. Hai chỉ tiêu này luôn đạt ở mức cao cho thấy được sự uy tín của ngân hàng, hai tỷ lệ này cao chứng tỏ có nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Điều này sẽ tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Tổng dư nợ/Tổng tài sản
Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản, đồng thời giúp xác định qui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản rất cao (61%) nhưng sang năm 2006 lại có khuynh hướng tăng giảm bất thường, do tốc độ tăng của tổng tài sản lớn hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ tại ngân hàng. Tuy nhiên sang năm 2007, tỷ lệ
này có khuynh hướng tăng lên từ 66% lên đến 80% kết quả trên cho thấy trong 100 đồng tài sản thì ngân hàng có thể cho vay trên 80 đồng. Đây là sự thành công trong công tác sử dụng tài sản, cũng như sự nổ lực rất lớn của ngân hàng suốt thời gian qua trong quá trình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
Thực tế trong ba năm qua, dư nợ luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản của ngân hàng, điều này rất hợp lý, bởi vì đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay, hoạt động dịch vụ phát triển không nhiều, cho vay luôn là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ta cần xét thêm tỷ số nợ xấu trên tổng dư
nợ, nhằm hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua.
SVTH: TRANG NGỌC ANH 69
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nhìn chung 3 năm qua ngân hàng khai thác khá triệt để nguồn vốn huy động của mình, biểu hiện là chỉ tiêu này qua các năm đều lớn hơn 1. Năm 2005 chỉ tiêu này giảm từ 1,55 lần xuống 1,42 lần, điều này không có nghĩa là ngân hàng chưa khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình, mà do doanh số thu nợ tăng lên, làm cho tốc độ tăng của dư nợ trong năm không theo kịp tốc độ tăng của nguồn vốn huy
động, so với năm trước thì ngân hàng huy động vốn tốt hơn.
Sang năm 2007, chỉ số này vẫn giảm 1,2 lần, mặc dù vốn huy động không ngừng tăng lên nhưng dư nợ lại giảm. Nếu ngân hàng duy trì tình trạng này thì ngân hàng sẽ không lo sợ về vốn huy động không đủđáp ứng nhu cầu vay khách hàng, tuy nhiên chỉ một mức giới hạn nào đó vì nếu chỉ số này quá thấp thì có nghĩa là khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng thấp, điều này làm giảm lợi nhuận, nguồn vốn ngân hàng huy động được dư thừa so với nhu cầu vay của khách hàng.
+ Nợ xấu/Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng cũng như khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt