.Nguyên nhân và các yếu tố tác động đến tình hình tài chính của cơng ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHẦN XI MĂNG VICEM hải vân GIAI đoạn 2018 – 2020 (Trang 41)

- Yếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế bao gồm các chỉ tiêu kinh tế như sự ổn định, tốc độ tăng trưởng, lạm phát, sức mua của nền kinh tế,…Trong những năm vừa qua, trước khi xảy ra đại dịch COVID 19 (trước năm 2020), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đều đạt từ 6-7%, ngành xây dựng phát triển, từ đó tài chính của cơng ty Vicem Hải Vân giữ được sự ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn bất ổn này, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại, các cơng trình, dự án chưa thể triển khai, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Yếu tố pháp luật: Vào ngày 9/2/2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng để đảm bảo an toàn, bảo vệ mơi trường. Trước đó đã có những quy định về bảo vệ người lao động, về xử lý chất thải và một số quy định khác. Điều này khiến Vicem Hải Vân phải dùng một phần tài chính của mình để tn thủ các quy định của pháp luật.

- Yếu tố công nghệ-kĩ thuật: Để khơng bị lạc hậu, tụt lại phía sau so với các công ty cùng ngành khác, công ty Vicem Hải Vân đã tiến chuẩn hóa quy trình sản xuất, ứng dụng thành tựu của công nghiệp 4.0, đặc biệt là phát minh thế hệ mới ngành xi măng Zero Emission-Natural Cycle, công ty đã tung ra nhiều mẫu sản phẩm mới với đặc tính vượt

trội, nổi bật là sản phẩm xi măng MAXPRO. Điều này đã giúp tài chính của cơng ty mạnh dần qua từng năm và nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Yếu tố văn hóa - xã hội: Tại Việt Nam, nhu cầu về xây dựng của xã hội gia tăng không ngừng, điều này dẫn đến ngành sản xuất xi măng của cơng ty tăng trưởng liên tục, góp phần lớn vào tài chính của cơng ty. Năng lực tài chính của cơng ty vững vàng, hỗ trợ ngược lại đến các hoạt động sản xuất của công ty.

3.3. Dự đốn xu thế về tình hình tài chính của cơng ty trong các năm tới

Trong thời gian diễn biến dịch COVID-19, hoạt động sản xuất tại các nhà máy được duy trì bình thường, kể cả trong thời gian Việt Nam áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội. Hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn do dịch bệnh ảnh hưởng đến nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu. Nhu cầu tiêu thụ xi măng tại các thị trường xuất khẩu xi măng chính của Việt Nam như Trung Quốc, Philippines và Bangladesh giảm từ 15-20% trong quý I/2020. Do tác động của dịch COVID-19, chính phủ tại các nước này đã có các biện pháp cứng rắn trong thời gian phong tỏa quốc gia, gây ra đình trệ tới nhiều đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp xi măng tới các thị trường tại đây. Dự kiến sau đại dịch, nhu cầu xuất khẩu sẽ hồi phục chậm do áp lực tồn kho cao tại nhiều quốc gia trong khu vực trong giai đoạn đầu năm 2020, dẫn tới tình hình cạnh tranh gia tăng trên thị trường xuất khẩu xi măng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong nước hoạt động xây dựng nhà khơng để ở (nhà máy, khu cơng nghiệp, khách sạn…), vốn là phân khúc đóng góp mức tăng trưởng cao cho nhu cầu xây dựng trong giai đoạn vừa qua bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những tác động của dịch COVID-19 do suy giảm về lượng khách du lịch và dòng vốn FDI vào Việt Nam. Các phân khúc xây dựng quan trọng như bất động sản nhà ở hay cơ sở hạ tầng cũng chưa có thêm động lực hỗ trợ đáng kể nào trong khi nhu cầu xây mới tiếp tục có mức tăng trưởng thấp. Chính vì vậy đây có thể là những hạn chế tiêu cực đối với các doanh nghiệp xi măng nói chung và Cơng ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân nói riêng.

Trước tình hình tiêu thụ kém cả về nội địa và xuất khẩu, ngành xi măng đang phải chịu áp lực từ mức tồn kho cao nhất trong nhiều năm, áp lực bán hàng dẫn tới cạnh tranh giá gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ứ đọng nhiều khiến cho doanh nghiệp gặp vấn đề về khả năng thanh tốn các khoản chi phí hoạt động đến hạn. Doanh nghiệp cũng khơng có kỳ vọng nhiều với sự tăng trưởng mạnh về doanh thu trong tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm sốt. qu

Các công ty xi măng thường luôn chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ giá than và giá điện. Năm 2020 giá điện không tăng và giá than cũng ở mức thấp do nhu cầu than sụt giảm trong thời gian dịch COVID. Nếu những năm tiếp theo nhu cầu than phục hồi mạnh, cũng như giá điện được điều chỉnh tăng giá thì cơng ty cũng khó có thể điều chỉnh tăng giá bán kịp, dẫn đến suy giảm biên lợi nhuận gộp. quan d

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân năm 2018:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2018/HVX_18CN_BC

TC_KT.pdf

[2]. Báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân năm 2019:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2019/HVX_19CN_BC

TC_KT.pdf

[3]. Báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân năm 2020:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2020/HVX_20CN_BC

TC_KT.pdf

[4]. Slide học phần Phân tích báo cáo tài chính và định giá doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHẦN XI MĂNG VICEM hải vân GIAI đoạn 2018 – 2020 (Trang 41)