Đảng là ngườilãnh đạo, là đầy tớ của nhândân

Một phần của tài liệu ĐẢNG TA là một ĐẢNG cầm QUYỀN mỗi ĐẢNG VIÊN và cán bộ PHẢI THẤM NHUẦN đạo đức CÁCH MẠNG, THẬT sự cần KIỆM LIÊM CHÍNH, CHÍ CÔNG vô tư PHẢI GIỮ gìn ĐẢNG TA THẬT TRONG SẠCH, PHẢI XỨNG ĐÁNG (Trang 27 - 32)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân là một luận điểm cách mạng, khoa học, là một đóng góp quan trọng vào lý luận xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Luận điểm này đã chỉ rõ vấn đề bản chất nhất trong mối quan hệ giữa một đảng cộng sản cầm quyền với quần chúng nhân dân.

Đảng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân là tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng, khẳng định rõ vai trò đội tiên phong, bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Ngay từ khi thành lập Đảng, Người đã chỉ rõ: Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và dựa vững vào hạng dân cày nghèo. Đảng ra đời là vì lợi ích của nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng là nhằm “lấy tài dân, sức dân để làm những cơng việc có lợi cho dân”, chứ khơng phải vì lợi ích của người lãnh đạo. Với ý nghĩa như vậy, nên Đảng vừa là ngườilãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân. Đó cũng chính là lý do ra đời và tồn tại của Đảng.

Là người lãnh đạo, Đảng phải lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân. Do vậy, Đảng phải có trách nhiệm hoạch định đường lối đúng đắn, hợp quy luật, thuận lòng dân và đưa đường lối đó vào nhân dân để giác ngộ, tập hợp, tổ chức nhân dân đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới-xã hội xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Đảng phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Mọi cán bộ, đảng viên của Đảng phải thực sự là công bộc của nhân dân. Sự nghiệp lãnh đạo của Đảng là vì dân, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh; mỗi cán bộ, đảng viên phải là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung, chứ không phải để đè đầu cưỡi cổ dân.

Đảng có trách nhiệm là người “đầy tớ’’ của dân. “Đầy tớ” ở đây khơng có nghĩa là “tơi tớ, hay theo đuôi quần chúng” mà là tận tâm tận lực, phụng sự nhân dân nhằm đem lại các quyền và lợi ích cho nhân dân. Bác nói “ việc gì có lợi cho nhân dân phải làm cho kì được, việc gì có hại cho nhân dân thì phải hết sức tránh”. Đảng phải tuyệt đối tin tưởng vào nhân dân (vì tài năng và trí tuệ của nhân dân vơ cùng

28 8

Hồ Chí Minh đề cập “Đảng phải sâu sát, gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân và phải chịu sự kiểm soát của nhân dân. Đảng phải thực hành triệt để dân chủ, trước hết là dân chủ trong nội bộ Đảng, chống bạo biện, làm thay, phải thơng qua chính quyền Nhà nước “của dân do dân và vì dân”. Đảng phải lãnh đạo xây dựng luật pháp để quản lý ,điều hành xã hội ,đồng thời thường xuyên coi trọng công tác giáo dục ,đào tạo bồi dưỡng cán bộviên chức Nhà nước. Phải kiểm tra nhằm phát huy vai trò tiên phong của cán bộ đội ngũ giảng viên,cán bộ Đảng.Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Chế độ ta là chế độ dân chủ,nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng. Vì vậy, Bác nhấn mạnh: “Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân... Làm đầy tớ nhân dân chứ không phải là “quan” nhân dân".

“ Người đầy tớ trung thành” là sự nhắc nhở và chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ Đảng viên trong mọi hoạt động của mình đều phải quan tâm thực sự đến lợi ích của nhân dân, tận tụy với công việc, phải gương mẫu trước dân. Phải làm cho dân tin, dân phục để dân hết lòng ủng hộ giúp đỡ.

“ Người đầy tớ trung thành” theo Hồ Chí Minh cịn có nghĩa khác, đó là địi hỏi mỗi cán bộ Đảng viên phải có tri thức khoa học, trình độ chun mơn giỏi nghiệp vụ, thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng: “ cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”. Khơng chỉ nắm vững và thực hiện tốt quan điểm của Đảng mà còn biết tuyên truyền vận động lôi cuốn quần chúng đi theo Đảng .

30 0

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân khơng hề có sự đối lập, mâu thuẫn mà ngược lại đó là sự gắn bó, thống nhất chặt chẽ, khơng tách rời của một vấn đề, mặt này làm điều kiện, tiền đề của mặt kia và phải làm tốt cả hai mặt thì đảng cộng sản mới hồn thành được trọng trách của mình. Người chỉ rõ, đảng viên, cán bộ muốn xứng đáng là người lãnh đạo, thì: “Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thìnhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, khơng có dân chúng giúp sức thì khơng xong. Phải tổ chức sự kiểm sốt, mà muốn kiểm sốt đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”. Theo chỉ dẫn đó của Người, có thể thấy được hai mặt lãnh đạo và đầy tớ thống nhất với nhau một cách tất yếu, hòa hợp trong một chủ thể duy nhất là Đảng. Vì Đảng lãnh đạo mọi cơng việc của Nhà nước, của xã hội trước hết bằng nghị quyết, chủ trương, đường lối. Muốn có chủ trương, đường lối đúng thì đường lối đó phải lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh làm hệ quy chiếu nền tảng để xây dựng; lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm nguyên tắc bất biến. Đường lối đó phải lấy nhân dân làm trung tâm, đáp ứng đúng nhu cầu của cuộc sống, những nguyện vọng chân chính của nhân dân, được nhân dân tin theo và ủng hộ; ý Đảng phải chính là lịng dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: khi trở thành Đảng cầm quyền, Đảng phải làm thế nào để quyền lực khơng làm tha hóa, biến chất cán bộ, đảng viên của mình. Người đã đề cập đến ba nguy cơ là tha hóa bản chất Cộng sản, đó là nguy cơ về sai lầm đường lối, nguy cơ về chủ nghĩa cá nhân phát triển và nguy cơ xa dần, mất dần quần chúng. Sự sai lầm về đường lối xuất phát từ sự thiếu vững vàng về chính trị, khơng đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, thiếu tri thức lý luận. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, chủ nghĩa các nhân dễ có cơ hội phát triển đẻ ra nhiều cái xấu, gây tác hại lớn làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến uy tín của Chính phủ. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời Nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không

lường được đối với vận mệnh của đất nước. Mọi biểu hiện của bệnh quan liêu, xa dân đều làm suy yếu Đảng, hơn nữa còn làm cho sự tồn tại của Đảng khơng cịn ý nghĩa.

Một phần của tài liệu ĐẢNG TA là một ĐẢNG cầm QUYỀN mỗi ĐẢNG VIÊN và cán bộ PHẢI THẤM NHUẦN đạo đức CÁCH MẠNG, THẬT sự cần KIỆM LIÊM CHÍNH, CHÍ CÔNG vô tư PHẢI GIỮ gìn ĐẢNG TA THẬT TRONG SẠCH, PHẢI XỨNG ĐÁNG (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w