3.5.1. Tự đánh giá:
Sau khi trẻ thực hiện nhiệm vụ, trẻ tự nhận xét đánh giá việc đã làm đạt đến mức độ nào? Tốt hay chưa tốt? Hoàn thành hay chưa? Đúng hay sai? V.v... Phương pháp này giúp trẻ tự kiểm tra lại những kiến thức đã nắm hiểu được đến mức độ nào? Kiểm điểm lại mình đã làm được những gì?... Nếu trẻ đánh giá được đúng khả năng của bản thân sẽ giúp trẻ tự tin và cố gắng để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Trẻ khuyết tật tự đánh giá theo các cách sau:
- Trẻ đánh giá ý kiến: Sau khi trả lời câu hỏi, giáo viên giải thích vấn đề và yêu cầu trẻ nhận xét câu trả lời của mình đúng hay sai và giải thích. - Tự đánh giá hành vi thái độ đã đối xử với mọi người xung quanh. Có thể giáo viên nêu lên tình huống mà trẻ vi phạm quy tắc nào đó, yêu cầu trẻ nhận xét, đánh giá hành vi thái độ đó.
- Tự đánh giá sau khi hồn thành cơng việc: Sau khi trẻ thực hiện xong một nhiệm vụ, cơng việc nào đó, u cầu trẻ cho biết kết quả cơng việc và nhận xét, đánh giá, phân tích từng thao tác.
Ví dụ: Trẻ làm xong bài tập thì giáo viên yêu cầu kiểm tra lại từng công đoạn, thao tác và nhận xét kết quả. Nếu trẻ trình bày được rõ ràng chứng tỏ trẻ nắm vững kiến thức, chỗ nào không đúng cần giúp trẻ biện pháp khắc phục.
3.5.2. Tập thể đánh giá.
Tập thể đánh giá là những ý kiến nhận xét của từng cá nhân trong nhóm, tổ, lớp đối với một cá nhân nào đó. Trong giáo dục hịa nhập, tập thể nhận xét, đánh giá một cá nhân tức là sự quan tâm và chấp nhận nhau của mọi thành viên đối với cá nhân đó. Khi tập thể đánh giá một cá nhân cần làm cho mọi thành viên thấy được:
- Nhận xét của mọi thành viên phải khách quan, trung thực, khơng vì thành kiến cá nhân mà có nhận xét khơng đúng sự thật.
- Những ý kiến đánh giá của các thành viên được giáo viên nhận xét tổng hợp và được trao đổi trong tập thể để đi đến thống nhất.
Ví dụ: Trong giáo dục hịa nhập có học sinh khiếm thị viết chính tả bằng chữ nổi, sau khi viết xong giáo viên yêu cầu học sinh khiếm thi đọc lại bài chính tả đó, học sinh trong lớp theo dõi bài đọc ở sách giáo khoa. Nếu bài đọc của học sinh khiếm thị khơng có lỗi sai và cả lớp đánh giá điểm tối đa. Với cách làm này đã giúp cho học sinh khiếm thị tự tin và gắn bó với tập thể hơn, cả lớp noi theo gương học tập của bạn đó.
Bảng so sánh kết quả giáo dục học sinh phổ thơng bình thường và trẻ khuyết tật
Đánh giá học sinh phổ thông Đánh giá học sinh khuyết tật
Quan điểm đánh giá
- Theo chuẩn quốc gia
- Theo trình độ kiến thức văn hóa
- Tính trung bình cộng
- Theo quan điểm tổng thể - Theo sự tiến bộ và phát triển của bản thân trẻ. - Theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục cá nhân Nội dung đánh giá - Các môn học - Hạnh kiểm đạo đức The 3 lĩnh vực 1. Kiến thức - Về đạo đức lối sơng -Về phục hồi chức năng - Kiến thức văn hóa
2. Kỹ năng
- Giao tiếp sử dụng ngơn ngữ
- Thói quen học tập, lao động,... - Ứng xử: Hành vi thái độ,... 3. Thái độ: - Tự tin, tự khẳng định mình - Hội nhập cộng đồng - Ý thức trách nhiệm Phương pháp đánh giá
- Bài kiểm tra các môn. - Các kỳ thi tuyển
Đánh giá tổng thể toàn diện Phương pháp: - Quan sát - Phỏng vấn - Đánh giá sản phẩm - Trắc nghiệm và bài tập - Tự đáng giá - Tập thể đánh giá
- Văn hóa: Giỏi – Khá - Trung bình - Yếu – Kém - Hạnh kiểm: Tốt – Khá – trung bình – Yếu kém - Đánh giá trẻ làm được gì Có khó khăn gì cầm giúp trẻ, hướng phát triển tiếp theo.