Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và lạm phát

Một phần của tài liệu TĂNG TRƯỜNG KINH tế VIỆT NAM GIAI đoạn 1995 – 2018 (Trang 25 - 28)

9. Tăng trưởng kinh tế theo khu vực

9.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và lạm phát

Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.Trong thực tế, có nhiều thước đo để đo lường biến động giá cả của các quốc gia, hay chính là đo lường lạm phát như: chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giảm phát GDP nhưng CPI vẫn được coi là thước đo phổ biến nhất để đo lường lạm phát và được quan tâm nhiều nhất vì biến động CPI phản ánh biến động trong mức sống của người dân. Do đó, khi nền kinh tế có lạm phát có nghĩa là có sự gia tăng liên tục và kéo dài của CPI.

Sau đây là biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995-2018:

Nguồn: IMF (https://www.imf.org/en/Countries/VNM)Từ năm 1996-2007, lạm phát ở Việt Nam tương đối thấp và duy trì ở một con Từ năm 1996-2007, lạm phát ở Việt Nam tương đối thấp và duy trì ở một con số ( tức là ở mức dưới 10%).Vào năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á nên sang năm 1998 lạm phát từ 3.1% cũng đột ngột tăng lên 9.2%. Tuy nhiên, năm 2000 lạm phát âm (-0.6%) và năm 2001 lạm phát âm (-0.3%) đây là hai năm duy nhất có lạm phát âm trong vịng suốt 24 năm.

Năm 2008-2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới khiến lạm phát tăng một cách đột biến lên (23.1%), Một mức lạm phát q cao, do đó Chính phủ phải ngay lập tức đưa ra 8 giải pháp để kiềm chế lạm phát lúc này.Chính phủ đã thực hiện các biện pháp như thắt chặt tiền tệ, tín dụng, điều chỉnh cơ chế lãi suất, tỷ giá; tiết kiệm chi tiêu ngân sách, sắp xếp lại kế hoạch đầu tư, cắt giảm các dự án đầu tư kém hiệu quả; điều chỉnh thuế quan, khuyến khích xuất khẩu và tăng cường quản lý nhập khẩu, giảm nhập siêu; chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp giảm chi phí sản xuất, chống đầu cơ, tăng cường quản lý thị trường giá cả; tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, cân đối cung - cầu...Nhờ vậy, tình hình thị trường đang từng bước ổn định trở lại.

Trong 2 năm 2008 - 2009, kinh tế Việt Nam không những phải gánh chịu tác động của cơn bão lạm phát cao trong nước mà còn đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.Với những biện pháp kịp thời và linh hoạt của Chính phủ, tình hình lạm phát các tháng cuối năm 2008 đã được kiềm chế, tuy vậy giá cả vẫn ở mức cao và vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.

Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, nhờ phối hợp tốt chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nên đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. Ngun nhân chính góp phần làm CPI năm 2015 thấp nhất trong suốt 18 năm là chi phí đẩy giảm, đặc biệt giá dầu thế giới giảm mạnh khiến giá xăng, giá gas trong nước đều giảm và từ đó góp phần làm chỉ số giá nhóm hàng “nhà ở và vật liệu xây dựng”, “giao thông” cả năm lần lượt giảm.

2015-2018 là giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đặc biệt 2018 là năm nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhất, GDP đạt 7.08%, CPI bằng 3.5%

Như vậy có thể thấy trong vịng hơn 25 năm trở lại đây, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lên xuống hết sức thất thường, không ổn định khi ở mức 2 con số, khi ở mức một con số và thậm chí có thể xuống dưới cả 0%. Ngun nhân lạm phát thiếu ổn định như vậy là do các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế mang tính ngắn hạn, thiếu tầm nhìn dài hạn, những năm lạm phát thấp trước đây chủ yếu do giá lương thực thực phẩm và giá cả các mặt hàng thiết yếu trên cả thế giới giảm thấp.

Lạm phát có thể có tác động tiêu cực hoặc tích cực đến nền kinh tế tùy thuộc vào cú sốc cung hay cú sốc cầu tại thời điểm đó.Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là mối quan hệ dài hạn, nếu khơng có bất kỳ cú sốc nào thì lạm phát vẫn tác động tới tăng trưởng kinh tế một mức trung bình khoảng 10%. Ngưỡng lạm phát cho nền kinh tế Việt Nam hợp lý là 3,5%/năm.

Để kiềm chế lạm phát thì Nhà nước cũng tiến hành phối hợp thực hiện đồng thời hai chính sách là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Chính sách tài khóa là việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế.Chính sách tài khóa thao túng mức độ tổng cầu trong nền kinh tế để đạt được mục

tiêu kinh tế là ổn định giá cả, việc làm đầy đủ và tăng trưởng kinh tế.Chính sách tiền tệ là q trình mà cơ quan tiền tệ của một quốc gia kiểm soát việc cung cấp tiền, thường nhắm mục tiêu điều chỉnh lạm phát, tỷ giá hối đoái với các đồng tiền khác và tỷ lệ thất nghiệp.

Về chính sách tài khóa: Cần điều chỉnh chính sách thuế theo hướng tăng thu

ngân sách nhưng giảm dần thuế suất, mở rộng phạm vi và đối tượng nộp thuế; Giảm bớt các nhóm mặt hàng khơng chịu thuế và thuế suất ưu đãi, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong thu thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế; Kiểm sốt chi tiêu cơng và nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công; Giải quyết thâm hụt ngân sách hợp lý nhưng khơng gây áp lực lên lạm phát.

Về chính sách tiền tệ: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, chính sách

thắt chặt tiền tệ nên tiếp tục duy trì nhằm mục tiêu kiểm sốt lạm phát. Theo đó, cần tăng dự trữ bắt buộc, hạn chế gia tăng lãi suất cho vay nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất, giảm lợi ích giữ đồng USD để tránh tình trạng nắm giữ đồng USD và phân tán nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu TĂNG TRƯỜNG KINH tế VIỆT NAM GIAI đoạn 1995 – 2018 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w