Lắp ráp ống nối dẫn dòng với láp bơm

Một phần của tài liệu thiết kế và lập quy trình chế tạo ống nối hướng dòng trong bơm nước chuyên dùng phục vụ nuôi trồng thủy sản bằng vật liệu composite (Trang 81 - 92)

Quy trình lắp ráp được thực hiện như sau:

+ Bước 1:

- Lắp cánh bơm vào trục bơm, dùng cờlê xiết chặt đai ốc hãm để cố định cánh bơm.

+ Bước 2:

- Lắp động cơ điện vào ống dòng.

- Lưu ý: cần đảm bảo khe hở giữa ống dòng và cánh bơm là đều, khoảng cách của khe hở này là từ 0,2á0.5mm.

Lắp cánh bơm

vào trục bơm Lắp động cơ điện vào ống dẫn dòng Lắp 2 vòng treo vào ống dẫn dòng Lắp hệ thống phao và hai thanh treo vào giá đỡ Lắp hộp điều khiển Lắp ống dẫn khí Hình 4.18: Sơ đồ quy trình lắp ráp

+ Bước 3:

- Lắp 2 vòng treo vào ống dòng, sau đó lắp 2 thanh treo vào 2 vòng treo, xiết chặt đai ốc để cố định động cơ điện và ống dòng, tạo độ cứng vững khi động cơ điện hoạt động.

+ Bước 4:

- Lắp hệ thống phao, hai thanh treo vào giá đỡ.

- Chú ý: khi lắp hệ thống phao phải đảm bảo toàn bộ hệ thống bơm nổi trên mặt nước được cân bằng vì trên kết cấu của toàn bộ hệ thống thì phía lắp động cơ điện sẽ nặng hơn do vậy phải lắp lệch hệ thống phao sang phía lắp động cơ điện.

+ Bước 5:

- Lắp ống dẫn khí và cố định ống dẫn khí vào giá đỡ. + Bước 6:

- Cố định hộp điều khiển động cơ điện vào thanh treo.

- Lưu ý: hộp điều khiển phải bố trí lên cao tránh sóng nước tạt vào gây chập mạch và gây nguy hiểm cho người sử dụng.

thử nghiệm

Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh chúng tôi tiến hành cho bơm chạy thử. Do điều kiện thiết bị thử như: Máy đo ôxy, thiết bị đo lưu lượng với lưu lượng lớn (80m3/h) nên chỉ tiến hành đo thử nghiệm sản phẩm và so sánh theo cảm quan trong bể nước tại xưởng cơ khí của trường Đại học Thuỷ Sản và thu được kết quả sau đây:

+ lần thứ nhất:

Khi ở độ sâu 70cm ( đầu của ống hút cách mặt thoáng 70cm), bơm hoạt động tốt, không rung, lưu lượng lớn nhưng không hút khí nên không thấy có bọt khí nổi lên. + Lần thứ 2:

Sau khi điều chỉnh ống hút khí, thấy rằng bơm có hút khí nhưng yếu nên lượng bọt khí nổi lên không nhiều.

+ Lần thứ 3:

Sau khi điều chỉnh ống dẫn khí và đặt bơm ở các độ sâu khác nhau ta thấy ở vị trí miệng ống hút cách mặt thoáng là 50cm thì lượng khí hút vào là mạnh nhất, lượng bọt khí nổi lên nhiều. Tuy nhiên, do không có thiết bị đo hàm lượng ôxy trong nước nên việc xác định hàm lượng ôxy hoà tan vào trong nước không thể thực hiện được. + Lần thứ 4:

Đo cột áp của bơm: Đặt bơm ở vị trí thẳng đứng, ta thấy cột áp của bơm đạt được là 2,5m và có thể đạt được cao hơn nữa, tất nhiên khi cột áp tăng thì lưu lượng giảm.

Kết luận và đề xuất ý kiến i. kết luận

Nuôi trồng thuỷ sản là ngành giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không những đem lại lợi ích hết sức thiết thực cho người nuôi mà nuôi trồng thuỷ sản còn tạo ra những sản phẩm suất khẩu có giá trị kinh tế cao đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước, ngành nuôi trồng thuỷ sản có những bước phát triển rất mạnh mẽ tạo được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trên con đường phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nghề nuôi tôm, ở từng lúc, từng nơi vẫn còn không ít tổn thất do tôm nuôi bị dịch bệnh chết trên diện rộng mà nguyên nhân thường là tổng hợp của nhiều yếu tố như: ô nhiễm môi trường nuôi, kỹ thuật quản lý,…

Xuất phát từ thực tế, đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu để tạo ra những trang thiết bị cơ khí phục vụ cho việc cải thiện môi trường ao nuôi như các loại bơm đảo nước sục khí để từ đó giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho người nuôi. Đề tài:

đặt ra không ngoài mục đích đó.

Trên cơ sở nghiên cứu và tiến hành sản xuất, thử nghiệm tôi rút ra được một số nhận xét sau đây:

- Việc sử dụng bơm đảo nước sục khí là không thể thiếu trong quy trình nuôi tôm, nhờ những thiết bị này mà hàng năm sản lượng tôm nuôi tăng lên đáng kể.

- Việc nghiên cứu cải tiến thiết bị từ bơm nổi với động cơ điện thông thường làm việc trên khô sang bơm chìm với động cơ điện kín nước làm việc dưới nước là rất khả thi. Mặc dù khâu kín nước đòi hỏi rất khắt khe, vỏ bơm bằng vật liệu thép không gỉ nhưng bù lại ta có thể đặt trục nằm ngang nên đơn giản

- Bơm làm việc tốt, làm tăng hàm lượng ôxy đủ để tôm khoẻ mạnh, sinh trưởng nhanh.

- ống nối dẫn dòng bằng vật liệu composite mà đề tài đã thiết kế đã góp phần làm cho dòng chảy của bơm ổn định hơn nên tạo ra dòng chảy đều và rộng hơn làm tăng khả năng gom chất thải dưới đáy ao vào một vùng cố định để sử lý. Do trục bơm nằm ngang nên không gây xói lớp đáy ao, bơm làm việc tin cậy. Việc lắp đặt bơm là đơn giản phù hợp với mô hình nuôi tôm cỡ vừa và nhỏ ở Việt Nam.

- Quy trình công nghệ chế tạo ống nối dẫn dòng bằng vật liệu composite là không phức tạp nên việc sản xuất hàng loạt là cỏ thể thực hiện được để giảm giá thành của kết cấu.

ii. đề xuất ý kiến

Do thời gian có hạn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả nghiên cứu. Qua đây, tôi xin có một số đề xuất như sau:

1. Cần có nhà máy chế tạo bơm theo đúng yêu cầu của thiết bị, từ đó sản xuất hàng loạt nhằm tạo giá rẻ cho người dân, giảm chi phí cho đầu tư nuôi tôm. 2. Cần có đề tài nghiên cứu dòng chảy như thế nào là hợp lý cho tôm sinh

trưởng và phát triển.

3. Để sử dụng đạt hiệu quả cao nhất nên khuyến cáo người nuôi lưu ý đến thời gian vận hành máy. Thời gian vận hành máy phải thực hiện lúc 3 đến 5 giờ sáng, vì đây là thời gian tôm bị ngạt ôxy nhất nên nhu cầu tăng ôxy để tôm chao đổi rất cao. Sau 1 đến 1,5 giờ thì dừng máy, sau 1,5 đến 2 giờ cho máy chạy tiếp. Lưu ý khi cho tôm ăn thì phải dừng máy, sau khi ăn 1 giờ. Quy trình này dành cho tôm 30 đến 50 con/m2.

4. Cần kiểm tra bảo dưỡng bơm thường xuyên.

5. Cần có đề tài nghiên cứu các chất chống các sinh vật biển như: hà, màu bám vào phao, bơm, đường ống, • làm tắc đường ống.

Tài liệu tham khảo

Thiết kế chế tạo các chi tiết chính của các loại bơm chuyên dụng phục vụ cho mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh, quy mô trang trại.”

Viện nghiêm cứu nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch Trung tâm nghiên cứu máy thuỷ khí và cỏ giới hoá tưới tiêu. Hà Nội 12/2004.

Cơ học chất lỏng kỹ thuật (Tập 1). Đại học Bách Khoa T.P Hồ Chí Minh.

Sổ tay gia công cơ.

Nhựa tổng hợp composite. Nhà Xuất Bản Trẻ.

Vật liệu học cơ sở.

Nhà xuất bản Khoa Học Và Kỹ Thuật.

“ Xác định ảnh hưởng của các thông số sử dụng thiết bị đảo nước dạng guồng xép đến độ mặn và phân bố dòng chảy đìa nuôi tôm thương phẩm.”

SVTH: Huỳnh Ngọc Ân. Nha Trang, tháng 12 năm1999.

“Nghiên cứu thiết kế bộ cảm biến xác định lượng thức ăn tồn dư dưới đáy ao nuôi tôm công nghiệp.”

SVTH: Nguyễn Đức Hải. Nha Trang, tháng 11 năm 2004.

“ Thiết kế chế tạo bộ trộn ôxy nuôi tôm sú công nghiệp.” SVTH: Mai Văn Hồng.

Nha trang, tháng11 năm 2003.

“ Kiểm tra sức bền kết cấu đáy tàu cá vỏ composite.” SVTH: Nguyễn Văn Thoả.

Nha Trang, tháng 12 năm 2002.

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật. Nhà xuất bản Giáo Dục.

Năm 1994.

Vẽ kỹ thuật (tập 1,2). Nhà xuất bản Giáo Dục. Năm 1998.

Vật liệu composite và công nghệ. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật. Năm 2001.

í

Vật liệu composite cơ học và tính toán kết cấu. Nhà xuất bản Giáo Dục.

Năm 1994.

Kỹ sư Canh Nông Việt Nam Kỹ sư Ngư nghiệp Hoa Kỳ.

Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Một phần của tài liệu thiết kế và lập quy trình chế tạo ống nối hướng dòng trong bơm nước chuyên dùng phục vụ nuôi trồng thủy sản bằng vật liệu composite (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)