Nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, điều đầu tiên đặt ra là quan điểm của Nhà nước, của xã hội và đặc biệt là của các chủ thể pháp luật thi hành án dân sự đối với công tác thi hành án dân sự như thế nào. Nếu như các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đồn thể và nhân dân có thái độ đúng đắn đối với THQĐDS trong bản án hình sự, thì họ sẽ quan tâm đến THQĐDS trong bản án hình sự. Khi có sự quan tâm, thì họ tích cực tham gia vào cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự. Để nâng cao được nhận thức của cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và nhân dân đối với hoạt động thi hành án dân sự cần phải:
- Làm chuyển biến nhận thức của cấp ủy đảng và chính quyền về cơng tác THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng.
- Thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng, là hoạt động mang tính thực tiễn cao, có thể nói, hầu hết các hoạt động thi hành án dân sự đều được triển khai thực hiện phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở. Đồng thời, do thi hành án dân sự liên quan trực tiếp đến quyền lợi về tài sản của đương sự, có ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống người phải thi hành án và gia đình, nên thi hành án dân sự
có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước khác nhau như: Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơ quan thuế, Tài chính, Ngân hàng, Tài nguyên - môi trường, công an,… và có tácđộng lớn đến tình hình an ninh chính trị của từng địa phương. Cho nên khi tổ chức THQĐDS trong bản án hình sự, cơ quan THADS cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp của các cấp ủy đảng và chính quyền, nếu như cấp ủy và chính quyền địa phương khơng coi THQĐDS trong bản