Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH. (Trang 53 - 56)

3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội MBTPCMT

BLHS năm 1999 chưa phân định rõ về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặchiếm đoạt chất ma túy, do đó quy định các hành vi trên cùng vào một điều luật. BLHS 2015 tách các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ra và quy định độc lập về tội danh cũng như mức hình phạt cụ thể đối với từng hành vi đó theo quy định tại các Điều 249, 250, 52 251 và 252 BLHS 2015. Trong đó, Điều 251 BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội MBTPCMT. Mặt khác, đã pháp điển hóa các quy định về hành vi phạm tội một cách cụ thể, chi tiết.

Tuy vậy, việc quy định mức hình phạt giữa các khoản của Điều 251 của BLHS năm 2015 có khoảng cách tương đối lớn (02 đến 07 năm; 07 năm đến 15 năm), mặt khác mức hình phạt khơng bảo đảm tính kế tiếp, dẫn đến sự khơng hợp lý, thậm chí là khơng cơng bằng. Ví dụ: Một người bị xét xử theo khoản 1 Điều 251 BLHS (có khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù), căn cứ vào các tình tiết của vụ án, TA hoàn toàn có quyền xử phạt 07 năm tù. Trong khi đó một người khác bị xét xử về cùng tội danh, theo khoản 2 Điều 251 BLHS (có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù) là khung tăng nặng, bị coi là có mức độ nguy hiểm hơn, TA cũng hoàn toàn có quyền xử phạt 07 năm tù. Điều này là không hợp lý. Tương tự ở Khoản 3 và 4 Điều 251 BLHS.

Do đó, nên sửa như sau: Điều 251. Tội… Người nào…. thì bị phạt tù từ hai năm đến dưới

bảy năm. Phạm tội…. thì bị phạt tù từ bảy năm đến dưới mười lăm năm. Khoản 3 và khoản 4 Điều 251 BLHS cũng sửa tương tự như ở khoản 1 và khoản 2 Điều 251 BLHS.

Bên cạnh đó, người phạm tội MBTPCMT có thể bị phạt tiền, là hình phạt bổ sung đối với tội này. Trên thực tế có nhiều đối tượng phạm các tội này là người nghiện ma túy, trong khi đó trách nhiệm hình sự về các tội phạm này khơng có loại trừ người nghiện ma túy. Đã có nhiều địa phương, cơ quan tiến hành tố tụng khơng thống nhất khi ADPL hình sự, có địa phương áp dụng theo hướng có lợi cho bị can, nhưng có địa phương thì khơng áp dụng. Nếu áp dụng hình phạt

tiền là hình phạt bổ sung cho những đối tượng này thì rất khócó khả năng thi hành án khi khơng có tiền hoặc khơng có cơng việc ổn định để có tiền. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh theo hướng bổ sung cụm từ “trừ trường hợp người nghiện ma túy đã bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa

bệnh” tại khoản 5 của Điều 251. Cụ thể như sau: “5. Người phạm tội, trừ người nghiện ma túy đã bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có thể phạt tiền từ 5. 000. 000 đồng đến dưới 500. 000. 000 đồng…”

3.2.1.2. Bở sung, hồn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự đới với tội mua bán trái phép chất ma túy

-Tịa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Q́c phịng, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2015/TTLT ngày 14/11/2015

Ngày 14/11/2015 Bộ Công an, VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP sửa đổi tiểu mục 1. 4 trong Thơng tư số 17/2007, có nội dung:

“1. 4. Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau:

a) Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;

b) Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;

c)Xái thuốc phiện;

d) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d tiết 1. 4 Mục này, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, TA trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật. . . ”.

Để thống nhất trong việc ghi kết luận giám định, ngày 29/8/2016 Bộ Công an ban hành Công văn số 2955/CSĐT(C44) về việc giải quyết các vụ án về ma túy, trong đó hướng dẫn chi tiết cách ghi trong kết luận giám định, tại mục 1.

“1. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP sửa đổi, bổ sung tiết 1. 4 mục 1 Phần I Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP, quy định: “1. 4. Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được”.

hàm lượng, CQCSĐT Công an các cấp khi ra quyết định trưng cầu giám định đối với các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy đã thu giữ được thì nội dung yêu cầu giám định cần ghi rõ: “Mẫu gửi giám định có phải là chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy không? Loại chất ma túy, tiền chất gì? Trọng lượng (khối lượng) của mẫu gửi giám định là bao nhiêu?”.

Đối với cơ quan thực hiện việc giám định, trong kết luận giám định phải xác định rõ về chất ma túy để phù hợp với quy định của BLHS. Ví dụ như chất Heroine, chất Cocain. . . không được kết luận “là chế phẩm Heroine” hoặc “có thành phần Heroine . . . ”.

Ngày 02/02/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2018/NĐ-CP quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của BLHS năm 2015. Theo tinh thần của Nghị định này, về cơ bản vẫn dựa trên Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC- BTP ngày 14/11/2015 để tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy. Tại Nghị định số 19/2018/NĐ-CP chỉ hướng dẫn cách tính tổng trọng lượng củachất ma túy khi thu giữ giám định chỉ có thành phần một chất (01 loại) ma túy. Trong nhiều vụ án viên ma túy thu giữ gửi giám định chứa thành phần của 02 chất ma túy, có viên chứa đến 03 chất ma túy. Như vậy, cách tính tổng trọng lượng của một chất ma túy trong viên ma túy được giám định chứa đến 02 hay 03 chất ma túy, thậm chí chứa đến 05 hay 06 chất ma túy, thì chưa được hướng dẫn cụ thể.

Có thể nói các văn bản của các ngành, của từng ngành đã ban hành nhằm giải quyết kịp thời các vụ án về ma túy, tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành TTHS, trong đó ngay ở giai đoạn đầu tiên CQCSĐT và VKSND các cấp thống nhất trong nhận thức và trong việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn vẫn còn một số chỗ bất cập, theo đó Thơng tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 chỉ bắt

buộc giám định hàm lượng trong bốn trường hợp; cịn trong Cơng văn số 2955/CSĐT(C44) của Bộ Công an ban hành ngày 29/8/2016 lại nêu thêm quy định bổ sung thêm cách thức ghi trong biên bản giám định rằng mẫu giám định có phải là chất ma túy không? Khối lượng, trọng lượng nhưng không nêu hàm lượng; Nghị định số 19/2018/NĐ-CP chỉ hướng dẫn cách tính tổng trọng lượng của chất ma túy khi thu giữ giám định chỉ có thành phần một chất (01 loại) ma túy, trong thực tế nhiều loại ma túy thu được nhưng có nhiều chất khác nhau, vậy cách tính hàm lượng, trọng lượng phải như thế nào?

- Liên ngành tư pháp trung ương cần ban hành thông tư thay thế Thông tư 17 để phù hợp với BLHS năm 2015, trong đó phải thống nhất hướng dẫn rõ một số điểm sau đây:

+ Tại điểm 1. 4 của Thơng tư 17 có hướng dẫn “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được

các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất. Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc

sảnxuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy”.

Như vậy, nếu chất được giám định không phải là ma túy, nhưng đối tượng vẫn tưởng rằng đó là ma túy nên mang đi bán thì vẫn phạm vào Khoản 1 Điều 251 BLHS năm 2015. Tuy vậy, điều này xảy ra bất cập là một người nhầm tưởng và mang nhiều bánh bột trắng (lầm tưởng là heroin) và một người cũng nhầm tưởng và mang 05 gram heroin đi bán đều bị truy cứu TNHS theo Khoản 1 Điều 251 BLHS năm 2015. Nếu đối tượng khai thác điểm này để thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ rất nguy hiểm. Do đó, liên ngành tư pháp cần thống nhất hướng dẫn khắc phục tình trạng này.

- Tại điểm 3. 5 Thông tư 17 hướng dẫn “Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi

phạm tội theo quy định tại Điều 194 (hoặc Điều 195 hoặc Điều 196) của BLHS mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với tất cả các hành vi đã được thực hiện theo điều luật tương ứng và chỉ phải chịu một hình phạt. Ví dụ: một người mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy rồi vận chuyển đến một địa điểm mới và tàng trữ tiền chất đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh là mua bán, vận chuyển tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo Điều 195 của BLHS và chỉ phải chịu một hình phạt”.

BLHS năm 2015 đã tách 04 hành vi trước đây quy định tại Điều 194 thành 04 tội độc lập từ Điều 249 đến 252. Nếu xảy ra trường hợp như trên thì sẽ xử lý thế nào. Theo tác giả luận văn thì không thể xử lý như hướng dẫn tại Thông tư 17 mà phải xử theo từng tội độc lập, hình phạt sẽ được tổng hợptheo Điều 55 của BLHS năm 2015. Có như vậy mới thể hiện sự nghiêm khắc và phù hợp với nhu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trong giai đoạn hiện nay.

Tuy vậy, điều này sẽ gây bất lợi cho người phạm tội. Ở góc độ xử lý cũng cần xác định rõ ý thức chủ quan là việc tàng trữ thực chất là điều kiện hay hệ quả tất yếu của hành vi MBTPCMT. Do vậy, vấn đề này cũng cần liên ngành tư pháp trung ương có hướng dẫn để thống nhất xử lý.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH. (Trang 53 - 56)