2.2 .5Kết luận
3. Phương pháp học theo nhóm, cặp và phương pháp sử dụng trò chơi trong việc tạo
3.1 Các bước kiến tạo động cơ học
Qua các cơng trình nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm bản thân và qua tổng kết các câu trả lời của các bảng câu hỏi gửi cho người dạy và người học, đã có nhiều nhà giáo dục đề xuất cách thức mà động lực học tập có thể được phát triển và hổ trợ trong quá trình đào tạo TA. Như Dornyei và Crizér (1998) đã
trình bày 10 đề xuất cho GV hướng vào việc cải thiện động lực học tập TA cho SV. Williams và Burden (1997) đã đưa ra 12 cách để thúc đẩy động lực học tập của học sinh. Đơn giản nhất theo Dornyei (2001) các phương thức thúc đẩy động lực học tập có thể tóm lược thành bốn bước như sau:
Bước 1: Liên quan đến việc tạo môi trường tương thích trong lớp họcTA. Có
nghĩa là GV cần tạo ra các điều kiện kích thích động lực, đơn giản bằng cách biết tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, hành vi thích hợp của SV trong lớp học.
Cần tạo một mối quan hệ hai chiều gắn bó, thoải mái, vui vẻ và tôn trọng lẫn nhau trong các hoạt động của lớp giữa thầy và trị. Duy trì một bầu khơng khí học NN trong lớp dễ chịu và hổ trợ. Đề xuất các quy ước chung cho từng cặp học sinh tự quản để nối kết các thành viên trong nhóm học tập của lớp thành một tập thể thống nhất.
Bước 2: Tập trung vào việc tăng cường động lực học sinh bằng cách nâng cao
giá trị của họ liên quan đến kỹ năng thực hành tiếng và thái độ học tập. Định hướng rõ ràng nhu cầu, khả năng và mục tiêu của người học, xác định mối liên quan chặt chẽ và phù hợp trong tài liệu, giáo trình học với việc làm khi ra trường. GV cần thiết kế các hoạt động ngôn ngữ phù hợp khiến người học tự tin, tự giác trong học tập, tiến đến sử dụng thành thạo các kỹ năng môn học trong thực tế, phù hợp với sự phát triển xã hội.
Bước 3: Bảo đảm duy trì động cơ bằng cách thiết lập những mục tiêu gần gũi
với người học, nội dung thường gặp trong cuộc sống để SV thực tập giao tiếp, biết giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. Cần tạo môi trường cho SV được thực hành tiếng với người bản ngữ nhằm kích thích động lực. Tổ chức học tập theo nhóm nhằm phát triển khả năng phát biểu và trình bày độc lập, nâng cao chất lượng trong thực hành, thảo luận về kinh nghiệm học tập, PP tiếp thu bài học và tự đánh giá hiệu suất của người học. Quy trình này sẽ gia tăng trong SV sự tự tin, tạo quyền tự học, thúc đẩy chiến lược tự quản, cùng nhau truyền thụ kiến thức đạt được trong tập thể lớp.
Bước 4: Đề cặp đến tính tích cực khuyến khích bằng cách thúc đẩy người học
hồn thành trách nhiệm học tập từ sự nỗ lực hơn là khả năng. Sau đó GV thu nhận thơng tin phản hồi về cường độ động cơ học tập đã thúc đẩy hiệu quả học tập. SV cũng tự đánh giá kết quả học tập TA của bản thân, của bạn cùng nhóm và của cả lớp qua q trình luyện tập. Cá nhân tích cực sẽ được biểu dương trước lớp nhằm thúc đẩy động lực học tập. Làm tăng sự hài lòng cho người học về hiệu quả môn học sẽ giúp người học càng cố gắng hơn trong tương lai.
Theo Dornyei bốn bước cơ bản trên chủ yếu tùy thuộc vào thái độ, hành vi tổ chức dạy học của GV và nỗ lực tham gia hoạt động học tập của SV, nhằm tạo sự tự tin, ảnh hưởng trực tiếp đến tính tự giác học tập và mang đến hiệu quả tích cực cho người học. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để áp dụng, cụ thể trong nghiên cứu này, đối tượng là các SV các khoa khơng chun ngữ vì thế thời gian họ dành cho việc học là rất ít, nếu khơng muốn nói là khơng có thời gian học ở nhà. Các giải pháp phải chú trọng vào việc cho SV học, thực hành và ghi nhớ ngay trong lớp. Chúng tơi đi sâu phân tích hai PP thuộc bước ba trong bốn bước tạo động cơ học NN (Dornyei và Crizér, 1998). Theo khảo sát trên thì hai PP trên được GV thường xuyên áp dụng trong quá trình giảng dạy trên lớp nhất, đồng thời cũng được đa số SV cho là hiệu quả nhất.