Các chính sách của nhà nƣớc

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế của việt nam qua các giai đoạn từ 1995 2018 (Trang 26 - 27)

3 .Mối quan hệ giữa tăng trƣởng GDP và lạm phát

3.2 Các chính sách của nhà nƣớc

Để kiềm chế lạm phát thì Nhà nước cũng tiến hành phối hợp thực hiện đồng thời hai chính sách là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Chính sách tài khóa là việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế. Chính sách

26

tài khóa thao túng mức độ tổng cầu trong nền kinh tế để đạt được mục tiêu kinh tế là ổn định giá cả, việc làm đầy đủ và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ là q trình mà cơ quan tiền tệ của một quốc gia kiểm soát việc cung cấp tiền, thường nhắm mục tiêu điều chỉnh lạm phát, tỷ giá hối đoái với các đồng tiền khác và tỷ lệ thất nghiệp.

Về chính sách tài khóa: Cần điều chỉnh chính sách thuế theo hướng tăng thu ngân sách nhưng giảm dần thuế suất, mở rộng phạm vi và đối tượng nộp thuế; Giảm bớt các nhóm mặt hàng khơng chịu thuế và thuế suất ưu đãi, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong thu thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế; Kiểm sốt chi tiêu cơng và nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công; Giải quyết thâm hụt ngân sách hợp lý nhưng khơng gây áp lực lên lạm phát.

Về chính sách tiền tệ: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, chính sách

thắt chặt tiền tệ nên tiếp tục duy trì nhằm mục tiêu kiểm sốt lạm phát. Theo đó, cần tăng dự trữ bắt buộc, hạn chế gia tăng lãi suất cho vay nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất, giảm lợi ích giữ đồng USD để tránh tình trạng nắm giữ đồng USD và phân tán nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế của việt nam qua các giai đoạn từ 1995 2018 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)