Thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị bắt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học địa vị pháp lý của người bị buộc tội theo pháp luật tố tụng hình sự (Trang 50 - 52)

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐỊA VỊ CỦA NGƢỜI BỊ BUỘC TỘI TẠ

2.1.1. Thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị bắt

Bắt người là viện pháp ngăn chặn có tính đặc thù được áp dụng liền trước các biện pháp tạm giữ hoặc tạm giam. Nội dung biện pháp ngăn chặn này là hạn chế tự do thân thể của người bị bắt trong một thời gian nhất định. Mặc dù bị hạn chế quyền tự do thân thể nhưng người bị bắt vẫn phải được đảm bảo các quyền khác mà pháp luật không tước của họ. Bảo vệ những quyền đó là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

Mặc dù BLTTHS năm 2003 không ghi nhận thành một điều riêng về quyền và nghĩa vụ của người bị bắt, tuy nhiên địa vị pháp lý của người bị bắt cần được tôn trọng và ghi nhận khơng chỉ trên văn bản mà cịn trên các hoạt động tố tụng thực tế.

Vấn đề bảo vệ địa vị pháp lý của người bị bắt đang là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm. Khi bắt một người, cơ quan và người tiến hành tơ tụng thường có xu hướng thiên về việc người bị bắt thực hiện nghĩa vụ của mình mà chưa chú trọng cho họ thực hiện đầy đủ quyền của mình. Bên cạnh đó một đặc thù là quyền của người bị bắt là được thực hiện hầu hết thông qua việc thực hiện của cơ quan và người tiến hành tố tụng.

Gia đình người bị bắt được quyền biết người thân của họ bị cơ quan nào bắt, bắt về hành vi gì. Tuy nhiên việc thơng báo này của cơ quan mặc dù được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ vụ án nhưng vẫn có trường hợp gia đình người bị bắt khơng nhận được hoặc được thông báo chậm trễ mà khơng có lý do. Việc thông báo

chậm trễ này vừa gây hoang mang cho gia đình người bị bắt vừa ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền khác như quyền nhờ người khác bào chữa, quyền cung cấp tài liệu, đồ vật, chứng cứ và các căn cứ khác để chứng minh họ không thực hiện hành vi phạm tội.

Trong thực tiễn thực hiện quyền của người bị bắt theo pháp luật TTHS ở nước ta nói chung, thực tiễn ở tỉnh Quảng Nam nói riêng có thể nói rằng vấn đề bảo đảm quyền của người bị bắt đã được quan tâm, thể hiện được phần nào tinh thần của Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính Trị về: Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NG/TW ngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong đó nhấn mạnh “các cơ quan tư pháp phải thực hiện là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người”. Tuy nhiên không phải khi nào quyền của người bị bắt cũng được hoàn toàn đảm bảo một cách đúng pháp luật từ các cơ quan, người tiến hành tố tụng.

Bắt người tùy tiện, oan sai tuy không phải là hiện tượng phổ biến nhưng thực tế đã xảy ra ở nhiều địa phương, gây nên sự bất bình trong du luận xã hội, có trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong 05 năm Viện kiểm sát các cấp không phê chuẩn bắt khẩn cấp 32 trường hợp. Ngoài ra qua cơng tác kiểm sát cịn phát hiện một số trường hợp ý kiến của người bị bắt không được ghi nhận vào biên bản bắt người, thành phần tham gia không đảm bảo, các tài liệu, vật chứng thu giữ không được ghi nhận và mô tả đẩy đủ.

Trong một thời gian tương đối ngắn, nhưng giai đoạn bắt theo pháp luật TTHS là giai đoạn đặc biệt quan trọng, nếu các lời khai được xác lập, chứng cứ và hồ sơ được củng cố từ CQĐT với mục đích khép tội người bị bắt mà khơng có thái độ, tinh thần xác minh sự thật khách quan của vụ việc, không áp dụng nguyên tắc suy đốn vơ tội để thực hành công lý, không cho người bị bắt có quyền được im lặng, quyền bào chữa và việc đảm bảo các quyền về bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của họ chưa được quy định cụ thể và thực thi hiệu quả thì rất dễ dẫn

đến sự lạm, ép nhận tội trong lời khai từ đó có thể dẫn đến một chuỗi oan sai tiếp theo trong hoạt động TTHS.

Ở giai đoạn bắt cần sự kiểm sát chặt chẽ từ Viện kiểm sát, trong trường hợp cần thiết Viện kiểm sát có thể gặp gỡ người bị bắt, lấy lời khai, lắng nghe ý kiến của họ để kịp thời phát hiện những vi phạm, oan sai mà hồ sơ vụ án không thể hiện hoặc thể hiện chưa đầy đủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học địa vị pháp lý của người bị buộc tội theo pháp luật tố tụng hình sự (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)