Vùng Trung tâm (Central Region)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn địa lý KINH tế THẾ GIỚI đề tài PHÂN TÍCH địa lý KINH tế CHÍNH TRỊ xã hội của SINGAPORE (Trang 31 - 39)

Vùng Trung tâm là một trong năm vùng của thành phố - quốc gia Singapore và là vùng đơ thị chính bao bọc khu Trung Hoàn. Mặc dù Trung Hoàn chủ yếu là khu thương mại, đặc biệt là khu vực Downtown Core, nó chứa 335.400 đơn vị nhà ở dân sinh. Ở đây cũng có 1.000 hecta khơng gian xanh, bao gồm cơng viên, vườn và các khu giải trí được liên kết bởi 19 điểm kết nối cơng viên, được xây dựng với mục đích tăng tính thẩm mỹ và mang lại cảm giác dễ chịu cho cư dân nơi đây.

Trung tâm có việc phát huy thế mạnh sẵn có của vùng. Bên cạnh việc hiển nhiên là vùng lõi của hoạt động thương mại và giải trí cho cả thành phố, nhiều quận của vùng còn mang đậm giá trị lịch sử, với nhiều dạng thức nhà ở, cơ sở giáo dục và hoạt động cộng đồng. Có nhà cửa san sát nhưng Vùng Trung tâm vẫn có nhiều và đa dạng cơng viên, không gian mở, và các khu vực vui chơi, giải trí. Nơi đây cịn có hệ thống giao thơng thơng suốt với hệ thống đường bộ và đường sắt mở rộng nối Vùng Trung tâm với những vùng khác của Singapore, thêm vào đó, các hải cảng khu vực này cũng góp phần cho hoạt động giao thương giữa Singapore và thế giới.

Về hoạt động vui chơi giải trí, nhiều điểm kết nối công viên đã được tạo ra để nối kết công viên mới với các công viên đang hiện hữu trong vùng. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể thao cũng được xây mới hoặc nâng cấp mà ví dụ điển hình là Trung tâm thể thao Kallang.

Chương 4: Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu địa lý kinh tế, chính trị, xã hội của Singapore, chúng ta đã nắm được khái quát về các điều kiện tự nhiên, xã hội, chính trị và kinh tế của đất nước này. Xuất phát từ một quốc đảo nhỏ, qua hơn 50 năm, đến nay Singapore đã trở thành một đất nước phát triển vượt bậc với những thành tựu đáng ngưỡng mộ ở tất cả các lĩnh vực, là đất nước có GDP bình quân đầu người thuộc top cao nhất thế giới, có chỉ số phát triển con người HDI rất cao và được bình chọn là một trong số các quốc gia đáng sống nhất trên thế giới.

Với việc phát triển thần tốc của mình, đương nhiên là nhiều người sẽ tị mị tại sao và như thế nào mà họ có thể làm được như vậy. Do đó, việc nghiên cứu địa lý kinh tế của Singapore thứ nhất không chỉ giúp giải đáp thắc mắc cho sự phát triển đó, mà điều quan trọng hơn hết là giúp các nước trên thế giới có thể học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm về việc quản lý, điều tiết và việc đưa ra các chính sách phù hợp để phát triển đất nước trong từng giai đoạn.

Singapore khơng phải là một đất nước có nguồn tài ngun dồi dào, diện tích đất cũng rất nhỏ hẹp, phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Với điều kiện như vậy, chính phủ Singapore đã đề ra nhiều giải pháp nhằm tận dụng những lợi thế khác của mình đồng thời giải quyết được những nhu cầu của người dân, đặc biệt là việc đẩy mạnh đầu tư phát triển khoa học công nghệ và việc phát triển giáo dục con người.

Chính phủ Singapore theo đuổi các chính sách lạm phát thấp, tỷ giá hối đoái thực cạnh tranh, lãi suất thực ở mức dương, chính sách tài khóa ổn định và cán cân thanh tốn ln ở mức an tồn nhằm duy trì được cả trạng thái tăng trưởng cao và khuyến khích đầu tư trong dài hạn. Chính phủ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực:

Điều tiết thị trường lao động: Chính phủ Singapore đã xây dựng khu vực việc

làm cho lao động phổ thông thông qua việc thu hút đầu tư và mở rộng các hoạt động sản xuất nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp. Đồng thời áp đặt mức lương tối thiểu cao nhằm duy trì mức cạnh tranh.

Khuyến khích giáo dục: chính phủ tập trung xây dựng và phát triển hệ thống giáo

dục và đào tạo kỹ năng cho người lao động. Giáo dục và đào tạo ban đầu được trợcấp bởi chính phủ và sau đó khuyến khích đầu tư nhằm hiện đại hố và nâng cao chất lượng của các hoạt động này nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ở quốc gia này. Hiện nay Singapore có hệ thống giáo dục và đào tạo tiên tiến bậc nhất thế giới.

• Tăng cường tiết kiệm: bao gồm tiết kiệm về mặt không gian, tiết kiệm nước, tiết kiệm chất xám con người. Các nguyên tắc này được thể hiện cụ thể qua các hành động sau:

> Do tình trạng mặt bằng hẹp nên Chính phủ đã quy hoạch hệ thống giao thơng khoa học nhằm tiết kiệm không gian một cách hợp lý nhất nhưng đảm bảo giao thơng ln thơng suốt, khơng có tình trạng tắc nghẽn giao thơng hàng ngày, đồng thời ban hành và chế tài nghiêm khắc đối với việc tuân thủ luật giao thông. Hệ thống giao thông thuận tiện đã giúp cho quốc gia này tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí đi lại của tồn dân cũng như tiết kiệm được chi phí sửa chữa, làm mới các cơng trình giao thơng hàng năm.

> Chính phủ thành lập Ban Phát triển nhà ở để thực hiện xây dựng nhiều nhà cao tầng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người dân và cho người lao động nước ngoài với mức giá bán và cho thuê thấp. Chỉ trong một thời gian ngắn, những khu đầm lầy đã biến thành các tòa nhà chung cư, giúp những người gốc Singapore, hay gốc Trung Quốc, Malaysia, Ản rời khỏi các khu sống riêng của họ để hòa nhập vào các cộng đồng chung được quy hoạch ngăn nắp.

> Chính phủ thực hiện nâng cấp nhiều lần, thay mới những tòa nhà cũ để đem lại cho người dân cuộc sống tốt hơn. Ngày nay, 82% dân cư Singapore sống trong các căn hộ do Ban Phát triển nhà ở của Chính phủ cung cấp. Chính phủ yêu cầu toàn dân tham gia trồng cây tại tất cả những nơi trống xung quanh các tịa nhà cao tầng, chính vì vậy giờ đây Singapore được đánh giá có mơi trường xanh và sạch.

> Nhà nước Singapore xem xét việc tiết kiệm nước là quốc sách hàng đầu, các cuộc vận động tiết kiệm nước luôn được tiến hành và nhận được sự ủng hộ của dân chúng. Bên cạnh đó, tái sử dụng nguồn nước thải đã giúp Singapore có thêm nguồn nước mới dồi dào và giá rẻ, đồng thời giải quyết triệt để nạn ngập nước vào mùa

> Tiết kiệm chất xám và sức lao động được thực hiện thông qua việc khai thác chất xám, khai thác sức lao động một cách hiệu quả. Từ một nơi chuyên sản xuất hàng giá rẻ vào những năm 60, Singapore hiện giờ là trung tâm ngoại hối lớn, đứng thứ 4 trên toàn thế giới với ngành kinh doanh tài chính và quản lý tài sản có giá trị trên 1000 tỷ USD.

Khuyến khích đầu tư dựa trên chính sách thuế hiệu quả

Chính phủ Singapore đã ban hành chính sách ưu đãi thuế cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài khiến Singapore trở thành một trong những “thiên đường” thuế cho các nhà đầu tư nước ngồi trên tồn thế giới. Chính sách thuế hiệu quả giúp nguồn lực được tái đầu tư trong nền kinh tế Singapore. Chính sách thuế hấp dẫn đi kèm với chi phí hoạt động thấp và mơi trường nhân cơng biết sử dụng tiếng Anh đã giúp Singapore thu hút hàng loạt tập đồn, cơng ty lớn của nước ngồi ồ ạt đổ đến Singapore làm ăn, điển hình là hai đại gia dầu lửa của thế giới là Shell và Essco đã xây dựng nhà máy lọc dầu ở đây khiến cho đến giữa năm 1970, Singapore trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba thế giới.

Chính phủ Singapore nhận định rằng những chính sách mở để thu hút vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng do họ nhận ra rằng các tập đoàn đa quốc gia khi đến Singapore sẽ mang theo cả hệ thống phân phối và thị trường của họ. Vậy nên khi các tập đoàn sản xuất tại Singapore và xuất khẩu ra nước ngoài sẽ giúp Singapore mở ra cánh cửa tới phần cịn lại của thế giới.

Phát triển vốn con người có mục tiêu

Để đạt được mục tiêu có nguồn lực lao động với chất lượng cao, chính phủ Singapore đã tập trung ngân sách rất lớn tài trợ cho hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục sau đại học. Chính phủ ban hành chương trình giáo dục bắt buộc và miễn phí trong vịng 10 năm (từ 6 đến 16 tuổi). Tất cả học sinh học xong trung học có thể vào học ở các trường dạy nghề hoặc đại học, học sinh được học bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Trường đại học Quốc gia Singapore thành lập năm 1988 có nhiều chuyên ngành khác nhau.

Đối với việc học sau đại học, chính sách phát triển vốn con người dựa trên đầu tư lớn của nhà nước vào hệ thống giáo dục dựa trên hai chính sách quan trọng là:

Lựa chọn người đi học, đặc biệt là học đại học dựa trên năng lực và mang tính cạnh

Chính phủ lồng ghép việc phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo vào trong các

chính sách cơng nghiệp hố, bao gồm việc đưa nguồn nhân lực vào các khu vực sản xuất cơng nghệ cao, các tập đồn đa quốc gia nước ngoài. Đây được xem là một chiến lược quan trọng nhằm học hỏi và chuyển giao công nghệ từ các nước phương Tây cho nguồn nhân lực của đất nước Singapore.

• Đầu tư xây dựng cơng trình cơng cộng hiệu quả

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và hiệu quả được xem là một nền tảng quan trọng cho sự thành công của nền kinh tế Singapore. Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có cảng biển, sân bay, bưu chính viễn thơng, đường xá, và các tiện ích khác. Một ví dụ điển hình về thành quả của chính sách này là sân bay Changi của Singapore trở thành trạm trung chuyển quan trọng và hiện đại bậc nhất ở châu Á Thái Bình Dương.

Chính vì những lý do trên, Singapore đã trở thành một trong số quốc gia phát triển bậc nhất ở khu vực châu Á với mức thu nhập bình quân đầu người cao, phúc lợi từ các tiện ích, dịch vụ cuộc sống, và an sinh xã hội được xếp loại cao trên thế giới. Với những cải thiện về nền kinh tế kể từ giai đoạn đầu thành lập đất nước đến nay mới 50 năm, mơ hình phát triển nền kinh tế Singapore xứng đáng trở thành mơ hình cho các quốc gia khác, đặc biệt là ở châu Á, trong đó có Việt Nam, học tập.

KẾT LUẬN

Thơng qua việc nghiên cứu về địa lý kinh tế, chính trị, xã hội của Singapore, ta có cái nhìn tổng qt về Singapore đồng thời hiểu rõ hơn về sự phát triển cũng như con người ở đảo quốc sư tử này. Với một nền kinh tế phát triển, Singapore đã và đang ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nhiều vấn đề trên thế giới, đặc biệt là về kinh tế và vấn đề mơi trường. Thơng qua sự phát triển của mình, Singapore cũng đóng vai trị quan trọng trong việc đóng góp những giải pháp trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giúp các nước học hỏi và tiếp thu nhiều đường lối chính sách để phát triển đất nước.

Singapore là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của thế giới với vị thế là trung tâm tài chính lớn thứ 4 và là một trong 5 cảng biển bận rộn nhất trên tồn cầu. Nền kinh tế mang tính tồn cầu hóa và đa dạng của Singapore phụ thuộc nhiều vào mậu dịch, đặc biệt là xuất khẩu, thương mại và công nghiệp chế tạo, chiếm 26% GDP vào năm 2005. Theo sức mua tương đương thống kê năm 2020, Singapore có mức thu nhập bình quân đầu người cao thứ 2 trên thế giới. Quốc gia này được xếp hạng cao trong hầu hết các bảng xếp hạng quốc tế liên quan đến chất lượng kinh tế, giáo dục cơng, chăm sóc sức khỏe, sự minh bạch của chính phủ và tính cạnh tranh kinh tế.

Trong nhiều năm, Singapore là một trong số ít các quốc gia có xếp hạng tín dụng AAA từ "ba nước lớn" và là nước duy nhất ở Châu Á đạt được mức đánh giá này. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang từng bước đạt được kế hoạch trở thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.

Do đó, để phát triển hơn nữa, Singapore cũng cần triển khai và thực hiện những chính sách của Nhà nước một cách có hiệu quả, đặc biệt là chú trọng hơn nữa vào việc phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn địa lý KINH tế THẾ GIỚI đề tài PHÂN TÍCH địa lý KINH tế CHÍNH TRỊ xã hội của SINGAPORE (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w