Các giải pháp bảo đảm thực hiệnchính sách hỗtrợ đối với họcsinh trung học phổ thông ở

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. (Trang 51)

thơng ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Một là, nâng cao nhận thức về vai trị, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách hỡ trợ đối với học sinh trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn

Cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chi tiết, cụ thể việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thơng xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Điều này giúp cho các thành viên tham gia vào q trình triển khai chính sách có nhận thức đúng đắn về nội dung, về quy trình và đặc biệt hiểu được những tác động tích cực của chính sách đến việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, tạo điều kiện đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững và ổn định. Khi nâng cao nhận thức của cán bộ triển khai chính sách chắc chắn sẽ tạo ra được những con người thực hiệnchính sách có năng lực, có tâm huyết để chính sách được phát huy tối đa hiệu quả đến từng học sinh nói riêng và đối với lĩnh vực giáo dục của tỉnh nhà nói chung.

Hai là, đổi mới cách thức, phương pháp thực hiện chính sách

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện một cách rõ ràng, trong đó có sự phân công, phối hợp đối với từng đơn vị, từng cá nhân ở từng nội dung công việc trong quá trình triển khai chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn tránh việc thực hiện một cách chồng chéo.

- Trong q trình thực hiện chính sách cần có sự đúc rút kinh nghiệm trong các năm học, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý nhằm mang lại hiệu quả tối đa của chính sách. Bên cạnh đó cần có sự học hỏi phương pháp, những tấm gương điển hình trong việc tổ chức thực hiện chính sách của các địa phương khác.

Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác phổ biến, tun trùn chính sách hỡ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức, trách nhiệm của các trường học, giáo viên, nhân viên, cha mẹ và các em học sinh trong việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đảm bảo: đúng, đủ đối tượng được hưởng, nhanh chóng, kịp thời, chính xác, cơng bằng.

- Để có chất lượng, hiệu quả trong cơng tác tuyên truyền cần phải có kế hoạch rõ ràng, chi tiết và có sự đồng tình của các bên tham gia. Cơng tác tun truyền cần có sự chuẩn bị kỹ càng, nhất là đối với những gia đình và học sinh thuộc dân tộc thiểu số.

- Cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền cần là người thực hiện chính sách và đã thực hiện tốt chính sách. Cán bộ tuyên truyền cần có sự am hiểu sâu sắc về chính sách, về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước để có thể giải thích cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Người tun truyền chính sách cần phải có tâm huyết, sự quyết tâm, vượt mọi khó khăn để làm tốt cơng tác của mình. Nhất là đối với những trường hợp là học sinh và gia đình học sinh trong các vùng dân tộc thiểu số có tâm lý sẵn sàng bỏ học. Những điều kiện này ở người làm công tác tuyên truyền sẽ giúp cho chính sách đến được các xã khó khăn, đến từng

em học sinh và gia đình học sinh đang cần hỗ trợ.

- Nội dung tuyên truyền cần rõ ràng, tường minh. Đặc biệt các nội dung trong việc xác định đối tượng được thụ hưởng chính sách và nội dung liên quan đến chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để hưởng chính sách. Cơng tác tun truyền nếu thấy chưa hiệu quả cần có sự kiên trì, đổi mới để các đối tượng thụ hưởng chính sách hiểu và phối hợp tốt nhất.

Bốn là, tăng cường phân cơng phối hợp thực hiện chính sách hỡ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Triển khai chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng là một cơng việc khó khăn, phức tạp cho nên địi hỏi phải có sự phân cơng phân nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác đến các cơ quan, ban ngành ở địa phương. Thực hiện Điều 7, Nghị định 116/2016/NĐ-CP, Chính quyền tỉnh Cao Bằng đã ban hành văn bản, quy định rõ về trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan cụ thể như sau:

- Điều 2-NQ số 91/2016/NQ-HĐND quy định “Hội đồng nhân tỉnh giao cho Ủy ban

nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng

nhân dân tỉnh theo quy định”.

- Điều 2 – các Quyết định số 1768/QĐ-UBND ngày 16/10/2017; Quyết định số 1040/QĐ-UBND ngày 10/10/2018; Quyết định số 1742/QĐ- UBND ngày 15/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng quy định “ Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh Cao Bằng có trách nhiệm

tổ chức thực hiện chính sách hỡ trợ đúng đối tượng, mức hỗ trợ; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỡ trợ; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định”.

Cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở phối hợp với các trường trên địa bàn làm tốt cơng tác tun truyền về chính sách hỗ trợ; tăng cường công tác giám sát việc thực hiện chính sách tại các cơ sở giáo dục để việc thực hiện chế độ, chính sách của học sinh đảm bảo đúng quy định.

Năm là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách theo dõi, đơn đốc, kiểm tra hợp thực hiện chính sách hỡ trợ đối với học sinh trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Điều 3-NQ số 91/2016/NQ-HĐND tỉnh Cao Bằng quy định “Thường trực Hội đồng

nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này”.

- Điều 3 – các Quyết định số 1768/QĐ-UBND ngày 16/10/2017; Quyết định số 1040/QĐ-UBND ngày 10/10/2018; Quyết định số 1742/QĐ- UBND ngày 15/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng quy định “Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở

Giáo dục và Đạo tạo tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này”.

HĐND tỉnh, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thơng ở xã, thơn đặc biệt khó khăn nói riêng, các chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số nói chung trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Sáu là, tăng cương công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỡ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là một khâu vơ cùng quan trọng của việc thực hiện chính sách theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP. Thực hiện các khoản chi đúng đối tượng, chi đủ số tiền, gạo hỗ trợ cho học sinh; phải thanh tra, kiểm tra thường xuyên các cơ sở trường học trong việc thực hiện chính sách để kịp thời bổ sung những sai sót trong q trình xét duyệt, tổng hợp; đồng thời kiên quyết xử lý các trường học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cố ý vi phạm để đảm bảo sự công bằng và thực hiện ngân sách nhà nước có hiệu quả.

- Đồn kiểm tra cần có nhiều thành phần trong các đơn vị quản lý có liên quan như: UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, chính quyền địa phương… Cơng tác kiểm tra, giám sát cần có sự minh bạch, khách quan, thường xuyên và sâu sát, tránh kiểm tra, giám sát theo kiểu hình thức, chủ quan.

- Cán bộ thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát cần có năng lực và am hiểu về chính sách. Ngồi ra cần có phẩm chất dám phê bình, mạnh dạn chỉ ra những hạn chế và sai trái trong q trình thực hiện chính sách.

Bảy là, Các sở, ngành tỉnh phối hợp với UBND cấp huyện kịp thời phân bổ, bổ sung kinh

phí hàng năm cho các cơ sở giáo dục thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh; quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt của học sinh bán trú. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện chính sách tại các cơ sở giáo dục.

Đối với các cơ sở giáo dục tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xác định đối tượng, khoảng cách từ nhà đến trường, xác minh thông tin của học sinh; tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh, học sinh làm thủ tục hưởng chính sách theo quy định; thực hiện, quản lý chế độ, chính sách của học sinh đúng, đủ, công khai, minh bạch.

Tám là, tăng cường cơng tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng các nguồn lực hỗ trợ học sinh các xã đặc biệt khó khăn

Chăm lo cho giáo dục là trách nhiệm của tồn xã hội. Chính vì vậy Sở Giáo dục, các trường trung học phổ thông cần tích cực thực hiện cơng tác tun truyền huy động các nguồn lực cộng đồng, xã hội, doanh nghiệp trong việc hỗ trợ cho học sinh ở xã đặc biệt khó khăn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong san sẻ trách và làm giảm gánh nặng cho Chính phủ, góp phần duy trì tỉ lệ học sinh đi học trong các học được duy trì ổn định, nâng cao chất lượng giáo

dục phổ thông.

Mỗi nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục trong đó xác định rõ nhu cầu, mục đích và u cầu của kế hoạch và tham mưu cho chính quyền địa phương, Sở Giáo dục tỉnh. Nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền để chính quyền địa phương, phụ huynh và cộng đồng có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong việc hỗ trợ cho học sinh các xã đặc biệt khó khăn, tránh tình trạng bỏ học làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai của địa phương. Việc hỗ trợ cho các họcsinh ở xã khó khăn khơng chỉ huy động về mặt tiền, cơ sở vật chất trường lớp mà còn hiến kế nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh.

Chín là, kiến nghị điều chỉnh một số vấn đề trong chính sách hỡ trợ học sinh trung học phổ thơng xã đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng

Qua thực tiễn trong việc thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ học sinh trường phổ thơng ở các xã thơn đặc biệt khó khăn của Nghị định 116/2016/NĐ-CP ở tỉnh Cao Bằng nói chung, học sinh trường THPT nói riêng, có thể nhận thấy việc học sinh bỏ học bởi ngun nhân hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn chiếm tỷ lệ lớn cho nên nếu điều chỉnh, bổ sung thêm đối tượng thụ hưởng chính sách vào Điều 4, Nghị định 116/2016/NĐ- CP “Đối với học sinh trung học phổ thơng phải có nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo” sẽ hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, qua đó thực hiện tốt mục tiêu cơng bằng xã hội trong giáo dục của Nhà nước ta đó là : “tạo mọi điều kiện để dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp

thường sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo là người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng”. Bởi lẽ:

Cần bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách khơng phải sinh sống tại xã, thơn đặc biệt khó khăn nhưng có khoảng cách từ 20 km trở lên đối với học sinh trung học phổ thông mà không thể đi về trong ngày (phải ở bán trú) được hưởng chính sách: - Tỉnh Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Cao Bằng) và 9 huyện (Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hịa An, Ngun Bình, Quảng Hịa, Thạch An) với 161 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 139 xã, 8 phường và 14 thị trấn; Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.724,6 km2, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùngsát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích tự nhiên tồn tỉnh gồm: Núi đá vơi chiếm 25% diện tích tồn tỉnh; núi đất chiếm 65% diện tích tồn tỉnh. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.980 m; điểm thấp nhất có độ cao dưới 200 m. Ðộ cao trung bình 600 -1000 m so với mực nước biển. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đơng có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. Tỉnh Cao Bằng có 30 trường THPT (trong đó có 6 trường THPT có cấp THCS). Đa phần các trường THPT đặt tại trung tâm huyện thị, học sinh đi học qua địa hình cách trở, giao thơng đi lại khó khăn như phải qua sơng, suối khơng có cầu; qua

đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá thì nhà ở xa trường rất nhiều với học sinh trung học phổ thơng. Có những học sinh phải đi từ nhà đến trường trên 20 km, phương tiện chủ yếu là xe đạp nên không thể đi lại trong ngày, phải ở trọ nhà dân xung quanh trường học.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi đến trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần do khoảng cách từ nhà đến trường quá xa, địa hình cách trở, giao thơng đi lại khó khăn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương trong thời gian tới.

Tiểu kết chương

Căn cứ trên thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và căn cứ trên kết quả đã đạt được của chính sách, trong chương 3 tác giả đề ra 8 giải pháp cơ bản và một kiến nghị nhằm thực hiện chính sách này trong thời gian tới. Các giải pháp nêu ra đã dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng như mục tiêu phát triển giáo dục của tỉnh. Hy vọng những giải pháp và kiến nghị trong luận văn sẽ góp phần thực hiện chính sách hiệu quả và thành công.

KẾT LUẬN 1. Về lý luận

Luận văn đã xác lập cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh ở xã đặc biệt khó khăn bao gồm các khái niệm liên quan đến đề tài. Trong đó khái niệm chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn là tồn bộ q trình chuyển hóa ý chí của Nhà nước trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước đó là chăm lo cho các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tạo động lực cho việc phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách về giáo dục, đào tạo và chất lượng cuộc sống giữa các vùng, các địa phương.

Luận văn cũng đã xác định 8 nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh ở xã đặc biệt khó khăn gồm: Lập kế hoạch triển khai chính sách; Tuyên truyền, phổ biến chính sách; Phân cơng, tổ chức thực hiện chính sách; Duy trì và điều chỉnh chính sách; Đơn đốc, theo dõi, kiểm tra q trình triển khai chính sách; Tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. (Trang 51)