Văn bản quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Soạn thảo văn bản (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 1 - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 41 - 43)

1 .Khái niệm, chức năng, vai trò của văn bản

6. Văn bản quản lý nhà nước

6.1. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước

Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thơng tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.

6.2. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước

Văn bản quản lý nhà nước là một tập hợp các văn bản được ban hành tạo nên một chỉnh thể các văn bản cấu thành hệ thống. Trong đó tất cả các văn bản có liên hệ mật thiết với nhau về mọi phương diện, được sáp xếp theo một trật tự pháp lý khách quan, lơgic và khoa học. Đó là một hệ thống kết hợp chặt chẽ các cấu trúc nội dung bên trong và hình thức thể hiện bên ngoài, phản ánh được và phù hợp với cơ cấu quan hệ xã hội, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước. Hệ thống này chứa đựng những tiểu hệ thống với tính chất và cấp độ hiệu lực pháp lý cao thấp, rộng hẹp khác nhau.

Văn bản có thể trở thành yếu tố của hệ thống theo chiều ngang, tức là dù được hình thành như thế nào, thuộc thang bậc pháp lý nào cũng đều phải căn cứ

vào đối tượng điều chỉnh, và theo, tức là mang tính chất thứ bậc tuỳ thuộc vào thẩm quyền của các cơ quan ban hành.

Hệ thống văn bản quản lý nhà nước bao gồm các tiểu hệ thống sau:

- Văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản luật, văn bản dưới luật mang tính chất luật, văn bản dưới luật lập quy

- Văn bản hành chính thơng thường: Cơng văn, thơng báo, thơng cáo, báo cáo, tờ trình, biên bản, đề án, phương án, kế hoạch, chương trình, diễn văn, cơng điện, các loại giấy (giấy mời, giấy đi đường, giấy giới thiệu, uỷ nhiệm, giấy nghỉ phép...), các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu phiếu báo, phiếu trình...)

- Văn bản chuyên mơn - kỹ thuật: Tuỳ theo lĩnh vực mà có những văn bản quản lý khác nhau: Tài chính, tư pháp, ngoại giao, xây dựng, bản đồ, khí tượng, thuỷ văn...

- Văn bản cá biệt: Đây là những văn bản có hình thức như những văn bản quy phạm pháp luật nhưng chỉ để giải quyết một vấn đề cá biệt, một đối tượng cá biệt thì được gọi là văn bản, quy phạm cá biệt hay văn bản cá biệt.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG

Câu 1: Trình bày khái niệm, chức năng và vai trị của văn bản? Câu 2: Trình bày hình thức và nội dung của văn bản?

Câu 3: Thể thức văn bản là gì? Cách trình bày các thành phần thể thức văn bản?

Một phần của tài liệu Giáo trình Soạn thảo văn bản (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 1 - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)