GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
3.1. Yêu cầu đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự vềtrả hồ sơ để điều tra bổ sung trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một chế định trong BLTTHS nhằm khắc phục những thiếu sót trong quá trình điều tra, truy tố để xử lý vụ án một cách tồn diện, triệt để. Bên cạnh đó việc THSĐĐTBS cũng dẫn đến hậu quả việc xử lý vụ án kéo dài, gây tốn kém về thời gian, vật chất cho xã hội, làm giảm hiệu quả phòng chống tội phạm do mất đi tính thời sự. Vì vậy, hạn chế THSĐĐTBS trên cơ sở áp dụng nghiêm chỉnh và chính xác các quy định của pháp luật trong công tác thụ lý giải quyết VAHS là 1 yêu cầu cần thiết.
Việc hạn chế không THSĐĐTBS là nhằm nâng cao chất lượng giải quyết VAHS nói chung, tăng cường trách nhiệm của cơ quan THTT nói riêng chứ khơng phải là u cầu cho bản thân việc THSĐĐTBS. Điều đó có nghĩa là khi đã có những căn cứ tại Điều 280 BLTTHS thì Tồ án bắt buộc phải thực hiện việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo đúng quy định của pháp luật cả về nội dung và hình thức nhằm giải quyết vụ án một cách chính xác, khách quan. Yêu cầu đặt ra ở đây là cần nâng cao chất lượng nhưng đồng thời phải hạn chế số lượng các quyết định THSĐĐTBS.
Ngồi ra cũng cần đảm bảo Tính độc lập của Tồ án thể hiện ở việc Thẩm phán và HTND chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử. Nguyên tắc TP và HTND độc lập và chỉ tuân theo PL là một nguyên tắc hiến định và được cụ thể hóa tại Điều 16 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 [21]. Sự độc lập của TAND trong hoạt động THSĐĐTBS được thể hiện qua 2 khía cạnh:
Một là, khi tiến hành hoạt động này, Thẩm phán, HĐXX không phụ thuộc vào quan
điểm, kết luận của các cơ quan tiến hành tố tụng trước đó như Cơ quan Điều tra, VKS. Trên cơ sở chứng cứ, tài liệu có trong HSVA và kết quả điều tra cơng khai tại phiên tịa; nếu có các căn cứ theo Khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015 thì Thẩm phán hoặc HĐXX ra quyết định THSĐĐTBS mà không phụ thuộc vào kết luận của các cơ quan THTT trước đó, cũng như khơng chịu bất cứ sự tác động nào của TAND cấp trên hoặc các cơ quan, tổ chức xã hội khác.
Hai là, các thành viên của HĐXX phải độc lập với nhau trong việc xem xét, kiểm
tra, đánh giá chứng cứ. TP và HTND ngang quyền, độc lập trong việc thực hiện quyền biểu quyết khi thảo luận về việc ra quyết định THSĐĐTBS.