Một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng quy

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ điện tử TRONG tố TỤNG HÌNH sự từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 62 - 75)

định của pháp luật tố tụng Hình sự Việt Nam về CCĐT.

3.2.1. Một số quan điểm về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật tố tụng Hình sự Việt Nam về chứng cứ điện tử.

- Về mặt văn bản pháp luật, cần phải tiếp tục hoàn thiện chế định CCĐT trong hệ thống pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam bằng những quy định rõ ràng, cụ thể về việc thu thập, kiểm tra, đánh giá CCĐT; Ngồi ra, cần có quy định chặt chẽ về trách nhiệm thậm chí là chế tài xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân, tổ chức (cơ quan thứ 3) trong việc chậm trễ cung cấp DLĐT, giám định DLĐT làm ảnh hưởng tới tiến trình giải quyết vụ án.

Chế định CCĐT là một khái niệm mới và khó đối với ngành luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam. BLTTHS 2015 đã luật hóa chế định CCĐT, nhưng các quy định chưa cụ thể, rõ ràng, cụ thể:

+ Thứ nhất, chưa có quy định, quy trình quy chuẩn cho q trình chứng minh vụ án hình sự bằng chế định CCĐT;

+ Thứ hai, các công cụ phục vụ cho công việc này chưa được đánh giá độ tin cậy, chưa có tiêu chuẩn cho Việt Nam;

+ Thứ ba, con người đáp ứng cho chế định CCĐT chưa được chuẩn bị tốt về trình độ, kỹ năng và nhận thức.

Do đó, để chủ động giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về CCĐT, tác giả cho rằng cần sớm tập trung nghiên cứu chế định CCĐT theo hướng quy định chi tiết quy trình xử lý, cách thức sử dụng CCĐT chứng minh trong vụ án hình sự.

Sự thành cơng hay thất bại của q trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự có sử dụng phương tiện điện tử, các giai đoạn tố tụng của vụ án sử dụng CCĐT được mở ra hay kết thúc đều hướng đến việc tìm kiếm và làm rõ, đánh giá các CCĐT đã thu thập. Khi xử lý một vụ án, có nghĩa là làm rõ quá khứ của hành vi, hậu quả đã thực hiện, đã xảy ra; dù có thu thập được nhiều CCĐT có giá trị buộc tội nhưng chỉ cần một CCĐT gỡ tội thì tồn bộ CCĐT buộc tội đều vô nghĩa [14, tr.60].

Nguồn của CCĐT là các DLĐT, đó là những ký tự được lưu giữ trong thiết bị điện tử hoặc trên mạng internet mà từ đó có thể tạo ra chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh,,,phản ánh hoặc mang dấu vết của sự kiện phạm tội. Những DLĐT này một mặt rất dễ bị tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi, hủy bỏ do cố ý hoặc vơ ý; mặt khác, trong nhiều trường hợp tự nó khơng thể có giá trị chứng minh nếu khơng có sự tác động của nhà chuyên môn với sự trợ giúp của các thiết bị điện tử và chương trình phần mềm được thừa nhận là khách quan và khoa học.

Do đó, cần thiết quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu thập, phục hồi, phân tích DLĐT, cũng như việc sử dụng các thiết bị hoặc phần mềm được thế giới công nhận trong việc khôi phục dữ liệu nhằm đảm bảo tính khách quan, tính ngun trạng và tính có thể kiểm chứng của CCĐT.

- Cần thiết phải xác định phương hướng cho hoạt động thu thập DLĐT đó là: (i) Phải xuất phát từ những thông tin, tài liệu, chứng cứ ban đầu về vụ án đã thu thập được, đây là cơ sở đầu tiên giúp cho cơ quan có thẩm quyền xác định phương hướng thu thập dữ liệu điện tử; (ii) Xuất phát từ quy luật dấu vết điện tử có điểm riêng biệt so với dấu vết hình sự khác, căn cứ vào nguồn gốc hình thành và đặc điểm của vật mang dấu vết điện tử (phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thơng hoặc trên đường truyền); (iii) Quy luật hoạt động của các đối tượng phạm tội

đối với các hệ, loại đối tượng là khác nhau, chẳng hạn như: Quy luật hoạt động của các đối tượng sử dụng công nghệ cao xâm phạm an ninh quốc gia sẽ có những điểm đặc trưng so với quy luật hoạt động của các đối tượng sử dụng công nghệ thông tin để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản....Từ đó, cần nâng cao kiến thức cơ bản về dữ liệu điện tử, về công nghệ thông tin (am hiểu nhất định về đối tượng đang được khai thác) của những người tiến hành tố tụng, đảm bảo nguồn nhân lực chủ động trong việc xử lý các vụ án liên quan đến CCĐT.

- Cần thiết phải có những tổng kết khoa học và thực tiễn về thu thập, đánh giá, sử dụng CCĐT trong các vụ án hình sự. Mặt khác, dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ phi truyền thống, tồn tại trên khơng gian mạng, sự tồn tại đó có thể vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia và loại tội phạm để lại dấu vết này cũng thường mang tính chất xuyên quốc gia.

- Tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm liên quan đến CCĐT thông qua việc tăng cường ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp; nội luật hóa các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan trong lĩnh vực tố tụng hình sự; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng pháp luật về CCĐT.

3.2.2. Một số giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật tố tụng Hình sự Việt Nam về CCĐT

Để góp phần khắc phục những khó khăn, thiếu sót trong thực tiễn thu thập, bảo quản, sử dụng CCĐT, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam về CCĐT, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần tiến hành các cuộc khảo sát thực trạng tình hình tội phạm hình

sự xảy ra trong mơi trường không gian mạng, và tổng hợp kết quả xử lý ở nhiều khía cạnh, ví dụ như:

- Khảo sát hiện tượng tội phạm sử dụng không gian mạng như là công cụ, đồng thời cũng là mục tiêu để thực hiện hoạt động phạm tội. Điển hình như tấn công DoS, sử dụng không gian mạng là công cụ thực hiện, đồng thời qua đó đạt được mục tiêu là tấn công để gây gián đoạn hoạt động của một hệ thống nào đó trên khơng gian mạng;

- Khảo sát hiện tượng tội phạm sử dụng không gian mạng như là công cụ để hoạt động phạm pháp hình sự, như: sử dụng không gian mạng để trộm cắp tiền trong tài khoản ngân hàng, lừa đảo thương mại…

- Khảo sát hiện tượng không gian mạng như là một hệ thống độc lập ghi nhận chứng cứ phạm tội, như: hệ thống camera công cộng ghi nhận hình ảnh đối tượng thực hiện hành vi cướp giật trên đường; hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ…

- Khảo sát hiện tượng không gian mạng với tư cách là phương tiện phục vụ cuộc sống của cá nhân con người, đồng thời cũng là công cụ gián tiếp phục vụ cho việc giám sát hoạt động của con người, được xem như một thiết bị phục vụ cho hành vi phạm tội. Ví dụ như đối tượng thực hiện hành vi phạm tội gọi điện thoại để yêu cầu taxi chở đối tượng đến vị trí gây án, nhưng người taxi khơng hay biết. Trường hợp này thì điện thoại, mạng viễn thông, taxi và hệ thống thông tin tổng đài của taxi không phải là công cụ được tội phạm sử dụng phạm tội, nó cũng khơng phải là phương tiện giám sát trực tiếp đối tượng, nhưng rõ ràng là dữ liệu điện tử lưu trên thiết bị điện thoại di động, mạng viễn thông, hệ thống thông tin của taxi, là công cụ gián tiếp thông tin hành vi đối tượng phạm tội…

Các kết quả của các cuộc khảo sát sẽ tạo cơ sở để đánh giá được tình hình và kết quả xử lý tội phạm hình sự ở Việt Nam có liên quan đến CCĐT; từ đó nắm bắt được nhu cầu sử dụng CCĐT trong hoạt động tố tụng hình sự và định hình được chế định CCĐT rõ ràng hơn.

Thứ hai, nghiên cứu chế định CCĐT của các nước tiên tiến, đồng thời rà

soát hệ thống pháp luật của Việt Nam, để xây dựng chế định riêng về CCĐT với những quy định rõ ràng, cụ thể về hệ thống khái niệm, thuật ngữ quan trọng trong chế định CCĐT (như khái niệm về CCĐT, dữ liệu điện tử, vật chứng điện tử, không gian mạng, tội phạm trên không gian mạng…); về việc thu thập, kiểm tra, đánh giá CCĐT cũng như ban hành văn bản hướng dẫn về đường lối xử lý đối với các tội phạm cơng nghệ cao trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, phù hợp với tình hình tội phạm thực tế đã, đang diễn ra, cũng như sự đồng bộ với các bộ luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam; ban hành đầy đủ các văn bản

hướng dẫn xử lý các loại tội phạm sử dụng cơng nghệ cao như: cá độ bóng đá qua mạng, đánh bạc qua mạng, truyền bá văn bá phẩm đồi trụy qua mạng (số lượng, dung lượng của đĩa, USB…), trộm cắp cước viễn thơng quốc tế…

Ngồi ra, cần bổ sung các quy định chặt chẽ về trách nhiệm thậm chí là chế tài xử lý đối với cá nhân, tổ chức (cơ quan thứ 3) trong việc chậm trễ cung cấp dữ liệu điện tử, giám định dữ liệu điện tử làm ảnh hưởng tới tiến trình giải quyết vụ án.

Thứ ba, cần tìm hiểu đặc điểm đặc thù của CCĐT để từ đó xây dựng và luật

hóa các quy trình, thủ tục, trình tự, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, khám nghiệm và bảo vệ hiện trường để đảm bảo khả năng thu thập CCĐT, phát hiện, thu thập, phân tích, kiểm tra, giám định, đánh giá, sử dụng CCĐT chứng minh hành vi phạm tội trong vụ án hình sự. Ngồi ra, CCĐT rất mong manh, trong quá trình sao chép CCĐT có thể khơng may người sao chép làm mất dữ liệu, làm biến đổi dữ liệu khiến nó khơng cịn tồn vẹn thì sẽ dẫn đến hậu quả khơn lường. Do đó, cần xây dựng quy trình bảo quản, lưu trữ, sao chép chứng cứ, dữ liệu điện tử cụ thể để đảm bảo an toàn cho chứng cứ này trong quá trình thực hiện, nhằm bảo vệ chứng cứ chứng minh tội phạm trong vụ án.

Thứ tư, xây dựng hệ thống phần mềm tìm kiếm, phát hiện, thu thập, giám

định, phân tích, đánh giá, sử dụng CCĐT theo các ngành computer forensics (pháp y máy tính), network forensics (pháp y mạng máy tính), mobile devices forensics (pháp y thiết bị di động), social network forensics (pháp y mạng xã hội). Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đồng bộ, tiên tiến, hiện đại để phục vụ cho các hoạt động thu thập, bảo quản; các q trình giám định, phân tích, đánh giá CCĐT của các CQTHTT, đảm bảo hiệu quả trong công tác khai thác, sử dụng CCĐT chứng minh tội phạm.

Thứ năm, đào tạo ngay nguồn nhân lực có trình độ cơng nghệ tin, pháp luật,

nghiệp vụ; kiện toàn bộ máy tư pháp đáp ứng nhu cầu của việc áp dụng chế định CCĐT và chứng minh vụ án hình sự có sử dụng CCĐT. Đồng thời, những NTHTT cần nâng cao kiến thức cơ bản về dữ liệu điện tử, về công nghệ thông tin (am hiểu nhất định về đối tượng đang được khai thác), về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ… để chủ động trong việc giải quyết các vụ án hình sự có sử dụng CCĐT.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động tương trợ tư pháp

nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, nâng cao hiệu quả trong công tác ủy thác, tương trợ tư pháp. CCĐT là nguồn chứng cứ phi truyền thống, tồn tại trên không gian mạng, sự tồn tại đó có thể vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia và loại tội phạm để lại dấu vết này cũng thường mang tính chất xuyên quốc gia. Do vậy, cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh với loại tội phạm này.

Thứ bảy, cần thường xuyên tổ chức hội thảo khoa học kết hợp với tổng kết

rút kinh nghiệm công tác điều tra, khám phá, xử lý tội phạm công nghệ cao, nêu rõ phương thức thủ đoạn phạm tội để các cơ quan tố tụng, các cơ quan có liên quan vận dụng trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm.

Thứ tám, cần đẩy mạnh cơng tác thơng tin tun truyền góp phần thống nhất

nhận thức để thực hiện tốt chế định CCĐT. Thực tế hiện nay cho thấy, đa phần cán bộ từ lãnh đạo đến thừa hành trong ngành tư pháp, người tham gia tố tụng và người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đều ít nhiều có ý thức về sự cần thiết của CCĐT trong vụ án, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều theo các khuynh hướng các nhau về mức độ quan trọng của các CCĐT, về việc thu thập, bảo quản, lưu trữ, sử dụng, áp dụng pháp luật…Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác truyền thơng, có chương trình đào tạo riêng cho từng loại đối tượng, từ đó họ có cách nhìn đúng, nhận thức và cách làm đúng cho từng nhóm người trong việc nhận thức và thực hiện chế định CCĐT [50, tr.45].

Kết luận Chương 3

Trong Chương 3 của luận văn, tác giả đã trình bày thực trạng tình hình tội phạm liên quan đến CCĐT tại địa bàn TP.HCM trong giai đoạn từ 2015-2019; từ đó phân tích các khó khăn, vướng mắc trong q trình áp dụng pháp luật về CCĐT; đề xuất các quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện chế định CCĐT, đảm bảo việc áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn đấu tranh phịng, chống tội phạm sử dụng cơng nghệ, phương tiện điện tử thực hiện các hành vi phạm tội trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.

Nhìn chung, thực tiễn cho thấy các CQTHTT, NTHTT tại TP.HCM trong thời gian qua đã tuân thủ nghiêm, áp dụng triệt để các quy định của BLTTHS 2015 và các văn bản hướng dẫn về thu thập, kiểm tra, giám định, đánh giá và sử dụng CCĐT, góp phần nhanh chóng phát hiện và xử lý tội phạm nghiêm khắc, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Bên cạnh đó, thực tiễn cũng đã chứng minh rằng các quy định về CCĐT còn rất chung chung, rất thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của công cuộc đấu tranh chống tội phạm liên quan đến công nghệ - phương tiện điện tử trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc hoàn thiện pháp luật về CCĐT để phù hợp với hoạt động đấu tranh, phịng chống tội phạm trong tình hình mới.

Vì vậy, trên cơ sở những nội dung đã trình bày, tác giả kiến nghị một số giải pháp cho rằng là thiết yếu, cần thiết để khắc phục các thiếu sót, chồng chéo trong các quy định pháp luật về CCĐT, giúp cho hoạt động của các CQTHTT, NTHTT tại TP.HCM nói riêng và trên cả nước nói chung đảm bảo được sự phối hợp đồng bộ, nâng cao hiệu quả trong công tác thu giữ, giám định, bảo quản, sử dụng… CCĐT trong các vụ án hình sự.

KẾT LUẬN

Chế định pháp luật về CCĐT có ý nghĩa lớn khơng chỉ về mặt pháp lý để chứng minh hành vi phạm tội trong các vụ án địi hỏi phải sử dụng CCĐT, mà nó cịn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong quá trình vận dụng để thu thập, đánh giá, phân tích, chuyển hóa CCĐT sang chứng cứ truyền thống để phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử đối với các vụ án mà các đối tượng phạm tội đã sử dụng các công cụ, phương tiện công nghệ - điện tử để thực hiện hành vi phạm tội.

Công nghiệp sản xuất các loại thiết bị điện tử có bộ nhớ kỹ thuật số và chip điều khiển đang ngày càng phát triển. Hầu hết các thiết bị sử dụng cho cá nhân, gia đình, phương tiện giao thơng, thiết bị sản xuất đều đã được số hóa, tích hợp các loại chip và phần mềm nhúng như tivi, điện thoại, tủ lạnh, máy in, máy fax, ô tô, máy

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ điện tử TRONG tố TỤNG HÌNH sự từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)