Một số kỹ thuật luyện giọng trong thuyết trình:
v Lấy hơi, nén hơi
Bình thường, khi chúng ta lấy hơi sẽ căng lồng ngực và hóp bụng vào. Tuy nhiên, để có hơi dài và ổn định thì kỹ thuật lấy hơi bụng là hiệu quả nhất.
Khi tập, bạn nên ngồi trên ghế cứng, dựng thẳng lưng. Dùng cả mũi và miệng, lấy hơi sâu trong khoảng 6 giây, sau đó ngừng 3 giây và thở ra đều đều. Cố gắng điều chỉnh hơi khi thở ra sao cho ổn định. Tốt nhất, bạn nên kết hợp phát âm các nguyên âm như “u”, “e”, “o”, “a”, “i” trong lúc đẩy hơi ra.
126
Giọng nói cũng như bản nhạc, có lúc trầm, lúc bổng. Chúng ta khơng thể ngân nga một câu nói bình thường, hay giật cục vơ cảm trước một câu ý nghĩa.
Đối với thanh bằng nên sử dụng giọng trầm, thanh trắc sử dụng giọng cao. Cũng nên để ý đến cách ngắt nghỉ trong câu nói, dừng và nhấn ở nhưng câu trong ngoặc kép, số liệu, tên riêng, thông tin quan trọng …
Để có giọng nói nhịp nhàng và truyền cảm, nên chọn một đoạn văn ngắn ý nghĩa, nhiều câu biểu cảm mang những sắc thái khác nhau, khi luyện đọc nên kết hợp nghe nhạc nhẹ không lời. Âm nhạc sẽ giúp chúng ta cảm nhận câu văn sâu sắc và biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn.
v Khẩu âm (ngữ điệu, ngắt quãng, nhấn nhá, tốc độ - nhanh chậm, cảm xúc, âm vực – cao thấp)
Âm vực phải chuẩn, tròn vành rõ chữ, không méo tiếng hay nuốt chữ, không nhầm lẫn giữa các âm.
Theo nguyên lý phát âm, luồng hơi từ trong phổi đi ra chạm vào dây thanh quản phát ra các nguyên âm. Các nguyên âm này kết hợp với các phụ âm do hình dạng của lưỡi, mơi, răng…tạo ra thành âm nói. Âm này cộng hưởng trong khoang miệng rồi bắn ra ngoài. Như vậy, muốn phát âm to, rõ ràng thì âm phải nổ trong khoang miệng, trong vòm cộng minh. Cũng giống như khi chúng ta hét trong hang động, ta thấy tiếng vọng âm, vang, rền. Muốn nói to, rõ, âm mạnh mẽ, tiếng phải được phát ra từ giữa khoang miệng.
Có hai loại nhấn mạnh. Loại thứ nhất là trường độ nghĩa là kéo dài âm lượng ra. Loại thứ hai là cường độ nghĩa là tập trung năng lượng vào một từ ngữ nào đó một cách mạnh mẽ dứt khốt. Ví dụ: Câu “Ai bảo anh mua cam cho tơi?” được hiểu theo nhiều cách. Và cách hiểu đó hồn tồn phụ thuộc vào điển nhấn vào vị trí nào trên câu đó.
127
Trong một bản nhạc có những khi phải dừng lại một nhịp, có những khi phải dồn dập, lại có lúc nhịp nhàng khoan thai. Quan trọng nhất là khi nói ta phải nhấn mạnh vào những từ chốt nhất trong một câu, hoặc những câu chốt nhất trong một đoạn. Điều đó sẽ giúp người nghe dễ dàng hình dung và bắt ý hơn.
Khi nói q nhanh, vơ hình chung chúng ta tạo nên một áp lực cho người nghe. Với lượng thông tin ào ạt khiến họ không kịp để tư duy thấu đáo. Hơn thế, nếu nói quá nhanh cũng dễ bị vấp, nhịu hoặc nói sai thơng tin và cũng khơng kịp xử lý. Ngược lại, khi tốc độ nói quá chậm sẽ làm bài nói trở nên rời rạc, khiến người nghe mệt mỏi và uể oải. Do vậy, tốc độ chuẩn để tập luyện là khoảng 120-150 từ/phút. Nên dùng đồng hồ bấm giờ để luyện tập đọc một đoạn văn ngắn và canh thời gian cho hợp lý.
Có rất nhiều cách để cải thiện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đơng của bạn. Nhưng điều quan trọng là bạn cần có tinh thần cầu tiến, khắc phục các nhược điểm của mình. Đó mới là yếu tố quan trọng để trở thành một diễn giả chuyên nghiệp. Thuyết trình trước đám đơng khơng phải là điều gì q khó khăn. Hãy bình tĩnh, hít thở thật sâu, nhớ lại q trình luyện tập thuyết trình của mình, chúng tơi tin bài thuyết trình của bạn sẽ thành cơng.
128
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Thính giả có thể bị tác động bởi những hiện tượng tâm lý đám đông nào khi tham dự buổi thuyết trình? Người trình bày cần xử lý như thế nào trước những hiện tượng tâm lý đó?
2. Những tín hiệu giao tiếp khơng lời nào mà người trình bày có thể sử dụng để truyền cảm hứng trong thuyết trình?
3. Trình bày những cách thức sử dụng cụ thể các tín hiệu giao tiếp khơng lời để truyền cảm hứng trong thuyết trình.
4. Người thuyết trình cần làm chủ giọng nói như thế nào để truyền cảm hứng đến thính giả?