Một số các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay hộ nghèo

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện như thanh, tỉnh thanh hóa (Trang 30 - 48)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.2.3 Một số các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay hộ nghèo

Tổng sốlượt hộđược vay vốn

Bảng 2.1: Bảng thống kê doanh số cho vay hộ nghèo(Nguồn: Phòng giao dịch

NHCSXH huyện Như Thanh)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % 1. Tổng doanh số

cho vay Triệu 79.842 92.273 101.243 12.431 15,6 8.970 9,7 2. Doanh số cho

vay hộ nghèo Triệu 37.152 40.471 49.115 3.319 8,9 8.644 21,3 2. Số lượt hộ

nghèo vay vốn Triệu 7.920 9.245 10.658 1325 16,7 1413 15,3

3. Dư nợ bình quân 1 hộ Triệu 11,36 14,27 16,43 2,91 25,6 2,16 15,1 4. Tổng số hộ nghèo, đói Hộ 10.562 10.156 12.718 -406 - 2562 - 5. Số hộ thoát nghèo Hộ 297 406 105 - - - -

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy từ năm 2009 đến 2010 là giai đoạn thực hiện chương trình dựán xoá đói giảm nghèo của huyện Như Thanh là rất tốt hiệu quả cho vay vốn đối với hộ nghèo, kết quả cho thấy là có tới 406 hộ thoát nghèo. Năm 2010 đến năm 2011 qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn cho vay hộ nghèo tăng lên rất lớn nhưng số hộ thoát nghèo không tương xứng và số hộ nghèo lại tăng lên. Nhưng thực chất lại không phải như vậy, lý do khiến cho số hộ thoát nghèo không cao và số hộ nghèo lại tăng lên một cách nhanh

chóng như vậy là bởi vì theo tiêu chí mới để đánh giá lại hộ nghèo tăng lên

một cách đáng kể so với chỉ tiêu củ. Số hộđói nghèo cả tỉnh theo số liệu điều tra chuyển sang năm 2009 là: 10.562 hộ/ 98.943 hộ toàn tỉnh và năm 2011 là:

doanh số cho vay hộ nghèo của phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh đến với các hộ nghèo qua các năm không ngừng tăng lên, điều đó thể hiện sự

quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền Huyện trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Có được kết quảnhư trên là do phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh đã phối kết hợp cùng các ban ngành trong tỉnh tham gia đồng bộ, từ

khâu chuẩn bị tài liệu tập huấn nghiệp vụ đến khâu giải ngân, hướng dẫn các tổ trưởng về quản lý, sử dụng vốn, nâng cao trách nhiệm của từng ngành, từ đó đảm bảo từng món vay có hiệu quả.

2.2.3.2 Khảnăng đôn đốc thu lãi, thu nợ gốc

Tỷ lệ thu lãi trong năm

Bảng 2.2: Tỷ lệ thu lãi qua các năm 2009-2011(Nguồn:Phòng giao dịch

NHCSXH huyện Như Thanh)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % 1. Lãi đã thu

trong năm Triệu 9.602 13.218 15.477 3.616 37,6 2259 17,1

2. Tổng lãi phải thu trong

năm

Triệu 10.012 13.976 16.007 3.964 39,6 2.031 14,5

3. Tỷ lệ thu lãi % 95,9 94,57 96,68 - - - -

Số lãi phải thu tăng lên qua hằng năm, điều đó cho thấy quy mô nguồn vốn cho vay ngày càng được mở rộng, tạo điều kiện giúp cho các hộ nghèo tiếp cận được với nguồn vốn vay lớn hơn. Từ đó có thể lựa chọn các phương

án tốt nhất và hiệu quả nhất để phát triển kinh tế. Từ đó giúp gia tăng nguồn thu của các hộ vay vốn và các hộ vay vốn sẻ có thu nhập để trả lãi và trả tiền gốc vốn vay cho ngân hàng, điều đó giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng cũng như công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả ngày càng cao.

Qua bảng trên ta nhận thấy tỷ lệ lãi đã thu trong năm so với tổng lãi phải thu trong các năm không quá trênh lệch nhau giao động từ 94% - 96%.

Điều đó cho thấy khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế

Tỷ lệ thu nợđến hạn

Bảng 2.3: Tỷ lệ thu nợ đến hạn các năm 2009-2011(Nguồn: Phòng giao dịch

NHCSXH huyện Như Thanh)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % 1. Doanh số thu nợ đến hạn Triệu 35.240 33.852 61.102 -1.388 - 27.250 - 2. Tổng dư nợ đến hạn Triệu 36.439 35.677 40.335 -762 - 4.658 - 3. Tỷ lệ thu nợ đến hạn % 96,71 94.88 96,94 - - - - Tổng dư nợ đến hạn ở các năm là không đồng đều và cũng không tăng lên hàng năm mà có thể thấp hơn năm trước, như năm 2010 dư nợ đến hạn thấp hơn năm 2009 là: 762 triệu. Điều này do cơ cấu nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo là nguồn vốn trung và dài hạn, dựa trên nhu cầu vay của hộ

nghèo mà quyết định thời hạn cho vay nên. Cho nên vấn đề dư nợ đến hạn

qua các năm khác nhau.

Nhưng qua bảng trên ta nhận thấy doanh số thu nợđến hạn trong năm so

với tổng dư nợđến hạn trong năm không quá trênh lệch nhau, tỷ lệ thu nợ này giao động từ 94% - 97%. Điều đó cho thấy khả năng đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng là rất tốt.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn các năm 2009-2011(Nguồn: Phòng giao dịch

NHCSXH huyện Như Thanh )

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % 1. Nợ quá hạn Triệu 1.199 1.825 1.233 626 - -592 - 2. Tổng dư nợ Triệu 129.633 178.452 205.345 48.819 37,6 26.893 15,1 3. Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,92 1.02 0,6 - - - -

Trong 3 năm từ năm 2009-2011 ta thấy rằng năm 2010 là năm có tình trạng nợ quá hạn cao nhất nhưng nó cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng

dư nợ là 1,02 %. Có thể nói tình khả năng đôn đốc thu lãi trong năm 2010 kém hơn so với năm 2009 và năm 2011 nhưng nhìn chung qua thống kê nợ

quá hạn tại Phòng giao dịch NHCSXH Huyện qua 3 năm từnăm 2009 – 2011 là không quá 1,02%. Điều đó cho thấy khả năng đôn đốc thu hồi nợ của cán bộ tín dụng là rất tốt, cũng như khả năng quản lý và sử dụng vốn của các hộ

nghèo có hiệu quả cao, nên có tiền trả nợ đúng hạn, tình trạng chây ì, không có thu nhập để trả nợ giảm. Điều đó cho ta thấy sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền tại địa phương đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt để cán bộ

Ngân hàng có thể cung ứng vốn cho người dân và ngược lại người dân có cơ

hội để tiếp cận với các nguồn vốn, từđó phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn. Giúp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ngày càng trở nên nhanh chóng hơn.

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh NHCSXH huyện Như Thanh

2.3.1 Những thành công

Với những chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ giao, được tổ

chức thực hiện trên địa bàn đã từng bước đi vào cuộc sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đã phát huy hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế , xã hội mà còn góp phần đảm bảo an ninh chính trịtrên địa bàn.

2.3.1.1 Hiệu quả về kinh tế

Theo số liệu thống kê của Phòng giao dịch NHCSXH Huyện,sau hơn 8 năm hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH Huyện đã góp phần giúp cho hơn

2.400 hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói theo chuẩn mực của Bộ Lao động

Thương binh xã hội và hàng ngàn hộ khác đang vươn lên thoát khỏi nghèo

đói trong vài chu kỳ sản xuất tới.

Với mô hình tổ chức hiện tại NHCSXH huyện Như Thanh thực hiện cho vay thông qua 04 tổ chức nhận uỷ thác. Bên nhận uỷ thác là người thu lãi trực tiếp đến người vay và thực hiện nhiều công đoạn trong quy trình cho vay

do đó tiết giảm được chi phí quản lý của Ngân hàng, tiết kiệm chi phí xã hội do tận dụng con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của bên nhận uỷ

thác nên vốn tạo lập được dành để cho vay hộ nghèo trên phạm vi toàn quốc.

Phân định rõ ràng nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý hạch toán theo hệ thống riêng của NHCSXH. Vốn của Phòng giao dịch NHCSXH Huyện đã trực tiếp đến với hộ nghèo cần vốn. Hầu hết vốn vay đã được sử dụng đúng mục đích sản xuất

kinh doanh, đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế. Một số địa phương đã lồng

ghép chương trình kinh tế xã hội khác như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến

ngư, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao dân trí, xoá mù chữ nên vốn vay đã phát huy hiệu quả thiết thực.

Hình thức cho vay hộ nghèo thông qua ủy thác cho 4 tổ chức hội, NHCSXH huyện Như Thanh đã tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa nhân

dân với các cấp chính quyền, đoàn thể, hạn chế và dần xóa bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội.

Thêm vào đó đã giúp cho các hộ nghèo có nguồn vốn để phát triển kinh tế nâng cao đời sống, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Kết quả cụ thểnhư sau:

Đối với người nghèo

Góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn, đạt

2.000.000 đồng/1 nhân khẩu/năm, tăng 17,2% so với năm 2010.

Thông qua nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm, trong năm 2011 đã cho vay 280 dự án với số tiền 205.345 triệu đồng. Chương trình cho vay học sinh

sinh viên đã tạo điều kiện cho hơn 2.894 hộ có học sinh sinh viên được vay vốn để học tập. Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường đã phát huy hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, với hơn 1500 công trình vệ sinh được xây dựng trong năm, 2.273 hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn cũng đều được tiếp cận nguồn vốn

ưu đãi của ngân hàng.

Hoạt động cho vay của Phòng giao dịch NHCSXH đã thực hiện xã hội hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới, gắn bó với chính quyền. Các đoàn thể

tập hợp được hộ viên ngày càng nhiều, lồng ghép được các chương trình khuyến nông, khuyến lâm và hướng dẫn tạo điều kiện cho hộ nghèo biết sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi…theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, đã tạo cho hộ nghèo có cơ hội phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, điển hình như cô Lê Thị

Mỳ, chị Quách thịDơn ở thôn Thanh Sơn xã Phú Nhuận. Trước đây gia đình các chị là những hộ nghèo đặc biệt thiếu vốn làm ăn, bế tắc trong thu nhập, song từ khi được vay vốn ưu đãi của Phòng giao dịch NHCSXH kết hợp với tiếp thu các kiến thức khoa học và kinh nghiệm làm ăn của các chị em khác về chăn nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo đã đem lại lợi nhuận cho gia đình từ 8

đến 10 triệu đồng/năm. Đến nay, các chị đã vươn lên thoát nghèo, tu sửa nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện sinh hoạt trong gia đình, trang trải cho

con ăn học đến nơi đến chốn.

Những kết quả to lớn ấy đạt được là nhờ vào những giải pháp điều hành của ban giám đốc Sở giao dịch NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, ban đại diện hội

đồng quản trị NHCSXH Huyện, ban giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH Huyện và nhất là đã thực hiện xã hội hoá hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH Huyện thông qua phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức hội đoàn thể. Xây dựng hệ thống điểm giao dịch đến tận khắp các xã, thị trấn, đưa hoạt động của NHCSXH đến "gần nhà" người nghèo và các đối

tượng chính sách. Đây là mô hình đặc thù riêng chỉ có ở NHCSXH, đã tạo

nên động lực, điều kiện tiên quyết đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủđi vào cuộc sống của nhân dân.

Đối với Phòng giao dịch NHCSXH Huyện

Từ những kết quả của hoạt động cho vay đã làm cho hoạt động tài chính của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh luôn đảm bảo thu lớn

hơn chi, mức chênh lệch thu chi không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, góp phần nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên, tăng

nguồn thu ngân sách nhà nước.

Từ hiệu quả đạt được trong hoạt động tài chính, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh cũng đã đóng góp to lớn vào việc cải thiện đời sống của những người nghèo và gia đình chính sách tại địa phương. Cụ thể

Phòng giao dịch NHCSXH Huyện đã tiến hành góp tiền xây nhà tình nghĩa

cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Sở dĩ đạt được kết quả như trên là vì ban lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH Huyện luôn chú trọng việc xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ bền vững trong toàn đơn vị, tạo nên sự đồng thuận cao trong điều hành. Ngoài ra NHCSXH Huyện cũng có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ

chuyên môn, trẻvà tràn đầy nhiệt huyết, có thái độ và tinh thần làm việc tích cực, hiệu quả.

2.3.1.2 Hiệu quả về mặt xã hội

Việc ra đời NHCSXH huyện Như Thanh là một chủ trương sáng suốt của Đảng, phù hợp với lòng dân. Do đó đã nhận được sựủng hộ nhiệt tình của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp. Kết quả hơn 8 năm hoạt động đã tạo

được lòng tin và ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, đặc biệt là nông dân nghèo rất phấn khởi và ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước

Nguồn vốn tín dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 10,67% năm 2009 xuống còn 10,19% năm 2010, giảm 0,48% so với năm trước. Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo tăng lên do chỉ tiêu đánh giá mới( theo Bảng

2.1). Nhưng vốn tín dụng đã đến hộnghèo đạt 108% (trong đó bao gồm số hộ đã thoát nghèo năm 2010 nhưng vẫn còn dư nợ tại ngân hàng), hộ chính sách

đạt 48,9% đã tạo điều kiện cho cuộc sống của người dân nghèo và các đối

tượng chính sách ngày càng được cải thiện, góp phần ổn định tình hình an ninh - xã hội trên địa bàn.

Thực hiện kênh tín dụng cho vay hộ nghèo đã thể hiện tính nhân văn, nhân ái, lương tâm và trách nhiệm của cộng đồng đối với hộ nghèo, góp phần củng cố khối liên minh công nông và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ

NHCSXH Huyện đã thực hiện tốt dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, một chính sách lớn của

Đảng và nhà nước ta hiện nay, nâng cao uy tín và vị thế của NHCSXH.

Với phương châm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, việc cho vay thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân chủ, tổ chức giao dịch tại các điểm giao dịch xã…Hoạt động của NHCSXH trong những năm qua đã được sự đồng tình, hưởng ứng rất cao của nhân dân. Qua đó đã xuất hiện những cá nhân, hội đoàn thể xã, tổ TK&VV thực hiện tốt công tác ủy thác như: Hội phụ

nữ xã Mậu Lâm, Xuân Phúc; Hội nông dân xã Mậu Lâm, Phúc Đường, Xuân Du; Hội cựu chiến binh xã Phú Nhuận, Hải Vân… Đồng thời cũng góp phần nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát thông qua sự điều hành của ban đại diện hội đồng quản trị các cấp, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần tự

nguyện, tự giác của các tổ TK&VV thông qua việc bình xét công khai, dân chủ. Điều này bộc lộ rõ tính nhân dân sâu sắc tronghoạt động tín dụng của NHCSXH

2.3.1.3 Hiệu quả về góp phần an ninh- xã hội

Do đặc thù của NHCSXH là sử dụng nguồn lực tài chính của nhà nước

huy động để cho vay thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, do đó hoạt động của NHCSXH luôn có sự tham gia lãnh đạo của chính quyền các cấp và sự

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện như thanh, tỉnh thanh hóa (Trang 30 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)