Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
Phân tích một bàI tốn thực tiễn thành bàI tốn hệ chuyên gia
Nắm được cấu truc chung, các thành phần của hệ chuyên gia
Thu thập tri thức từ chuyên gia
Biểu diễn các tri thức dưới dạng các sự kiện và các luật
Lựa chọn cơ chế suy diễn thich hợp
Nội dung:
8.1 Cấu trúc chung hệ chuyên gia 8.2 Hệ cơ sở tri thức
8.3 Hệ mơ tơ suy diễn 8.4 Hệ giảI thích 8.5 Hệ giao diện
8.1 Cấu trúc chung hệ chuyên gia
Module quan trọng nhất tạo nên một hệ chuyên gia dựa trên luật. Người dùng tương tác với hệ chuyên gia thông qua một giao diện người dùng (User interface), giao diện này đơn giản hoá việc giao tiếp và che dấu phần lớn sự phức tạp của hệ thống (Ví dụ như cấu trúc bên trong của cơ sở các luật). Các hệ chuyên gia sử dụng một số lượng phong phú các kiểu giao diện, bao gồm hỏi và trả lời, điều khiển bởi trình đơn, ngơn ngữ tự nhiên, hay đồ hoạ… việt quyết định sử dụng giao diện như thế nào là sự thoả hiệp giữa nhu cầu của người dùng với đòi hỏi của cơ sở tri thức và hệ suy diễn
Trái tim của hệ chuyên gia là cơ sở tri thức tổng quát (general knowledge base), chứa tri thức giải quyết vấn đề của một ứng dụng cụ thể. Trong hệ chuyên gia dựa trên luậttri thức này được biểu diễn dưới dạng các luật if…then… Cơ sở tri thức bao gồm tri thức tổng quát (general knowledge) cũng như thông tin của một tình huống cụ thể (case – spectific)
8.2 Hệ cơ sở tri thức
Trong hệ chuyên gia, các tri thức chuyên gia được bảo quản trong cơ sở tri thức. Cơ sở tri thức là thành phần chính bên cạnh thành phần giải vấn đề trong hệ thống dựa trên tri thức. Trong khn khổ của hệ chun gia thì cơ sơ tri thức được định nghĩa là một phần trong hệ chuyên gia chứa các tri thức về lĩnh vực.
8.3 Hệ mô tơ suy diễn
Hệ chuyên gia mơ hình hố q trình suy diễn của con người trong khối mơtơ suy luận. Mơtơ suy luận là qua trình trong hệ chun gia cho phép khớp các sự kiện trong bộ nhớ làm việc với các tri thưc về lĩnh vực trong cơ sở tri thức, để rút ra kết luận về vấn đề.
Môtơ suy luận làm việc trên các sự kiện trong bộ nhớ làm việc và tri thức về lĩnh vực trong cơ sở tri thức để rút ra thơng tin mới. Vậy nó cần tìm các luật để khớp phần giả thiết của luật với thơng tin có trong bộ nhớ. Khi phát hiện thấy khớp, kết luận của luật này là thơng tin mới. Ví dụ: Trong cơ sở tri thức có luật “IF trời mưa THEN đường trơn”. Việc suy luận sẽ được tiến hành như sau:
(1) Hệ thống hỏi: Trời hôm nay thế nào? (2) Người dùng trả lời: “Mưa”
(3) “Hôm nay, trời mưa” được bổ sung vào bộ nhớ làm việc (4) Hệ chuyên gia suy luận: “Đường trơn”
(5) “Đường trơn” được bổ sung vào bộ nhớ làm việc
8.4 Hệ giảI thích
Trong mơ hình giải vấn đề của hệ chun gia, người ta có thể bổ sung một khối gọi là phương tiện giải thích. Phương tiện này được dùng để giải thích cho người dùng “tại sao” nó u cầu một câu hỏi và “cách” đi đến kết luận.
Phương tiện giải thích tạo thuận lợi cho cả người phát triển hệ thống và người sử dụng. Người phát triển hệ thống có thể dung nó đề phát hiện ra chỗ sai trong tri thức của hệ thống. Người dùng sẽ dễ dàng hiểu được lập luận của hệ thống.
Giải thích về cách suy luận
Việc giải thích cách suy luận của hệ chuyên gia sẽ khiến người dùng tin tưởng thêm vào khuyến cáo của hệ thống, và cũng là cách để nâng cao độ tin cậy của kết luận.
Ví dụ, để giải thích về kết luận “Đường trơn” như trong ví dụ trên. Hệ chuyên gia trả lời theo cách đi lùi theo luật. Vì “trời mưa”, nên hệ chuyên gia đưa ra kết luận “Đường trơn”, dựa theo luật
Giải thích tại sao
Để trả lời câu hỏi tại sao, hệ chuyên gia mô tả cách đưa ra kết luận. Đa số hệ chuyên gia liệt kê danh sách các luật đã dùng trong việc rút ra kết luận.
8.5 Hệ giao diện
Tương tác giữa hệ chuyên gia và người dùng thường được thiết kế theo kiểu như ngôn ngữ tự nhiên. Yêu cầu đặt ra đối với người thiết kế là đảm bảo tương tac này như tương tác giữa những con người. Yêu cầu cơ bản về thiết kế là trả lời được các câu hỏi. Để đạt được độ tin cậy cao về ý kiến các chuyên gia, cũng như đạt được tin tưởng cao từ phía người dùng, việc thiết kế câu hỏi cũng cần được lưu ý. Các loại giao diện như: hướng đồ hoạ, thực đơn, biểu tượng .. là các loại thường được dùng.
Sau đây là cấu trúc cơ bản của hệ chuyên gia
Bảng cấu trúc cơ bản của hệ chuyên gia Câu hỏi và Bài tập
Câu 1:Hãy nêu cấu trúc chung hệ chuyên gia